Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trường trung học phổ thông

1. Lí do chọn đề tài 10

2. Từ dư luận của báo chí về việc DHLS ở trường THPT 10

3. Từ việc Bộ GD – ĐT triển khai một số hoạt động về CNTT&TT 19

4. Từ chỉ đạo của các Sở GD – ĐT triển khai ứng dụng CNTT&TT 24

5. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu 30

6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 32

7. Mức độ nghiên cứu đề tài 35

8. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 35

9. Cơ sở lí luận thực tiễn và PP nghiên cứu 35

9.1. Cơ sở lí luận thực tiễn

9.2. PP nghiên cứu

10. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 36

11. Kết cấu của đề tài 37

 

NỘI DUNG

 

Phần I. Nêu thực trạng của vấn đề

1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài 38

1.1. Tình hình giảng dạy môn LS ở đơn vị

1.2. Tình hình trường, lớp, HS

1.3. Ưu điểm khi thực hiện đề tài

2. Khó khăn khi thực hiện đề tài 40

 

Phần II. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính

1. Đối tượng học và việc thiết kế đa phương tiện DH 41

2. Khai thác, sử dụng internet góp phần tích cực hoá PPDH LS ở trường THPT 42

3. Thiết kế và sử dụng GAĐT nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT 46

3.1. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng GAD8T trong môi trường DH đa phương tiện

3.2. Nhận thức của GV đối với việc thiết kế và sử dụng GAĐT hiện nay

3.3. Thực trạng trong việc thiết kế và sử dụng GAĐT của GV

3.4. Công tác thiết kế và sử dụng GAĐT

4. Một số biện pháp ứng dụng CNTT&TT để thiết kế và sử dụng GAĐT 49

4.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích GV sử dụng GAĐT trong DHLS

4.2. Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản, phát triển kĩ năng thiết kế và sử dụng GAĐT cho GV

4.3. Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng GAĐT

4.4. Tăng cường đầu tư CSVC và TBDH hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

4.5. Sự chuẩn bị của Bộ GD – ĐT về ứng dụng CNTT trong sử dụng TBDH để thay SGK lớp 12

5. Sử dụng SGK và SBT LS để đổi mới PPDH LS ở trường THPT 58

6. Vận dụng lí thuyết thông tin để tổ chức HS làm việc với SGK và SBT LS trong việc đổi mới PPDHLS ở THPT 63

6.1. Quan điểm lí thuyết thông tin về học tập

6.2. Định hướng vận dụng lí thuyết thông tin để tổ chức HS làm việc với SGK và SBT LS trong việc đổi mới PPDH LS ở THPT

6.3. Kinh nghiệm sử dụng SBT trong DHLS ở trường THPT

6.3.1. GV phải nhận thức được vai trò, chức năng của việc sử dụng SBT trong quá trình DH hiện đại

6.3.2. BT được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình DHLS

6.3.3. Một số lưu ý và kĩ thuật sử dụng SBT trong DHLS để đạt được hiệu quả cao

6.4. Kết luận về tổ chức HS làm việc với SBT trong DHLS để đạt được hiệu quả cao

7. Đổi mới việc chỉ đạo hoạt động tự học ở nhà của HS kết hợp với SBT LS 70

7.1. Những căn cứ cơ bản chỉ đạo việc đổi mới tự học SBT LS ở nhà của HS

7.2. Nội dung đổi mới tự học SBT LS ở nhà của HS

7.2.1. Một số yêu cầu của việc đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động tự học SBT LS ở nhà của HS

7.2.2. Đổi mới nội dung tự học kết hợp SBT LS ở nhà của HS

7.2.3. Đổi mới PP tự học kết hợp SBT LS ở nhà của HS

8. Sử dụng sơ đồ trong GAĐT nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DHLS ở THPT 76

8.1. Vị trí, ý nghĩa của sơ đồ trong DHLS

8.2. Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trong DHLS ở THPT

8.2.1. Sử dụng sơ đồ trong nghiên cứu kiến thức mới

8.2.2. Sử dụng sơ đồ trong ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức mới

8.2.3. Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá

8.3. Sử dụng sơ đồ trong DHLS có giá trị tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả bài học và kích thích lòng say mê học tập của HS

