Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện năm học: 2009 - 2010 môn: Thể dục

Câu 1: (3 điểm)

 Đồng chí hãy nêu các giai đoạn của kỷ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”? Một số sai lầm thường mắc và cách sửa chửa trong các giai đoạn của kỷ thuật nhảy xa “ Kiểu ngồi ”?

 

Câu 2: (3 điểm)

 Đồng chí hãy nêu những yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục ở THCS ?

 

Câu 3: (2 điểm)

 Đồng chí hãy nêu trình tự nội dung dạy học chạy cự ly ngắn ( Chạy 60m ) cho học sinh lớp 8 và lớp 9 ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện năm học: 2009 - 2010 môn: Thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & ĐT quảng trạch Đề THI CHọN GIáO VIÊN GiỏI CấP HUYện 	 năm học: 2009 - 2010
 Môn: THể dục
 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
 Đồng chí hãy nêu các giai đoạn của kỷ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”? Một số sai lầm thường mắc và cách sửa chửa trong các giai đoạn của kỷ thuật nhảy xa “ Kiểu ngồi ”?
Câu 2: (3 điểm) 
 Đồng chí hãy nêu những yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục ở THCS ?
Câu 3: (2 điểm)
 Đồng chí hãy nêu trình tự nội dung dạy học chạy cự ly ngắn ( Chạy 60m ) cho học sinh lớp 8 và lớp 9 ?
 Câu 4: (2 điểm)
 Trong tiết dạy bài thể dục phỏt triển chung, thầy giỏo mụn Thể dục phỏt hiện ra một học sinh trong lớp hay ngỏp vặt và cú vẻ rất mệt mỏi, khụng tập luyện một cỏch nghiờm tỳc. Thầy giỏo nghi ngờ là em đú cú thể mắc nghiện ma tỳy. Nếu là thầy giỏo trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?
 Quảng………., ngày 08 tháng 01 năm 2010 
 Giáo viên ra đề:
Phòng gd & ĐT quảng trạch 
 đáp án và biểu điểm chấm Đề THI CHọN GIáO VIÊN GiỏI CấP HUYệN
 Môn : THể dục
 Năm học: 2009 - 2010
 Câu 1: (3 điểm)
* kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm 4 giai đoạn:(0,25 điểm)
 - Giai đoạn chạy đà.
- Giai đoạn giậm nhảy.
- Giai đoạn trên không.
 - Giai đoạn tiếp đất.
* Một số sai lầm thường mắc và cách sữa:
a/ Giai đoạn chạy đà:
- Sai: (0,25 điểm)
 + Chạy đà không đúng( chạy đà đặt chân không đúng ván). Rối loạn các bước chạy đà nhất là những bước cuối trước khi đặt chân vào ván, tốc độ chạy đà giảm dần.
- Cách sửa: (0,5 điểm)
 + Đo đà và điều chỉnh đà, tập tư thế đứng chuẩn bị trước khi chạy đà. (0,25 đ)
 + Tập chạy đà tăng dần tốc độ theo nhịp vỗ tay, Chạy tốc độ cao 15 - 30m ngoài đường chạy đà, tập các động tác bổ trơ chạy và kỷ thuật xuất phát cao chạy tăng tốc. (0,25 đ)
b/ Giai đoạn giậm nhảy: 
- Sai: (0,25 điểm)
 + Giậm nhảy không tích cực, Giậm nhảy với góc độ nhỏ hoặc quá lớn.
- Cách sửa: (0,5 điểm)
 + Đo và chỉnh lại đà, xác định lại chân giâm nhảy, tập cách đặt chân giâm nhảy vào ván. (0,25 đ)
 + Đi, chạy nhẹ nhàng một, ba, năm, bảy bước đặt chân vào ván - giâm nhảy. Tập thể lực phát triển sức mạnh chân. (0,25 đ)
c/ Giai đoạn trên không: 
- Sai: (0,25 điểm)
 + Thu chân giậm quá sớm làm thiếu tư thế bước bộ.
 + Ngược lại đưa chân giậm ra trước chậm hoặc không tích cực nên không tạo ra tư thế ngồi, gập thân lệch dẫn đến mất thăng bằng.
