Đề thi chọn đội tuyển GVDG cấp tỉnh môn Hóa học chu kì 2012 - 2016 huyện Thanh Chương

Câu 1: (2.0 điểm)

 a. Nêu mục tiêu về kiến thức, kĩ năng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài:

" Công thức hóa học"

 b. Hãy giải thích các kí hiệu ghi bằng các chữ số: 15.11.12 trên bao bì phân bón NPK? Các kí hiệu này cho ta biết điều gì?

Câu 2: (1.0 điểm)

 Dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy:

a/ (0,5đ). So sánh mức độ hoạt động hoá học của Si, P, S, Cl và so sánh tính axít của chúng .

b/ (0,5). So sánh mức độ hoạt động hoá học của Na, Mg, Al và so sánh tính Bazơ của chúng

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển GVDG cấp tỉnh môn Hóa học chu kì 2012 - 2016 huyện Thanh Chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD$ĐT Thanh Chương
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN GVDG CẤP TỈNH MÔN HÓA HỌC 
CHU KÌ 2012 - 2016
Câu 1: (2.0 điểm)
 a. Nêu mục tiêu về kiến thức, kĩ năng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài: 
" Công thức hóa học"
 b. Hãy giải thích các kí hiệu ghi bằng các chữ số: 15.11.12 trên bao bì phân bón NPK? Các kí hiệu này cho ta biết điều gì?
Câu 2: (1.0 điểm)
 Dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy:
a/ (0,5đ). So sánh mức độ hoạt động hoá học của Si, P, S, Cl và so sánh tính axít của chúng .
b/ (0,5). So sánh mức độ hoạt động hoá học của Na, Mg, Al và so sánh tính Bazơ của chúng
Câu 3: (2.0 đ)
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế khí Ôxi bằng cách đốt nóng kalyclorat:
a/ (0,25đ). Viết phương trình phản ứng hoá học xẩy ra?
b/ (0,5đ). Muốn điều chế 4,48lít khí oxi (đktc), cần dùng bao nhiêu gam KClO3 ?
c/ (0,5đ). Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu gam khí oxi ?
d/ (0,75đ). 245 gam KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu mol chất rắn và chất khí ?
Câu 4: (1.0 điểm) Dung dịch A có chứa CuSO4 và FeSO4.
a. Thêm Mg vào dd A thu được dd B có 3 muối tan.
b. Thêm Mg vào dd A thu được dd C có 2 muối tan
c. Thêm Mg vào dd A thu được dd D chỉ có 1 muối tan
Câu: 5 (2.0 điểm)
Có 200 g dung dịch NaOH 5% (dung dịch A)
a/ (0,5đ). Cần phải trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu g dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 8% ?
b/ (0,5đ). Cần hoà tan bao nhiêu g NaOH vào dung dịch A để có dung dịch NaOH 8% ?
c/ (1,0đ). Làm bay hơi dung dịch A, người ta cũng được dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng nước đã bay hơi ?
Câu 6: (2.0 điểm)Đốt cháy một hiđro cacbon no bằng oxi dư rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình đựng axit H2SO4 đặc rồi đến 350 ml dd NaOH 2M thu được dd A. Khi thêm dd BaCl2 dư vào dd A thu được 39,4 gam kết tủa BaCO3 còn bình đựng axit H2SO4 tăng thêm 10,8 gam.
 Xác định CTHH của hiđrocacbon đem đốt
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,0đ
Mục tiêu về kiến thức kĩ năng bài :"Công thức hóa học" theo chuẩn KTKN:
Kiến thức: Biết được
- CTHH biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của 1 nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có)
- CTHH của hợp chất gồm KHHH của 2 hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất
- CTHH cho biết:
+ Nguyên tố nào tạo ra chất
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
+ PTK của chất
Kĩ năng:
- Quan sát CTHH cụ thể rút ra được nhận xét cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.
- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể.
b. (1.0đ) Các kí hiệu 15.11.12 cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần của N.P2O5.K2O trong mẫu phân này. Từ những kí hiệu này ta tính được tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố N, P, K. Cụ thể hàm lượng của nguyên tố N là 15%
 Tỉ lệ của P trong P2O5 là = 0,44