9. Tạo biểu tượng các nhân vật LS để hình thành kiến thức LS cho HS THPT 82

9.1. Đối với nhân vật LS ở nhóm một

9.2. Đối với nhân vật LS ở nhóm hai

9.3. Đối với nhân vật LS ở nhóm ba

 Các biệp pháp GV giúp HS vượt qua “rào cản” trong đổi mới DHLS ở THPT

 

doc159 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học bài mới. Để giúp HS có thể nghiên cứu bài học trước khi lên lớp thì HS phải tự nghiên cứu SGK và tiến hành làm SBT theo lộ trình logic thức tự các phần của bài học trong SGK. Điều lưu ý là sau khi tìm hiểu hết nội dung kiến thức bài học thì HS cần nghiên cứu câu hỏi khái quát phân tích tính logic, hệ thống của cấu trúc nội dung và cơ sở của tính hệ thống ấy. Đồng thời đánh giá, phân phán cấu trúc nội dung bài học đã hợp lí, bài bản chưa? Loại câu hỏi nầy trong SBT rất quan trọng, khi trả lời được những câu hỏi đó trong SBT sẽ giúp HS có được cái nhìn nội dung bài học ở trạng thái vận động theo logic môn học và cấu trúc hệ thống của nó. Có được sự chuẩn bị trước như vậy thì tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi, hiệu quả với sự đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều HS và các em thực sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
GV phải nắm rõ cấu trúc của chương trình môn học để hiểu được vị trí của từng bài, từng chương cũng như cấu trúc logic của nôi dung từng bài trong SGK, GV phải giải SBT trước ở nhà khi soạn giáo án; kết hợp nêu câu hỏi cho phù hợp theo cấu trúc của GAĐT. Nếu bản thân GV không hiểu được điều này thì họ không thể DH theo PP tích cực được và HS cũng không thể học theo PP tích cực với đầy đủ yêu cầu, đặc trưng của nó. Bởi vì cả thầy và trò đều tiếp cận tài liệu học tập trước ở nhà với trạng thái tĩnh, và công nhận sùng bái nội dung có sẵn trong SGK như khuôn vàng thước ngọc. Vì vậy khi nghiên cứu sách hướng dẫn giảng dạy GV cần phân tích, tìm ra sự vận động logic của chương trình LS ở từng lớp kết hợp cá SBT và SGK thì mới giúp cho GV, HS tiếp cận tài liệu DH ở trạng thái vận động theo hệ thống và phê phán.
Việc “Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT” bằng hoạt động tự học ở nhà của HS theo yêu cầu, nội dung, PP nêu trên sẽ trở thành cuộc cách mạng trong DH. Điều nầy sẽ đem lại một chất lượng học tập mới, chất lượng đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH – HĐH và nền kinh tế tri thức đang phát triển. Đương nhiên để đổi mới được hoạt động tự học kết hợp sách BT LS ở nhà của HS thì hoạt động giảng dạy của GV phải đi trước một bước với đầy đủ những yêu cầu của PPDH tích cực để định hướng, chỉ đạo hoạt động tự học theo nội dung SBT LS ở nhà của HS.
7.2.4 Giới thiệu HS Website hướng dẫn thi trắc nghiệm miễn phí (Thứ Ba, 05/06/2007)
(Dân trí) - Để giúp học sinh nắm chắc phương pháp thi trắc nghiệm trong kỳ thi ĐH, CĐ sắp tới, website hocmai.vn đưa ra hướng dẫn thi trắc nghiệm miễn phí trên mạng. 
Mọi kiến thức do www.hocmai.vn cung cấp đều được Vụ Giáo dục Trung học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho phép. 
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Giáo dục và Bổ trợ kiến thức phổ thông (Hội Khuyến học Việt Nam) - đơn vị chủ quản www.hocmai.vn: Website này được phép cung cấp thông tin về các quy định, quy chế liên quan đến học hành, thi cử cũng như những nội dung rất quan trọng đối với học sinh như: Hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm hoặc những lỗi hay gặp khi làm bài, những chỗ dễ bị mất điểm, những cách để làm bài đạt điểm cao... 
Đồng thời, học sinh cũng có thể tự luyện thi, tự thi thử hoặc cùng tham gia thi (do chương trình tổ chức liên tục trên website).
