Đề tài Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học Hoá học

. Nêu lên tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

 . "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần công lớn công học tập của các em".

 

doc28 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học Hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thù đa dạng.Hiện tượng này để học sinh dễ nhận thấy hơn giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các công trình xây dựng nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.
 Lĩnh vực áp dụng: 
 Hiện tượng này thường thấy trong các hang động, núi đá. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về các muối cacbonat ở lớp 12.
Vấn đề số 04:
 Tại sao khi nấu nước giếng tại một số vùng sau một thời gian ở dưới đáy nồi lại tạo một lớp cặn ? và cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
 Trong tự nhiên nước tại một số vùng là nước cứng tạm thời nên khi nấu nước xảy ra phương trình:
	Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
	Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O.
MgCO3 và CaCO3 tạo nên lớp cặn
 Cách tẩy cặn ấm: 
 Dùng một ít giấm và rượu cho vào ấm và để qua đêm thì sẽ tạo thành một lớp cháo đặc hớt ra lau mạnh là sạch.
Lĩnh vực áp dụng: 
 Bài nước cứng và bài axitaxetic.
 Mục đích cung cấp mẹo vặt trong cuộc sống giúp học sinh hiểu rỏ về vấn đề có trong đời sống hàng ngày học sinh có thể làm những việc này giúp gia đình và từ đó học sinh đam mê môn hóa học hơn.
.Vấn đề số 05: 
Giấm ăn là gì ? Giấm ăn có tác dụng gì?
 Trong giấm ăn có vị chua vì trong giấm có 3-5% axitaxetic CH3COOH.Giấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hóa tốt ,có khả năng tiêu độc , sát khuẩn...
Lĩnh vực áp dụng: 
 Giấm là một gia vị rất gần gũi trong đời sống,giáo viên có thể xen vào bài giảng axitaxetic để học sinh liên hệ thực tế , hiểu biết về vai trò của giấm ăn đối với đời sống con người.(Áp dụng trong bài axitaxetic)
Vấn đề số 06. 
Tại sao khi ăn cơm nhai kĩ sẽ có vị ngọt ?
 Trong gạo có khoãng 65% tinh bột khi ăn cơm thì trong tuyến nước bọt có men enzim,khi nhai kĩ trộn đều tuyền nước bọt làm tăng sự chuyển hóa tinh bột thành Glucôzơ,mantôzơ gây nên vị ngọt theo sơ đồ sau:
Tinh bộtdextrinmantôzơglucôzơ.
Lĩnh vực áp dụng:
 Giảng dạy bài tinh bột và glucôzơ.cung cấp cho học sinh về sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn , đó cũng là một hiện tượng tự nhiên mà ta gặp trong từng bữa ăn.
(Áp dụng trong bài tinh bột và xenlulôzơ)
Vấn đề số 07: 
Ma chơi là gì? Ma chơi thường gặp ở đâu?
 "Ma chơi" chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất chỉ trong cơ thể (xương động vật có chứa một lượng P khi chết phân hủy tạo một phần thành PH3 (phốt phin) khi có một phần điphốtphin P2H4 khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí .
	PH3 + O2 → P2O5 + O2 (cháy sáng)
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là người ta thường gặp "ma chơi" ở trong nghĩa địa tăng thêm tính chất kịch tính.
Lĩnh vực áp dụng: 
 Vấn đề này phải áp dụng trong bài giảng về P để giải thích các hiện tượng ma chơi tránh tình trạng mê tín dị đoan , làm cho cuộc sông lành mạnh. ( trong tiết dạy bài Phốt pho)
Vấn đề số 08:
Tại sao phải ăn muối iốt. 
 Ăn muối iốt để tăng lượng iốt cho cơ thể,trong cơ thể một người trưởng thành ó 20-50 mg iốt chủ yếu tập trung ở tuyến giáp trạng.Thiếu iốt trong tuyến này sẻ gây nên một số bệnh : bướu cổ đần độn phụ nữ thiếu iốt có thể gây vô sinh và các biến chứng sau khi sinh, mỗi ngày phải cần một lượng <150microg iốt.
Lĩnh vực áp dụng: 
 Đề cập trong bài giảng về iốt giúp học sinh hiểu hơn về vai trò của iốt trong đời sống và vì sao toàn dân phải dùng muối iốt.
Vấn đề số 09:
Tại sao khi nấu , xào thịt ,đậu phụ không nên cho muối ăn vào trước.
 Vì trong thịt có protein (prôtit) vốn có tính keo khi gặp chất điện li mạnh thành những ốc đậu khi nấu , xào cho muối ăn vào sớm gây khó khăn cho việc thẩm thấu vào đậu , thịt và và bị đong tụ cứng lại gây khó khăn cho tiêu hóa.
Lĩnh vực áp dụng: 
 Giáo viên áp dụng cho bài Protein lớp 12.
Đây cũng là vấn đề thiết thực trong cộc sống hàng ngày và phục vụ thiết yếu cho việt chế biến thực phẩm.
Vấn đề số 10: 
Vì sao nước biển lại mặn ?
 Các co sông ,suối , .... các dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại dương và hòa tan mọi vật thể có thể hòa tan. Do quá trình bay hơi các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian..Vị mặn của nước biển chủ yếu là NaCl gây nên .Trong nước biển có hơn 80 nguyên tố trong tổng số 109 nguyên tố.Các nguyên tố Halogen có nhiều trong nước biển,Brôm có trong nước biển chiếm 99% lượng tồn tại và 0.0065% trong nước biển.
Lĩnh vục áp dụng:
 Điều này là hiển nhiên trong cuộc sống và bất cứ ngưòi nao cũng biết điều này và vấn đề này được đưa vào bài giảng Halogen (lớp 10) để giải thích vì sao nước biển lại mặn.
Vấn đề số 11:
