Đề tài Phương pháp thực hiện tiết “làm bài tập môn lịch sử”

Dạy - học lịch sử theo chương trình đổi mới ở trường phổ thông hiện nay không dừng lại việc cung cấp tri thức, tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ mà còn chú trọng thực hành thông qua các tiết : “Làm bài tập lịch sử”. Đây là loại bài mới (không có sẵn trong sách giáo khoa như các môn học khác) lại không có tài liệu nào hướng dẫn cách dạy nên khi thực hiện giáo viên còn lúng túng bài tập đưa ra đơn điệu ít gây được hứng thú cho học sinh và học sinh dễ bị động vì không biết chuẩn bị bài như thế nào?

2. Mục đích nghiên cứu:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp thực hiện tiết “làm bài tập môn lịch sử”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới ở trường phổ thông hiện nay không dừng lại việc cung cấp tri thức, tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ mà còn chú trọng thực hành thông qua các tiết : “Làm bài tập lịch sử”. Đây là loại bài mới (không có sẵn trong sách giáo khoa như các môn học khác) lại không có tài liệu nào hướng dẫn cách dạy nên khi thực hiện giáo viên còn lúng túng bài tập đưa ra đơn điệu ít gây được hứng thú cho học sinh và học sinh dễ bị động vì không biết chuẩn bị bài như thế nào?
2. Mục đích nghiên cứu:
 Để không biến tiết “Làm bài tập lịch sử” thành tiết kiểm tra bài cũ, để thu hút sự chú ý tạo hứng thú cho học sinh nhất là rèn luyện kĩ năng tổng hợp so sánh giúp học sinh ghi nhớ lâu kiến thức đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị đa dạng các bài tập.
3. Nội dung nghiên cứu:
 Tiếp cận với môn lịch sử tức là các em được tìm hiểu về quá trình chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc, xây dựng đất nước của cha ông ta từ thời dựng nước đến khi đất nước hoàn toàn độc lập. Chính vì thế mà có biết bao biến cố, sự kiện lịch sử đã diễn ra. Để giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đó có nhiều cách trong đó có cách Làm bài tập lịch sử. 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Trong phân phối chương trình tiết “Bài tập lịch sử” thường được bố trí sau các chương, phần. Dung lượng kiến thức của mỗi chương, phần rất nhiều không thể cho học sinh làm hết trong một tiết học. Vấn đề đặt ra là: Chọn những đơn vị kiến thức nào? Cần chuẩn bị những gì? Cách tiến hành ra sao?... Để giải quyết vấn đề này, xin đưa ra một số gợi ý tham khảo.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận – thực trạng:
 Các loại đồ dùng trực quan phục vụ cho giảng dạy môn lịch sử nói chung và tiết làm bài tập lịch sử nói riêng hầu như không có (hoặc thiếu rất nhiều) mà chủ yếu giáo viên tự chuẩn bị (thậm chí có khi “dạy chay”). Sự tiếp thu kiến thức và khả năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử của học sinh còn hạn chế, ý thức học tập của một số học sinh chưa cao nên khi tiến hành tiết Bài tập lịch sử cả giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. 
 Vậy khi dạy giáo viên phải đa dạng bài tập có bài đơn giản dễ hiểu cho những học sinh yếu có cơ hội thử sức, cần có những câu hỏi và bài tập khó khuyến khích sự tư duy của học sinh khá giỏi làm cho các em yêu thích bộ môn hơn. 
2. Biện pháp thực hiện :
2.1 Cơ sở xuất phát:
 So với chương trình SGK cũ, tiết Bài tập lịch sử là loại bài dạy mới, giáo viên chưa được tập huấn lại không có tài liệu hướng dẫn phương pháp cụ thể nên mỗi giáo viên có ý tưởng riêng .Qua dự giờ một số tiết tôi thấy giáo viên chưa định hướng rõ và còn xem nhẹ tiết dạy này nên không khí lớp học rất trầm và học sinh chưa nắm vững được kiến thức trọng tâm của các chương, phần đã học.
2.2 Công việc chuẩn bị:
 * Đối với giáo viên:
 - Bảng phụ ghi sẵn các dạng bài tập trắc nghiệm.
 - Lược đồ diễn biến các trận đánh (liên quan đến tiết bài tập). Hoặc lược đồ trống, các kí hiệu cần thể hiện trên lược đồ, tên địa danh (gắn được trên lược đồ)
 Ví dụ: Khi dạy tiết 20: Làm bài tập lịch sử (Phần chương I và chương II)- Lịch sử 7 cần có:
- Bảng phụ ghi sẵn các dạng bài tập trắc nghiệm: Đúng-sai, ghép đôi, nhiều lựa chọn, sơ đồ, lược đồ, dạng điền khuyết và lập bảng so sánh.
- Lược đồ trống, các kí hiệu, địa danh gắn được để trình bày diễn biến trên phịng tuyến Như Nguyệt.
 * Đối với học sinh:
 - Tự ôn tập các bài đã học, nắm và ghi nhớ các kiến thức cơ bản của từng bài học theo sự hướng dẫn cuả giáo viên.
2.3 Cách trình bày:
 - Giáo viên treo bảng phụ bài tập 1,2
* Dạng đúng- sai (Đánh dấu x vào câu trả lời đúng)
 Loại bài này đòi hỏi nhiều về trí nhớ, ít có khả năng phân hóa học sinh khá giỏi
Giáo viên đưa ra bài tập về thời Ngô-Đinh-Tiền Lê.
Yêu cầu học sinh đọc bài tập nhớ lại kiến thức nằm ở phần nào, sau đó suy nghĩ tìm ra đáp án. Sau khi làm xong kiểm tra lại kết quả. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở những thắc mắc của học sinh (Giáo viên không làm thay học sinh)
Ví dụ1: Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng về những việc Ngô Quyền làm khi mới lên ngôi.