Đặc biệt, hệ thống giáo dục trực tuyến này còn cung cấp miễn phí hàng trăm đề thi trắc nghiệm và bài giảng chuyên đề khác nhau theo cấu trúc dự kiến của Bộ GD-ĐT, sẽ giúp học sinh làm quen với hình thức thi này. 
Ngày 03-4-2008 đại diện Cục khảo thí và kiểm định chất lượng GD của Bộ GD – ĐT cho biết sẽ phối hợp với hocmai,vn tổ chức HS luyện tập miễn phí và thi thử trên mạng internet. Thi thử trên mạng đã được triển khai từ tháng 4-2008, khởi đầu với thi thử TN THPT và ĐH trực tuyến nhằm giúp HS có điều kiện tự đánh giá thường xuyên, liên tục kiến thức, qua đó nhằm xác định khả năng thi đỗ TN THPT cũng như cơ hội trúng tuyển vào ĐH, CĐ. HS có thể tham gia thi thử vào các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tại website www.hocmai.vn. Sau khi thi, HS có thể xem kết quả trực tiếp tại website www.hocmai.vn hoặc dùng điện thoại di động để nhắn tin xem điểm và nhận thông tin phân tích chi tiết về bài làm của mình cũng như tương quan với bài làm của các HS khác. 
8. Sử dụng sơ đồ trong GAĐT nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DH LS ở THPT
8.1. Vị trí, ý nghĩa của sơ đồ trong DH LS
Đổi mới PPDH LS có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển nhân cách toàn diện, đặc biệt là phát huy tính tích cực, năng lực tư duy và hoạt động sáng tạo của HS. Trong quá trình đó, sơ đồ (SĐ) là loại đồ dùng trực quan có ưu thế đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả DH trên tất cả các mặt GD, giáo dưỡng và phát triển.
SĐ là loại đồ dùng trực quan quy ước, được sử dụng khá phổ biến trong quá trình DH ở trường THPT vì nó dễ xây dựng, sử dụng đa dạng trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong DH LS, SĐ có ý nghĩa cụ thể hoá nội dung các sự kiện LS, khắc hoạ những điểm chủ yếu của sự kiện, chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện đặc biệt là mô hình hoá cơ cấu tổ chức xã hội, hay thiết chế chính trị - xã hội 
Sử dụng tốt SĐ trong DH LS làm cho không khí giờ học thêm sôi nổi, kích thích hứng thú hoạt động nhận thức tích cực của HS, góp phần nâng cao hiệu quả bài học; giúp GV trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và tạo điều kiện cho GV sáng tạo không ngừng trong quá trình DH. Quan sát SĐ, kết hợp với câu hỏi gợi mở của GV sẽ rèn luyện cho HS khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. Với những ưu thế đặc biệt, SĐ giúp HS rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, chuyển hoá từ đọc để nhớ, hay thu thập tài liệu sang gia công tư liệu theo hướng hệ thống hoá kiến thức biến thành của riêng mình.
Trong DH LS, SĐ cho phép kết hợp chặt chẽ với các khâu DH khác nhau, không chiếm quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm của bài học và luôn thu hút sự chú ý theo dõi của HS. Mặt khác, sử dụng SĐ cho phép GV kết hợp với nhiều loại tài liệu học tập, tạo ra nhiều biện pháp sư phạm thích hợp với các đối tượng trong những điều kiện DH khác nhau giữa các vùng miền.
8.2. Một số biện pháp sử dụng SĐ trong đổi mới DH LS ở THPT
8.2.1. Sử dụng SĐ trong nghiên cứu kiến thức mới
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ GD và phát triển toàn diện HS trong quá trình DH LS, GV cần có biện pháp lựa chọn, sử dụng SĐ phù hợp với mỗi loại bài dạy giúp các em nhận thức có chọn lọc, hệ thống kiến thức khoa học với tinh thần chủ động và tự giác, những kiến thức cơ bản, cập nhật mà HS cần phải nắm vững để hiểu rõ LS của dân tộc cũng như LS thế giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong các thời kì khác nhau. Đặc trưng của quá trình DH LS là HS không thể trực tiếp quan sát các sự kiện LS, do đó đồ dùng trực quan nói chung và SĐ nói riêng góp phần “mô hình hoá” các nội dung LS, chỉ ra mối liên hệ giữa chúng trong quá trình phát triển, giúp HS hình thành biểu tượng LS chính xác, hiểu biết LS sâu sắc, phát triển tư duy, hình thành khái niệm và hệ thống các khái niệm.