Vì sao khi luộc rau muống nên tra vào trước một ít muối NaCl (muối ăn)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1atm là 100oC, nếu tra thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ nước khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC, vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm và xanh hơn là do nhiệt đội sôi cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu làm rau ít mất vitamin nên xanh.
Lĩnh vực áp dụng: 
 Vấn đề này có thể có học sinh biết nhưng có học sinh không để ý nhưng nếu được biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi nấu ăn, góp phần tạo thêm kinh nghiệm cho học sinh, rất thiết thực. Có thể chèn vào trong bài giảng: (tiết 3,4,5; 10 lớp 11 và tiết 46 lớp 12), thời gian đề cập vấn đề này khoảng 02 phút.
Vấn đề 12: 
Vì sao cồn có thể sát khuẩn? 
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất vì nếu >75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein đông tụ cao, làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu quá loãng <75% thì hiệu quả sát trùng kém.
 Lĩnh vực áp dụng: 
 Trong y tế cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương,  nhưng ít có người quan tâm tại sao lại dùng cồn. Trong khi học, nếu học sinh được biết sẽ rất tốt cho cuộc sống. Giáo viên có thể xen vào trong các tiết dạy về rượu etylic như tiết: 3,4 lớp 12.
Vấn đề số 13: 
Tại sao không đựng dung dich HF trong bình đựng bằng thủy tinh?
Dung dịch HF tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần của thủy tinh chính là SiO2 cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
SiO2	 +	4HF	 SiF4	 + 	 2H2O
	 (dễ bay hơi)
* Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề bắt buộc trong quá trình dạy về Flo và tính chất và tính chất của dung dịch HF ( lớp 10), giúp học sinh giải đáp được bài tập, mà trong thực tiễn tránh đựng dung dich HF trong bình thủy tinh khi gặp.
Vấn đề số 14
Làm thế nào để khắc được thủy tinh?
-Muốn khắc được thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình chữ, vạch, cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi lớp sáp.
	SiO2	 + 	4HF 	 	SiF4 	 + 	 2H2O
 (dễ bay hơi)
- Nếu không có dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2 (màu trắng) nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình chữ, vạch,  cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF2 vào chỗ cần khắc, cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc bìa cứng đặt lên trên khu vực khắc, sau 1 thời gian thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn những nơi cạo lớp sáp. Do:
CaF2 + 2H2SO4 Ca(HSO4)2 + 2HF (dùng bìa cứng che)
Sau đó: SiO2 + 	4HF 	 	SiF4 	 + 2H2O
 (dễ bay hơi)
Lĩnh vực áp dụng: 
 Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và sản xuất thủy tinh, không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thủy tinh mà còn giải thích hiện tượng đó. Giúp học sinh nhớ đến bài học khi gặp vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi dậy niềm đam mê học và khám phá, càng tốt hơn nếu học sinh được tiến hành thí nghiệm. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong bài giảng về Flo (lớp 10), dung dịch HF hoặc trong tiết thực hành.
Vấn đề số 15:
Vai trò của ôzôn trong đời sống và trong công nghiệp như thế nào?
- Ôzôn có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như phênol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh,  có trong nước thải. Ôzôn có thể tác dụng với các ion kim loại: sắt, thiếc, chì, mangan,  Biến nước thải thành nước vô hại. Trên tầng cao khí quyển 10 - 30km quanh trái đất O3 tồn tại thành một chất khí quyển riêng có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử ngoại làm cho người, động, thực vật bị đột biến gen, bệnh nan y  Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực,  thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiễm, thì ôzôn lại góp phần oxi hóa chất gây ô nhiễm, cũng chính vì vậy tầng ôzôn bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm gần đây lượng ôzôn mỏng đi khoảng 1%, có một số nơi tầng ôzôn bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y, 
Lĩnh vực áp dụng:
 Đây vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường và qua bài học học sinh hiểu được tầm quan trọng của ôzôn, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu về vấn đề này,  Giáo viên có thể đưa vào bài giảng về phần oxi (tiết 49 lớp 10).
 Vấn đề số 16:
Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường phố, rừng cây,  bầu trời cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
 Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:
	Tia lửa điện
	3O2 2O3
Tạo ra một lượng nhỏ O3, O3 có khả năng sát trùng:
	O3 	 O2 + O
	 (sát trùng)
Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O3 là tác nhân làm môi trường sạch sẽ và cảm giác tươi, mát.
Vấn đề số 17:
 Vì sao không sử dụng xăng pha chì nữa?
- Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ chì ôxi bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế còn hòa tan thêm vào xăng đibrômua etan thì chì oxi sẽ bị chuyển thành PbBr để bay hơi thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì chì 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM XEM DAT GIAI.doc
Giáo án liên quan