¨ Chọn đất đóng đô.
¨ Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, đặt các chức quan văn võ.
¨ Cử các tướng có công coi giữ những nơi quan trọng.
¨ Đề ra các biện pháp phát triển nghề nông.
¨ Tổ chức thi cử chọn người ra làm quan.
Ví dụ 2: Điền chữ Đ(đúng) vào ô trống đầu câu trả lời đúng về nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân:
¨ Đinh Bộ Lĩnh là người có tài chỉ huy
¨ Do yêu cầu của đất nước 
¨ Có nhiều người ủng hộ và giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh 
¨ Đinh Bộ Lĩnh có đông quân và được trang bị vũ khí đầy đủ 
* Dạng ghép đôi
- Gồm hai dãy thông tin (thời gian, sự kiện )
Hai dãy thông tin này không nên bằng nhau mà cần có câu dư ra để học sinh có sự cân nhắc lựa chọn ghép lại cho đúng, dãy thời gian nên kí hiệu a, b, c . dãy sự kiện kí hiệu 1, 2, 3  dạng này để ghép a2, b4  hoặc ghép bằng mũi tên (à)
Ví dụ: Nối các niên đại với các sự kiện lịch sử dưới đây cho đúng:
Niên đại
Sự kiện lịch sử
Kết nối
năm 1054
a. Nhà Lý thành lập
2. năm 1009
b. Đổi tên nước là Đại Việt
3. năm 1100
c. Tấn công thành Ung Châu
4. năm 1075
d. Chiến thắng ở Như Nguyệt
5. năm 1077
6. năm 1200
* Dạng nhiều lựa chọn:
Dạng này có thể có 3 hoặc 4 phương án trả lời. Trong đó có một câu trả lời đúng hoặc đúng nhất còn các câu khác được coi là câu “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy” loại bài này yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu khác có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần. Lưu ý: Không nên xếp những câu trả lời đúng ở vị trí tương đương nhau ở mỗi câu
Ví dụ: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn về sự quan tâm của nhà nước thời Tiền Lê đối với nông nghiệp:
A. Vua Lê hằng năm đến khu ruộng tịch điền làm lễ, tự mình cày mấy đường.
B. Khuyến khích nhân dân khai hoang.
C. Đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi.
D. Cả ba yếu tố trên.
* Dạng bài tập sơ đồ lược đồ:
Dạng này rèn kỹ năng tư duy tổng hợp so sánh, loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ tốt và tư duy sáng tạo và so sánh đối chiếu để rút ra nhận xét phù hợp (dạng này dành cho học sinh khá giỏi)
Giáo viên treo lược đồ trống có gắn sẵn các địa danh của trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.
Học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ trống. Trình bày đến đâu gắn mũi tên đến đó
* Dạng điền khuyết và lập bảng so sánh: 
Trong một doạn văn trình bày về lịch sử có chỗ trống, học sinh phải suy nghĩ để điền từ cho phù hợp. Mỗi chỗ trống chỉ điền một từ hoặc một cụm từ thích hợp. Mỗi câu chỉ có 3à4 chỗ trống có độï dài bằng nhau để học sinh không đoán được chữ phải điền dài hay ngắn. Dạng này cũng có thể kẻ cột cho học sinh điền theo yêu cầu từng nội dung ở các cột (có thể là cuộc tấn công của ta vào quân địch hay là của quân địch vào nước ta)
Dạng lập bảng so sánh đòi hỏi học sinh phải có óc tổng hợp phân tích so sánh đối chiếu để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau qua từng mặt ở các giai đoạn lịch sử khác nhau hoặc các triều đại nhà vua  bài tập này cần cho học sinh thảo luận nhóm để giúp cho các học sinh yếu biết cách làm bài so sánh.
Ví dụ: Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây: (đợi giặc, chiến thắng, đánh trước, sẵn sàng, thế mạnh) vào chỗ (..) của câu dưới đây cho đúng câu nói của Lý Thường Kiệt:
“Ngồi yên ..., không bằng đem quân . để chặn ... của giặc”.
3. Kết quả, phổ biến, ứng dụng:
- Với việc chuẩn bị nhiều bài tập đa dạng trong tiết Làm bài tập lịch sử giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và đạt kết quả cao trong học tập. Rèn luyện cho học sinh tính tự lập trong làm bài và tính tập thể trong hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp so sánh, đối chiếu...
- Đa dạng bài tập giúp tiết học sinh động hơn, thu hút khoảng 90% học sinh các khối lớp tham gia. Nhất là phần trình bày lược đồ học sinh rất hăng hái thử sức và phần lớn các em tham gia đều ghi nhớ bài học nhanh và lâu hơn.
 - Thông qua việc làm bài tập nhằm phân hóa đối tượng học sinh để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu bộ môn cho học sinh. 
Lưu ý: Tùy từng chương, bài, tùy từng đối tượng học sinh các khối lớp mà giáo viên linh hoạt chuẩn bị nội dung bài tập cho phù hợp. (Có thể cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ, xem băng đĩa, hoặc tổ chức, hướng dẫn học sinh sưu tầm lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.)
III. KẾT LUẬN:
 Tiết Làm bài tập lịch sử không thể hiện riêng thành bài trong SGK và cũng không có tài liệu hướng dẫn cho nên muốn tiết học sinh động và thành công thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn bị công phu (bảng phụ, kí hiệu, mũi tên, địa danh), song sẽ thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia, cá

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem su.doc