Ví dụ : Khi DH về diễn biến của cách mạng tư sản Pháp trong bài “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” (Lịch sử 10 NXB GD trang 151), GV nên kết hợp sử dụng “SĐ các giai đoạn phát triển của Cách mạng” (GV chuẩn bị trước).
 2/6/1793
-Nhân dân Pari khởi nghĩa, nền quân chủ sụp đổ, tư sản công thương nắm quyền.
-Tuyển cử phổ thông đầu phiếu bầu Quốc hội.
-Quốc ước quyết định thành lập nền cộng hoà, xử tử vua.
-Quần chúng khởi nghĩa, phái Gia cô banh lên nắm quyền.
-Quốc ước chia đất đai thành những mảnh nhỏ bán cho nông dân.
-Xoá bỏ nghĩa vụ phong kiến.
-Chiến thắng thù trong giặc ngoài. 
 10/8/1792
-Phá ngục Baxti, cách mạng bùng nổ, đại tư sản tài chính nắm quyền.
-Thành lập Quốc hội lập hiến.
-Hiến pháp 1781, nền quân chủ lập hiến.
-Quốc hội lập pháp
14/7/1789
-Đảo chính lật đổ phái Gia cô banh.
Cách mạng bước vào thời kì thoái trào. 
 27/7/1794
Qua SĐ, HS có thể nắm được các mốc thời gian, các sự kiện cơ bản ở mỗi giai đoạn của cách mạng tư sản Pháp. Mặt khác, HS ghi những kiến thức theo SĐ sẽ tiết kiệm được thời gian, đồng thời hướng cho HS chú ý vào nội dung cơ bản của bài, cuốn hút các em tham gia vào hoạt động trao đổi, thảo luận, làm cho giờ học thêm phong phú, sôi nổi, hào hứng. Như vậy, trong quá trình nhận thức kiến thức mới, sử dụng SĐ kết hợp với các phương tiện DH khác một cách phong phú, linh hoạt sẽ giải quyết được những nhiệm vụ GD, giáo dưỡng của bài học LS; làm cho bài học không rườm rà mà giúp HS chủ động tiếp nhận kiến thức được rõ ràng, sâu sắc.
8.2.2. Sử dụng SĐ trong ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức mới
Sử dụng SĐ trong loại bài củng cố, ôn tập kiểm tra không dừng ở việc tái hiện kiến thức qua các mô hình cho sẵn mà phải yêu cầu HS chủ động, sáng tạo gắn kết kiến thức thông qua những câu hỏi gợi mở của GV để liên kết các sự kiện, hiện tượng LS nhằm tạo hứng thú tìm tòi, khám phá cho HS. Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS ôn tập phần “Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây”, GV giúp HS trình bày nhận thức của mình qua sử dụng SĐ so sánh thể chế chính trị, xã hội của các quốc gia đó :
Xã hội cổ đại phương Đông Xã hội cổ đại phương Tây
Vua
chuyên chế
Ban chấp chính
Chủ nô
Quý tộc-
Quan lại-Tăng lữ
Nông dân công xã
Thợ thủ công
Thợ thủ công
Nô lệ
Nông dân tự do
Nô lệ
Nông nghiệp
Thủ công
Thương nghiệp
XÂY DỰNG
Thủ công, 
thương nghiệp
Nông nghiệp
Thông qua các câu hỏi gợi ý : 
-Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vì sao, ở đây lại hình thành những tầng lớp đó?
-Đặc trưng của nền kinh tế phương Đông cổ đại?
-Nô lệ có vị trí như thế nào trong xã hội phương Tây cổ đại?
-Vì sao nói xã hội cổ đại phương Tây là xã hội chiếm nô?
-Tại sao nói văn hoá cổ đại phương Tây phát triển trên cơ sở kế thừa văn hoá phương Đông? 
GV đưa ra ra câu hỏi khái quát “Hãy so sánh những đặc điểm phát triển của hai loại hình quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?”. Ở câu hỏi nầy, GV gợi ý cho HS dựa vào các yếu tố như : điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thể chế chính trị  để trả lời. Sử dụng

File đính kèm:

  • docUng dung CNTT trong day hoc Lich su.doc
Giáo án liên quan