Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm cho học tập lớp 4

Để dạy và học phát huy tính tích cực của học sinh, những năm qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã thực sự đưa vào trường tiểu học.

Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên.

Do đặc điểm học sinh Tiểu học “ Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm cho học tập lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nếu 2 nhóm có kí hiệu bằng nhau (4 đều) lúc đó giáo viên cho học sinh sử dụng ô trống này, mỗi nhóm sẽ đặt 1 câu hỏi để nhóm đối diện trả lời.
Ví dụ: Khi đặt câu hỏi về giai đoạn nước ta cuối thời Trần, có thể đặt câu hỏi tư duy: Theo bạn, vào thời nhà Trần việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng làm vua đúng hay sai ? Vì sao ?
- Ở dưới lớp học sinh sẽ làm trọng tài chấm điểm bằng hình thức biểu quyết xem nhóm nào đặt câu hỏi đúng yêu cầu. Trả lời câu hỏi của đối phương đúng ý thì nhóm đó ghi kí hiệu vào ô trống và nhóm đó thắng cuộc.
- Nếu tỷ số vẫn đều nhau sau câu hỏi số 9 thì 2 nhóm đều được tuyên dương ghi điểm tốt.
Các câu hỏi bị bỏ trống (sau khi các nhóm chọn số mà không trả lời được) giáo viên cho học sinh dưới lớp bổ sung và hoàn chỉnh.
Cứ sau 2 nhóm chơi giáo viên lại nhận xét ghi điểm rồi gọi 2 nhóm khác, đảm bảo mỗi tiết ít nhất nửa số học sinh trong lớp được chơi.
* Lưu ý: Mỗi lần chọn số để trả lời thì mỗi học sinh chỉ trả lời 1 câu, tránh mỗi học sinh trả lời 2 câu, có em lại không trả lời câu nào.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI “CHỌN SỐ”
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 3, bài 20, bài 29; Phân môn Địa lí với bài 2, bài 10, bài 23, bài 32. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn.
2. TRÒ CHƠI “XEM AI NHỚ NHẤT”.
a. Mục đích.
- Dùng để dạy các hoạt động của bài mới thuộc các chủ đề khác nhau trong môn Lịch sử và địa lí lớp 4. (chủ yếu ở các bài thuộc chủ đề thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền ở môn địa lí )
- Có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn tập.
- Rèn trí nhớ, học sinh có sự tập trung cao trong học tập.
- Bước đầu giúp học sinh mô tả, giải thích mối liên quan giữa các sự vật hiện tượng địa lí đơn giản.
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.
b. Chuẩn bị:
- Các mảnh giấy bìa ghi sẵn các từ hợp với nội dung hoạt động trong bài.
Ví dụ: Với bài địa lí “Người dân ở đồng bằng Nam Bộ” thuộc chủ đề thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng. Để tìm hiểu các dân tộc sinh sống, phương tiện, nhà ở, trang phục, lễ hội như thế nào? Có thể sử dụng những tranh ảnh và mảnh bìa ghi sẵn nội dung sau:
Dân tộc sinh sống
Nhà ở
Phương tiện
Lễ hội
Trang phục
Lễ hội bà chúa Xứ (An Giang
Phương tiện
Người Kinh ở Nam Bộ
Cụm dân cư ven sông ở đồng bằng Nam Bộ
Đua ghe Ngo trong lễ hội của đồng bào Khơ-me 
c. Cách thực hiện trò chơi:
Thông qua kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa mà học sinh đã tìm hiểu. Giáo viên dễ dàng tổ chức trò chơi này.
- Giáo viên chia lớp thành 2 dãy có 4 đến 5 bạn lập thành một đội chơi
- Mỗi một lượt chơi sẽ có 2 đại diện của 2 dãy tham gia. Ở mỗi lượt chơi mỗi bạn sẽ bốc thăm (1 mảnh bìa) sau đó diễn đạt lại nội dung đó bằng từ ngữ khác, không được lặp lại từ viết sẵn trong bìa. Bạn kia nghe đoán từ sau đó nói lên đặc điểm nội dung ứng với mỗi từ đã đoán.
Ví dụ: Học sinh 1 dãy A nhà ở phải diễn đạt “Đây là nơi mà người dân sinh sống, ăn ngủ”
 Học sinh 2: dãy B phải đoán được từ “nhà ở” diễn giải thêm: Người dân đồng bằng Nam Bộ thường xây nhà dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch.
- Từng cặp học sinh khác của hai dãy lên tiếp tục thực hiện nhưng ngược lại học sinh 2. Dãy B gợi ý, 1 học sinh dãy A đoán từ và diễn đạt đặc điểm ứng với từ đó 
- Cứ thực hiện như thế đến hết các thành viên trong đội.
- Mỗi một lượt chơi trả lời đúng dãy ghi được 10 điểm. Đội nào thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm hơn.
- Cuối cùng giáo viên và học sinh công bố điểm của các đội tham gia, tuyên dương khen thưởng đối với đội thắng cuộc, động viên khích lệ đối với đội còn lại.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI “XEM AI NHỚ NHẤT”
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 4, bài 6, bài ; Phân môn Địa lí với bài bài 12, bài 18, bài 25. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn, các em ghi được nhiều điểm tốt.
3. TRÒ CHƠI “MẶT XANH MẶT ĐỎ”
a. Mục đích.
- Sử dụng dạy bài mới trong từng hoạt động khác nhau thuộc môn lịch sử và địa lí.
- Có thể sử dụng dạy bài ôn tập hoạt động củng cố.
- Giúp học sinh phát huy sự nhanh nhẹn, rèn trí thông minh, khai thác được nội dung sách giáo khoa.