- Cách sửa: (0,5 điểm)
 + Tập mô phỏng động tác bước bộ. Đà một , ba, năm, bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không qua xà thấp, tập mô phỏng giai đoạn trên không. (0,25 đ)
 + Tập thể lực phát triển sức mạnh chân. (0,25 đ)
d/ Giai đoạn tiếp đất: 
- Sai: (0,25 điểm)
 + Tiếp đất một cách thụ động do các động tác trước đó không chuẩn, góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn.
- Cách sửa: (0,25 điểm)
 + Tập mô phỏng động tác tiếp đất, đà một bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất, nhảy từ trên cao xuống để tập cách chùng gối khi tiếp đất.
Câu 2: (3 điểm) 
 * Nâng cao chất lượng bài soạn: 
 - Phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy. Mục đích yêu cầu phải thể hiện rõ hai nhiệm vụ cơ bản là: Rèn luyện kỹ năng và rèn luyện thể lực. Trong rèn luyện thể lực phải nói rõ rèn luyện cái gì? không có yêu cầu rèn luyện thể lực chung chung. (0,25 điểm) 
 - Phải xác định, sắp xếp các nội dung của bài dạy một cách hợp lý, nội dung trước là tiền đề bổ trợ cho nội dung sau. (0,25 điểm)
 - Trong giảng dạy phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của bài. Không có phương pháp cho toàn bài dạy. Nội dung dạy nào thì phải có phương pháp và hình thức lên lớp phù hợp với nội dung đó. (0,25 điểm)
 - Xác định thời gian cho từng khâu, từng phần, từng nội dung và lượng vận động cho sát với từng đối tượng. (0,25 điểm)
 * Đối với giáo viên: 
 - Trong môn thể dục, đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với phương pháp tổ chức lên lớp. Tổ chức lên lớp một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp cho học sinh được tập luyện nhiều hơn, hứng thú hơn, tránh được những hoạt động vô ích mất thời gian. (0,25 điểm)
 - Trong giảng giải, hướng dẫn, giáo viên cần chọn vị trí thích hợp, tránh di chuyển địa điểm nhiều ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh, giáo viên chủ động phân phối thời gian cho từng nội dung. (0,25 điểm)
 - Phải dự kiến những sai sót về kĩ thuật của học sinh trong qúa trình tập luyện và cách sữa chửa, dự kiến các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình lên lớp. Động viên khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình lên lớp giúp các em phát huy tiềm năng của bản thân. (0,25 điểm)
 - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý hiệu quả linh hoạt phù hợp với đặc trưng của cấp học. (0,25 điểm)
 *Đối với học sinh: (0,5điểm)
 - Tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo động tác, tập luyện để phát triển thể lực toàn diện, tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn đối với môn học, ham mê, yêu thích tập luyện TDTT.
 * Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong việc đổi mới phương pháp dạy học: (0,5điểm)
 - Việc tự đánh giá và đánh giá sẽ giúp cho học sinh mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức, hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất vận động.
Câu 3: (2 điểm)
 * Bước 1: (0,25 điểm)
