Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút

Câu 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml.

Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

 A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP NĂM 2010
TRƯỜNG PTTH HAI BÀ TRƯNG MÔN: HOÁ 
 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 400 ml. 	B. 300 ml. 	C. 150 ml. 	D. 200 ml.
Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
	A. Etyl fomat	B. Etyl axetat	C. Etyl propionat	D. Propyl axetat
Câu 3: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit. 	B. saccarozơ. 	C. tinh bột. 	D. xenlulozơ.
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. 	B. 1s22s2 2p6. 	C. 1s22s22p63s1. 	D. 1s22s22p6 3s23p1.
Câu 5: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là
	A. [Ar ] 3d9 4s2. 	B. [Ar ] 4s23d9.	C. [Ar ] 3d10 4s1. 	D. [Ar ] 4s13d10.
Câu 6: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag. 	B. Fe. 	C. Cu. 	D. Zn.
Câu 7: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 
A. 3. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 2. 
Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)
những tấm kim loại
A. Cu. 	B. Zn. 	C. Sn. 	D. Pb.
Câu 9: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. 	B. Na và Fe. 	C. Cu và Ag. 	D. Mg và Zn.
Câu 10. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. 
	A. 2,24 lit. 	B. 4,48 lit. 	C. 6,72 lit. 	D. 67,2 lit. 
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%.	B. 40%.	C. 30%.	D. 80%.
Câu 12: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
 	A. 18,6g 	B. 9,3g 	C. 37,2g 	D. 27,9g.
Câu 13: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
	A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 8,9 gam.	D. 7,5 gam.
Câu 14: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12.000 	B. 15.000 	C. 24.000 	D. 25.000 
Câu 15: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
	A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 8,9 gam.	D. 7,5 gam.
Câu 16: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là :
	A. glyxin. 	B. axit terephtaric. 	C. axit axetic. 	D. etylen glycol.
Câu 17: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
 	A. CH3NH2.	B. NH2CH2COOH	C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.	D. CH3COONa
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là 
A. 4,48. 	B. 1,12. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 19. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là 
	A. 0,56 gam. 	B. 1,12 gam. 	C. 11,2 gam. 	D. 5,6 gam. 
Câu 20. Hoà tan 58 gam CuSO4. 5H2O vào nước được 500ml dung dịch CuSO4. Cho dần dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh thì lượng mạt sắt đã dùng là: 
	A. 0,65g. 	B. 1,2992g. 	C. 1,36g. 	D. 12,99g. 
Câu 21: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. 	B. Na2CO3. 	C. BaCl2. 	D. NaCl.
Câu 22: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?	
A. 20 gam.	B. 30 gam.	C. 40 gam.	D. 25 gam.
Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam muối cacbonat của kim loại M (MCO3) bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được một chất khí và dung dịch G1. Cô cạn G1, được 12,0 gam muối sunfat trung hoà, khan. Công thức hoá học của muối cacbonat là (Cho C = 12, O = 16, Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Ba = 137)
	A. CaCO3.	B. MgCO3.	C. BaCO3.	D. FeCO3
Câu 24: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?
A. NaOH.	 B. HNO3. 	C. HCl.	 D. NaCl. 
Câu 25: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)
A. 2,7 gam. 	B. 10,4 gam. 	C. 5,4 gam. 	D. 16,2 gam.
Câu 26. Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3? 
	A. 21,3 gam 	B. 14,2 gam. 	C. 13,2 gam. 	D. 23,1 gam
Câu 27. Ngâm một lá kẽm vào dung dịch có hoà tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì thấy khối lượng lá kẽm tăng thêm 2,35% so với khối lượng lá kẽm trước phản ứng. Khối lượng lá kẽm trước phản ứng là: 
	A. 80gam 	B. 60gam 	C. 20gam 	D. 40gam 
Câu 28. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catod là 
	A. 40 gam. 	B. 0,4 gam. 	C. 0,2 gam. 	D. 4 gam. 
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là (Cho C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 10,6 gam. 	B. 5,3 gam. 	C. 21,2 gam. 	D. 15,9 gam.
Câu 30: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. Rb. 	B. Li. 	C. Na. 	D. K.
Câu 31: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là
A. 100 ml.	B. 200 ml.	C. 300 ml.	D. 600 ml.
Câu 32: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. 	B. Fe2O3. 	C. Fe3O4. 	D. Fe(OH)2.
Câu 33: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch 
	A. NaOH. 	B. Na2SO4. 	C. NaCl. 	D. CuSO4. 	
Câu 34: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10. 	B. 8. 	C. 9. 	D. 11.
Câu 35: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng. 	B. H2SO4 loãng. 	C. FeSO4. 	D. HCl.
Câu 36: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch?
 	A. 2 dung dịch.           	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.    	D. 5 dung dịch.
Câu 37: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. 	B. CH4 và NH3. 	C. SO2 và NO2. 	D. CO và CO2.
Câu 38: 10 gam hỗn hợp (X) gồm Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH thấy thoát ra 3,36 lít khí đktc. % khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp (X) là
A. 27%	B. 40,5%	C. 59,5%	D. 73%
Câu 39. Cho từ từ 0,45 mol KOH vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 sau khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là 
 A. 16,05g	B. 32,1g	C. 21,4g	D. 24,1g
Câu 40. Ngâm đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy đinh sắt ra cân lại thấy khối lượng lá sắt nặng là 4,25 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
A. 1,75g	B. 1,999g	C. 1,909g	D. 2,1g 
Đáp án: 
1B
2B
3A
4C
5C
6D
7A
8B
9C
10C
11A
12D
13C
14A
15C
16C
17B
18C
19C
20B
21C
22A
23B
24A
25C
26A
27A
28B
29A
30C
31B
32B
33A
34A
35A
36D
37C
38D
39A
40A

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa TN Hai Ba Trung.doc