- Ngoài kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, kích thích học sinh tìm hiểu cuộc sống xung quanh.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các tấm biển có mặt xanh, mặt đỏ, nội dung các câu hỏi cho từng hoạt động.
Ví dụ: với bài “chùa thời Lý” lịch sử lớp 4 giáo viên muốn kiểm tra xem học sinh nắm được kiến thức về vai trò tác dụng của chùa thời Lý như thế nào? Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi có nội dung sau:
1. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
2. Dưới thời Lý chùa được xây dựng khắp kinh thành, triều đình cùng nhân dân đóng góp tiền của để xây dựng.
3. Chùa là nơi tế lễ của đạo phật.
HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH
4. Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã.
5. Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
- Học sinh tìm hiểu bài ở nhà.
c. Cách thực hiện trò chơi:
- Với kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa cộng với sự hiểu biết thực tế của học sinh, giáo viên dễ dàng tổ chức trò chơi này.
- Giáo viên chia lớp thành 3 đến 4 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
- Cử một vài học sinh lên làm ban giám khảo, phát biển có mặt xanh, mặt đỏ cho học sinh.
- Sau khi giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi, quy định thời gian chơi cho từng câu trả lời.
- Giáo viên hoặc học sinh (làm ban giám khảo) lần lượt nêu từng câu cụ thể để học sinh trả lời.
Ví du: Với bài “Chùa thời Lý” sau khi học sinh các nhóm thảo luận. Giáo viên hoặc học sinh nêu câu hỏi có nội dung sau:
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư
- Đội nào cho câu trả lời vừa rồi là đúng thì giơ biển mặt đỏ, đội nào cho câu trả lời sai thì giơ biển mặt xanh.
- Giáo viên có thể hỏi các đội giải thích tại sao?
- Đội nào trả lời và giải thích đúng được bông hoa đỏ. (Mỗi bông hoa đỏ được 10 điểm). Đội nào trả lời sai được bông hoa xanh (không được điểm nào).
- Sau mỗi câu hỏi giáo viên nhận xét, bổ sung cùng thống nhất với đội trả lời đúng.
- Cứ tiếp tục như thế với các câu hỏi còn lại.
- Giáo viên cùng học sinh làm ban giám khảo chấm và ghi điểm tùy thộc vào mức độ giải thích với từng câu trả lời của học sinh.
- Cuối cùng giáo viên cùng ban giám khảo công bố điểm, tuyên dương đội được điểm cao.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI “MẶT XANH MẶT ĐỎ”
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 10, bài 12; Phân môn Địa lí với bài 5, bài 16. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn, không khí lớp học sôi nổi, các em nắm vững kiến thức, hăng say phát biểu ý kiến.
4. TRÒ CHƠI “AI CHỈ ĐÚNG”
a. Mục đích:
-Dùng để dạy các bài có các hoạt động làm việc trực tiếp với bản đồ, lược đồ trong môn lịch sử và địa lí lớp 4.
- Sử dụng vào các hoạt động dạy học bài mới.
- Có thể sử dụng vào hoạt động củng cố, ôn tập.
- Rèn trí nhớ, sự nhanh nhẹn, phát triển óc thông minh,có kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ.
b. Chuẩn bị:	
- Bản đồ, lược đồ cho các hoạt động.
- Các mảnh bìa ghi tên các địa danh, tên từng vùng thuộc bản đồ, lược đồ đó.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Đồng bằng duyên hải miền Trung”, phải có lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung và các mảnh giấy ghi tên các địa danh, tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung: đồng bằng Thanh-nghệ-Tĩnh, đồng bằng Bình – Trị – Thiên, đồng bằng Nam – Ngãi, đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận …
Hình 1: Lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung
c. Cách thực hiện trò chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 5 - 6 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
- Sau khi nghe giáo viên phổ biến luật chơi, thời gian chơi, các đội thảo luận hội ý và cử đại diện lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ được vị trí địa danh đó trên bản đồ, lược đồ, đồng thời nêu lên một số đặc điểm thuộc vị trí đã chỉ .
- Đội nào chỉ đúng đạt điểm. Nêu vị trí đặc diểm thiên nhiên của vùng đó sẽ được cộng thêm điểm.
- Đội nào chỉ sai không ghi được điểm nào.
- Giáo viên có thể nhận xét, bổ sung thêm, cùng học sinh công bố điểm cho từng nhóm (tùy vào mức độ giải thích, trả lời, giáo viên linh hoạt ghi điểm cho từng đội, động viên khích lệ những đội trả lời chưa hoàn chỉnh.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI “AI CHỈ ĐÚNG”
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 1, bài 4, Phân môn Địa lí với bài 15, bài 26. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn. Giáo viên ghi được nhiều điểm tốt cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ (tiết học sau) điều đó cho thấy các em hiểu bài và nhớ bài lâu hơn khi chưa áp dụn

File đính kèm:

  • docSANG KIEN TRO CHOI HOC TAP LOP 4.doc