 -Xây dựng khái niệm: giới thiệu, làm mẫu kết hợp với giảng giải để học sinh có khái niệm về môn học.
 * Bước 2: Dạy học phân đoạn. 
 - Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng: (0,25 điểm)
 + Các động tác bổ trợ chạy, kĩ thuật đánh tay, chạy tăng tốc độ tập kĩ thuật chạy giữa quãng
 + chạy lặp lại các đoạn thẳng 40- 60 m ( 3/4 sức, chạy hết sức), Chạy tốc độ cao các đoạn: 20m, 30m và 40 m.
 - Dạy kĩ thuật xuất phát thấp: (0,25 điểm)
 + Cách bố trí và đóng bàn đạp
 + Xuất phát theo các khẩu lệnh của giáo viên
 - Dạy xuất phát và chạy lao: (0,25 điểm)
 Xuất phát chạy lao 20- 30 m không và có bấm giờ.
 - Dạy kĩ thuật chạy về đích và đánh đích: (0,25 điểm)
 + Giới thiệu kĩ thuật chạy về đích và đánh đích. 
 + Chạy chậm thực hiện kĩ thuật đánh đích ( chạm đích ) 
 * Bước 3: Dạy học hoàn thành kĩ thuật kết hợp với sửa chửa động tác sai. (0,25 điểm)
 - Chạy đủ cự ly, sửa chửa động tác sai và cá biệt.
 * Bước 4: Tổ chức dạy học như thi đấu và kiểm tra: (0,5 điểm)
 - Phổ biến cách tổ chức thi và luật thi đấu.
 - Tập luyện như thi đấu hoặc kiểm tra. 
 Câu 4: (2 điểm)
 Trờn thực tế cú rất nhiều lý do khiến cỏc em cú biểu hiện khụng tập trung trong giờ học. Cú thể là do giờ học trước cỏc em đó quỏ căng thẳng do khối lượng kiến thức nặng hoặc phải chịu một ỏp lực tõm lý nào đú. Cũng cú thể do tiết dạy hụm nay thiếu hấp dẫn, bài thể dục quỏ đơn điệu, khú hiểu mà phương phỏp lại chưa phự hợp để lụi cuốn cỏc em. (0,5điểm) Do đú, nếu giỏo viờn tỏ thỏi độ bực tức rồi phờ bỡnh em đú trước cả lớp là điều thật sai lầm (mặc dự ở vị trớ người thầy giỏo, việc học sinh khụng chỳ ý tập luyện cú thể làm bạn khú chịu). Hành động như vậy, giỏo viờn khụng những khụng cải thiện được tỡnh hỡnh mà trỏi lại cũn khiến cho khụng khớ lớp học căng thẳng, nặng nề, tiết học thể dục vỡ thế khụng thể đạt kết quả cao. (0,5điểm) Việc cần làm lỳc này là giỏo viờn nờn dừng động tỏc vừa làm mẫu lại một chỳt, nhẹ nhàng õn cần hỏi han cỏc em để tỡm hiểu nguyờn nhõn. Giỏo viờn cú thể núi: “Cỏc giờ học trước, thầy thấy lớp mỡnh tập luyện nghiờm tỳc, hiệu quả, thầy rất thớch khụng khớ ấy. Vậy mà hụm nay thầy nhận thấy hỡnh như em cú vẻ khụng tập luyện nghiờm tỳc. Em cú thể cho thầy biết lý do đượckhụng?”(0,5điểm) Sau đú giỏo viờn cố gắng động viờn học sinh tiếp tục tập trung vào tập luyện, và nhanh chúng quay lại tiết dạy của mỡnh. Trong khi làm mẫu động tỏc giỏo viờn cũng nờn để ý thường xuyờn đến trạng thỏi tinh thần của em đú. Nếu thấy em vẫn uể oải và mệt mỏi thỡ cuối giờ bạn nờn gặp lại em và tỡm cỏch trao đổi thẳng thắn. Nhưng trong khi tõm sự với em học sinh đú giỏo viờn cần cú thỏi độ nhẹ nhàng, tế nhị vỡ đõy là một vấn đề rất nghiờm trọng nhưng khụng phải lỳc nào người thầy cũng cú thể nhận được cõu trả lời chớnh xỏc. Sự quan tõm kịp thời của người thầy giỏo đến việc học tập, đời sống tõm hồn của học sinh đụi khi cú thể cứu chỳng khỏi những sai lầm vụ cựng nghiờm trọng. (0,5 điểm)
 Người làm đáp án

File đính kèm:

  • docDe thi gv gioi Huyen mon TD.doc
Giáo án liên quan