Hàm lượng của P trong phân bón này là: %P = 0,44 . 11% = 4,48% 
 Tương tự % K = 9,96%
0,5đ
0,5đ
1,0đ
2
1,0đ
a. Trong cùng một chu kỳ, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần nên mức độ hoạt động hóa học của các phi kim Si, P, S, Cl được xếp như sau:
 Si < P < S <Cl
Tính axit tăng dần, do tính phi kim tăng: H2SiO4<H3PO4<H2SO4<HClO4
b. (0,5đ). Trong cùng chu kỳ, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần nên mức độ hoạt động của các kim loại Na,Mg,Al được xếp như sau: Na>Mg>Al
Tính bazơ giảm dần, do tính kim loại giảm dần:
NaOH > MgO > Al(OH)3
0,5đ
 3
2,0đ
a/ 2KClO3 => 2KCl + 3O2
b/ Khối lượng KClO3 cần dùng: 
Số mol O2 cần điều chế là: nO2=4,48:22,4 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hoá học, số mol KClO3 cần dùng để điều chế được 0,2 mol O2 là: nKClO3 = 2 x 0,2 : 3 = 0,4/3 (mol)
Khối lượng KClO3 cần dùng là: mKClO3 =0,4/3 x 122,5 =16,3 (g)
c/ Khối lượng khí O2 điều chế được;
Theo phương trình hoá học, số mol O2 nếu dùng 1,5 mol KClO3: 
nO2 = 3 x 1,5 : 2 = 2,25 (mol)
Khối lượng O2 điều chế được: mO2 = 32 x 2,25 = 72 (g)
d/ Số mol chất rắn và chất khí thu được là: 
Theo phương trình hoá học, nếu có 2mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 2 mol chất răn KCl và 3 x 2 : 2 = 3 (mol) chất khí O2
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
4
1,0đ
 Do kim loại Cu hoạt động hóa học yếu hơn Fe nên khi cho kim loại Mg vào dd A có thể lần lượt xảy ra các phản ứng:
 Mg + CuSO4 	MgSO4 + Cu (1)
 Mg + FeSO4 	MgSO4 + Fe (2)
a. Dung dịch B có 3 muối tan là dung dịch tạo ra khi phản ứng (1) chưa kết thúc. B có chứa MgSO4, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng
b. Dung dịch C có 2 muối tan là dung dịch tạo ra khi phản ứng(1) đã hoàn thành. C có chứa MgSO4, FeSO4 
c. Dung dịch C có 1 muối tan là dd tạo ra khi cả phản ứng (1) và (2) đã hoàn thành. D chỉ chứa MgSO4
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
2.0đ
a/ Khối lượng dung dịch NaOH 10% phải dùng:
đặt x(g) là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng. Trong đó chứa khối lượng NaOH là: mNaOH = 10.x/100 = 0,1x (g)
Khối lượng NaOH có trong dung dịch ban đầu là:
mNaOH = 200.5/100 = 10 (g)
Theo công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số:
8 = 100.(10 + 0,1.x): (200 + x)
x = 300
Kết luận: Phải trộn thêm 300 g dung dịch NaOH 10% ta sẽ có:
 200 + 300 = 500 (g) dung dich NaOH 10%
b/ Khối lượng NaOH cần dùng:
đăt x(g) là khối lượng NaOH cần pha trộn vào dung dịch A để có dung dịch NaOH nồng độ 8% .
Theo công thức nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số:
8 = 100.(10+x): 200+x 
X = 6,52
Kết luận: Phải trộn thêm 6,25 g NaOH vào dung dịch A ta sẽ được dung dịch NaOH nồng độ 8%
c/ Khối lượng nước bay hơi:
đăt x(g) là khối lượng nước bay hơi khỏi dung dịch để có dung dịch NaOH nồng độ 8%:
Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại sô:
8 = (100.10):(200-x)
 => x =75
Kết luận: cho 75 g nước bay hơi ra khỏi 200 g dung dịch NaOH ban đầu, ta được 200 - 75 = 125 (g) dung dịch có nồng độ 8%
0,5đ
0,5đ
1,0đ
6
2,0đ
nNaOH = 0,35. 2 = 0,7 mol; nBaCO3 = 0,2 mol, nH2O = 0,6 mol
PTPU:
CnH2n + 2 + 3n+1/2 O2 	t0 nCO2 + (n+1) H2O (1)
CO2 + 2NaOH 	Na2CO3 + H2O (2)
0,2 mol 0,4mol	0,2 mol
CO2 + NaOH 	NaHCO3 (3)
0,3mol 0,3mol
Na2CO3 + BaCl2	BaCO3 + 2NaCl (4)
0,2mol 0,2mol
Do nNaOH > 2nNa2CO3 = 2nBaCO3 = 0,2 . 2 = 0,4 (mol) nên có thể tạo ra muối NaHCO3 hoặc không tạo ra NaHCO3.
Có 2 trường hợp xảy ra:( Mỗi TH 0,75đ)
TH1: Không tạo ra NaHCO3 => NaOH dư = 0,7 - 0,4 = 0,3 (mol)
Trong khi đó nH2O = 0,6 mol => =là không tồn tại vì tỉ số này nhỏ nhất là ở CH4
TH2: Có tạo ra NaHCO3 (có xảy ra phản ứng 3) do NaOH không dư. Khi đó nCO2 = 0,2 + 0,3 = 0,5 (mol)
Theo PTPU(1): = => n= 5
CTHH của hidrocacbon đem đốt: C5H12
0,5đ

File đính kèm:

  • docDe, dap an mon Hoa.doc