Đề tài Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề .2
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành 4
2.1. Tính mới của vấn đề .4
2.2. Quá trình tổ chức, tiến hành 5
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề 21
3.1. Tồn tại 21
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 21
4. Kết quả đạt được 22
5. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm 24
6. Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm .24
7. Những bài học kinh nghiệm 25
PHẦN III. KẾT LUẬN 26
PHẦN IV: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 26
hiên nhiên hoặc nỗi lòng lo nước của Bác? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng minh hoạ? Trả lời : - Trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ ” – Minh Huệ viết: “ Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh - Hoặc các em có thể khái quát: Thơ Bác tràn ngập ánh trăng, trăng trong thơ Người đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, hoà hợp với con người. Trong bài thơ “Rằm tháng giêng ” Bác viết: “ Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ” - Giáo viên bổ sung: Một số bài thơ của Bác nói về cảnh thiên nhiên, đặc biệt là về ánh trăng : “ Đi thuyền trên sông Đáy ”, “ Ngắm trăng ”, một số bài “ Vô đề” => Đây là một bước không kém phần quan trọng trong quá trình làm bài. Chỉ khi người viết tìm được những ý hay thì mới có thể triển khai bài viết hay. Nên biết sáng tạo, có những suy nghĩ tạo nên những ý văn mới, không nên sưu tầm những ý đã có sẵn của người khác. b. Bước 2: Xây dựng bố cục. * Đôt-tôi-ép-xki, nhà văn Nga của thế kỉ XX ước ao: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Còn Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong đúng ba tháng. Thật vậy, để làm một dàn ý tốt không phải dễ. Muốn có một dàn ý tốt thì ngoài việc nghiên cứu kĩ đề để lĩnh hội yêu cầu của đề còn phải có thói quen bố trí cho khoa học. Có nhiều học sinh cho rằng: Thời gian làm bài rất hạn chế, chỉ có 90 phút nếu còn phải lập dàn ý thì lãng phí mất khoảng thời gian quí báu! Sự thật không phải như vậy. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Đó là những hệ thống suy nghĩ, tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài có những cái lợi sau: - Nhìn được một cách bao quát toàn cục nội dung chủ yếu mà bài làm cần đạt được, đồng thời thấy được những chi tiết nào cần so sánh, liên tưởng. - Tránh bỏ sót những ý quan trọng hoặc tránh thừa ý và giúp cho việc diễn đạt các ý theo trình tự hợp lí hạn chế trường hợp diễn đạt lủng củng. - Khi có dàn ý người viết chủ động phân chia thời gian hợp lí. Tránh tình trạng làm bài mất cân đối. * Cấu trúc dàn ý của bài văn biểu cảm - Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần biểu cảm, tình cảm của người viết dành cho đối tượng. - Thân bài: Trình bày cụ thể cảm xúc + Nêu những đặc điểm của đối tượngà gợi cảm xúc cho người viết + Mối quan hệ giữa người viết với đối tượng - Kết bài: Tình cảm của người viết dành cho đối tượng * Ví dụ minh họa: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ về quê hương, nơi em đang sinh sống. - Mở bài: + Giới thiệu khái quát về quê hương ( ở đâu? Có điểm gì đặc biệt? + Tình cảm: yêu quí, tự hào... - Thân bài: + Nhớ lắm hình ảnh lũy tre làng + Yêu tha thiết cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh + Không thể nào quên được con đường làng dẫn đến ngôi trường học thân yêu. + Dòng sông đã ấp ủ bao kỉ niệm của tuổi thơ tôi. + Người dân quê tôi sống rất tình nghĩa, trong đấu tranh họ rất kiên cường, anh dũng... - Kết bài: Tình cảm đối với quê hương * Dàn ý của bài văn biểu cảm về tác phầm văn học - Mở bài : + Giới thiệu tác phẩm (thể loại, đề tài, tác giả ) + Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. + Nêu cảm nhận chung về tác phẩm. - Thân bài: Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác giả gợi lên. Có nhiều trình tự nêu cảm xúc có thể vận dụng: + Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm (cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật ). Trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự . + Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ thứ tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm. Ở mỗi phần, cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình. - Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm. * Để cảm nghĩ về tác phẩm văn học thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ, sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả ). Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu tránh tình trạng nêu cảm nghĩ chung chung. Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt chước một cách sống sượng, sáo mòn, giả tạo. => Trong thực tế rất nhiều học sinh không thực hiện tốt bước này, có lẽ không biết làm hoặc lười. Thế nên, khi đọc và xác định xong đề các em bắt tay vào viết ngay nên dẫn đến tình trạng bài viết trình bày không mạch lạc, lôgic, nhiều bài trình bày lung tung do các em nhớ lúc nào làm ngay lúc đó mà không theo trình tự. Chính vì vậy mà kết quả làm bài không cao. c. Bước 3: Viết bài - Đây là bước hết sức quan trọng. Trên cơ sở dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Cần lưu ý cho học sinh là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như miêu tả tự sự, nghị luận, đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quáCâu văn phải có sự biến hoá linh hoạt. Lời văn giàu cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Trong diễn đạt cũng cần phải chia đoạn trong phần thân bài. Các câu trong đoạn phải liên kết nhau cả về hình thức và nội dung. Các đoạn phải có sự chuyển ý, các đoạn liên kết với nhau tập trung làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính. - Hướng dẫn học sinh viết một vài đoạn văn Đề: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh Đoạn mở bài: Cảnh khuya là một trong những bài thơ trữ tình đặc sắc, một đóa hoa nghệ thuật tuyệt đẹp của Bác Hồ kính yêu. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã viết một chùm thơ chữ Hán và tiếng Việt. Cảnh khuya nằm trong chùm thơ ấy. Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nước nhà. Bài thơ nói lên niềm xúc động trước vẻ đẹp thơ mộng của cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc và thể hiện những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc. Đoạn thân bài: Cảm nghĩ về câu thơ thứ hai (câu thừa) Ánh trăng tràn ngập khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cành, lá, hoa cắt ánh trăng thành những mảng trắng đen lẫn lộn. Bóng trăng, bóng cây lại in xuống mặt đất tạo nên những bông hoa trăng tuyệt đẹp. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có màu sáng và tối, trắng và đen, loang loáng ánh bạc. Sắc màu bề ngoài mát lạnh. Mọi vật im phăng phắc. Ấy thế mà bên trong, thiên nhiên lại vận động ấm áp vô chừng! Trăng lẩn vào cây, cây lẩn vào hoa, bóng hoa, bóng cây, bóng trăng chồng chéo lên nhau, ôm ấp, quấn quýt lấy nhau, trong âm điệu hai lần lặp lại từ “lồng” làm cho mọi vật thật ấm áp, nồng đượm biết bao! Thế là hòa nhịp với âm thanh của suối cũng có hình ảnh của ánh trăng, cổ thụ và khóm hoa đã tạo nên một bức tranh thủy mặc đẹp và đầy chất thơ: cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo, nên thơ nên họa nên nhạc. Đoạn kết bài: Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh cho độc lập tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là một bài tứ tuyệt kiệt tác “mênh mông, bát ngát tình.” => Có lẽ đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của bài viết. Vì nếu không các em sẽ lặp lại các thao tác đưa dàn bài vào mà không diễn đạt các ý thành câu thành đoạn. Đây là bước chiếm thời gian nhiều nhất trong quá trình làm bài. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn các em cụ thể cách viết từng phần, từng đoạn theo hệ thống ý đã tìm được. d. Bước 4: Đọc và sửa bài Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên viết xong là nộp bài, một số thì hoàn thành bài rất sớm (khoảng 60 phút), một số thì hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do đó, khâu sửa bài sau khi viết không được coi trọng. Giáo viên cần nhắc nhở các em đọc và chỉnh sửa lại bài trước khi nộp. HĐ 4: Cách lập ý của bài văn biểu cảm Giáo viên đưa ra một số phương pháp lập ý cơ bản, phân tích để học sinh tiếp cận, hiểu và vận dụng trong quá trình làm bài. 1. Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại với tương lai. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: Là hình thức liên tưởng tới kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỷ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất nhuần nhuyễn và tự nhiên giữa quá khứ và hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ, hi vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tượng phong phú. 4. Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc. HĐ 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả vào văn biểu cảm: Trước khi làm thêm bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là tự sự, thế nào là miêu tả? Trong phần luyện tập, ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, cần cho học sinh làm thêm một số bài tập khác, cụ thể như sau: a. Giáo viên đưa ra đoạn văn (Chiếu đoạn văn cùng với hình ảnh về đảo Cô Tô, giúp học sinh có cái nhìn trực quan. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống của con
File đính kèm:
- SKKN - REN LUYEN HOC SINH KI NANG LAM VAN BIEU CAM.doc
- BIA SKKN.doc