Giáo án Lịch sử lớp 9 - Hoàng Văn Minh - Trường PTDTBT THCS Mường Lói

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

2. Kĩ năng

- Biết đánh giá một số thành tựu, sai lầm hạn chế của Liên Xô và các nước Đông Âu

3. Thái độ

- Tự hào về các thành tựu mà Liên Xô (cũ) đã đạt được

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân đân ta

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Soạn bài

2. Học sinh: Học ôn

 

doc72 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Hoàng Văn Minh - Trường PTDTBT THCS Mường Lói, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
+ Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung. Tháng 9 - 1940, Nhật xâm lược Đông Dương. 
+ Pháp đầu hàng Nhật rồi câu kết với Nhật để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương:
- Pháp: Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”; tăng các loại thuế.
- Nhật: Thu mua lương thực (chủ yếu là lúa gạo) theo lối cưỡng bức.
+ Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc.
2. Những cuộc nổi dậy đầu tiên.
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940).
+ Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
+ Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940).
+ Nhật - Pháp thỏa hiệp với nhau, Pháp tập trung lực lượng đàn áp rất dã man. Lực lượng vũ trang rút vào rừng, bảo toàn lực lượng, thành lập đội du kích Bắc Sơn.
b. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940).
+ Cuộc xung đột Pháp - Xiêm (Thái Lan) nổ ra, thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn cho chúng, nhân dân và binh lính đã nổi dậy đấu tranh.
+ Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kì họp, quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - 1940) ở hầu hết các tỉnh của Nam Kì. Ở một số nơi, chính quyền cách mạng được thành lập.
+ Thực dân Pháp tập trung lực lượng, dùng nhiều thủ đoạn đàn áp cuộc khởi nghĩa. Cách mạng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số cán bộ và nghĩa quân rút vào rừng, chờ thời cơ để hoạt động trở lại.
c. Binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941).
+ Binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp (ở Nghệ An) bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho chúng ở biên giới Lào - Thái Lan nên đã nổi dậy đấu tranh.
+ Ngày 13 - 1 - 1941, binh lính ở Chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô Lương, sau đó kéo về thành Vinh, định phối hợp với binh lính ở đây giết giặc chiếm thành, song kế hoạch không thành công.
+ Binh biến Đô Lương nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt.
* Ý nghĩa của ba sự kiện trên:
+ Nêu cao lòng yêu nước, tinh thần anh hùng, bất khuất của nhân dân ta. “Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc”.
+ Để lại cho Đảng nhiều bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
II. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
1. Mặt trận Việt Minh ra đời (19 - 5 - 1941).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
+ Hoàn cảnh thế giới: 
- Phát xít Đức chuẩn bị tiến công Liên Xô.
- Trên thế giới dần hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức - Ý - Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
+ Hoàn cảnh trong nước: 
- Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc đang nguy vong hơn bao giờ hết.
- Ngày 28 - 1 - 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Người đã chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 (từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng).
- Hội nghị đã chủ trương: trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. Hội nghị đã thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 - 5 - 1941). 
b. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh.
+ Xây dựng lực lượng cách mạng:
- Ở căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai: Các đội du kích đã được thống nhất thành đội Cứu quốc quân và phát động chiến tranh du kích, sau phân tán nhỏ để gây cơ sở trong quần chúng.
- Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào Mặt trận cứu quốc.
- Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản một số tờ báo để tuyên truyền đường lối cách mạng.
+ Tiến lên đấu tranh vũ trang:
- Tháng 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa.
- Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
- Lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta đã phát triển mạnh, hỗ trợ cho nhau, góp phần mở rộng căn cứ địa cách mạng Việt Bắc và thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước.
2. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
a. Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945).
+ Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn. Quân Pháp ở Đông Dương cũng ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ. Tình thế trên buộc Nhật phải tiến hành đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
+ Đêm 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
b. Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng đã họp và ra bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể của dân tộc lúc này là phát xít Nhật.
Hội nghị quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
+ Những hoạt động tiến tới Tổng khởi nghĩa:
- Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở thượng du và trung du miền Bắc.
- Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân (15 - 4 - 1945).
- Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (6 - 1945).
- Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
III. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối: phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 19454). Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.
+ Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
+ Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14 và 15 - 8 - 1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
+ Tiếp đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào họp (16 - 8) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Ủy ban Giải phóng dân tộc. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa.
2. Giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động... Các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố...
+ Ngày 15 - 8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ.
+ Ngày 19 - 8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
3. Giành chính quyền trong cả nước.
+ Từ ngày 14 đến 18 - 8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
+ Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23 - 8), Sài Gòn (25 - 8). Đến ngày 28 - 8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
+ Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
4. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám.
+ Ý nghĩa:
- Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập, tự do, làm chủ nước nhà; mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Thắng lợi của cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
+ Nguyên nhân thành công:
- Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.
- Tình đoàn kết của tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội (đặc biệt là khối liên minh công - nông) trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đã đánh bại phát xít Nhật.
Chủ đề 4.
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1946)
1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Khó khăn: 
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn, ở vào tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo quân vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
- Trong nước, các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói năm Ất Dậu (cuối 1944 - đầu 1945) chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân.
- Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội vẫn còn phổ biến.
+ Thuận lợi:
- Phong trào cách mạng thế giới lên cao.
- Nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
2. Bước đầu xây dựng chế độ mới:
+ Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90% nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội k

File đính kèm:

  • docGiáo án sử 9 buổi hai 2011-1012.doc