Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học - lớp 9

Câu I (4,5 điểm):

 1. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Chia A thành 4 phần:

- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư.

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư.

- Phần 3: Cho tác dụng với bột nhôm dư.

- Phần 4: Cho tác dụng với bột sắt dư, sau phản ứng thấy còn một chất rắn không tan và dung dịch B, lọc bỏ chất rắn không tan. Cho kali vào dung dịch B được kết tủa D, lọc lấy D nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi.

 Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 Viết tất cả các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

 2. Có 5 chất rắn riêng biệt sau: NaCl, Na2SO4, BaSO4, Na2CO3, BaCO3. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được các chất rắn nào? Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

 3. Bằng phương pháp hóa học, tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp: NaCl, MgCl2, Cu, Ag.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG GIáO DụC & ĐàO TạO
HUYệN KHOáI CHÂU
Đề CHíNH THứC
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
năm học 2010- 2011
Môn: Hóa Học - Lớp 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (4,5 điểm):
 1. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Chia A thành 4 phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư..
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư.
- Phần 3: Cho tác dụng với bột nhôm dư.
- Phần 4: Cho tác dụng với bột sắt dư, sau phản ứng thấy còn một chất rắn không tan và dung dịch B, lọc bỏ chất rắn không tan. Cho kali vào dung dịch B được kết tủa D, lọc lấy D nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi.
 	Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
 Viết tất cả các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
 2. Có 5 chất rắn riêng biệt sau: NaCl, Na2SO4, BaSO4, Na2CO3, BaCO3. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được các chất rắn nào? Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
 3. Bằng phương pháp hóa học, tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp: NaCl, MgCl2, Cu, Ag.
Câu II (3 điểm):
 1. Hòa tan a gam chất X vào b gam nước. Hãy thiết lập công thức tính C% của dung dịch thu được theo a và b và nêu rõ điều kiện áp dụng công thức vừa tìm được.
 2. Để hòa tan hoàn toàn 6,05 gam hỗn hợp M gồm 2 kim loại R và N (tỉ lệ mol tương ứng là 1:1) cần 100 gam dung dịch HCl 7,3%. Sau phản ứng thu được khí E và dung dịch F gồm RCl2 và NCl2.
 a. Cho biết R và N là những kim loại nào trong số các kim loại sau: Ca, Fe, Cr, Ba, Mg, Zn.
 b. Tính C% các chất tan có trong dung dịch F. 
Câu III (2,5 điểm):
 Một hỗn hợp G gồm Al, Al2O3, MgO tan hết trong 2 lit dung dịch H2SO4 0,5M được dung dịch H và 6,72 lit H2( đktc). Để trung hòa dung dịch thu được bắt đầu cho kết tủa với NaOH thì thể tích tối thiểu dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch H là 0,4 lit và để cho kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng là 4,8 lit. 
 Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp G. 
 ( Cho: Mg= 24; O= 16; Cr = 52; H= 1; Ca = 40; Zn = 65; Ba= 137; Cl= 35,5; Fe= 56; Al= 27; S= 32)
-------------Hết------------
Họ và tên thi sinh...Số báo danh..
Chữ kí của giám thị số 1:.
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu.
 	 - Thí sinh không được sử dụng bảng tính tan, bảng HTTH các nguyên tố hoá học.
	 - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.	

File đính kèm:

  • docDe thi HSG hoa huyen Khoai Chau 2010.doc
Giáo án liên quan