Đề tài Phương pháp cân bằng phản ứng hoá học (tiếp)
Để hình thành kỉ năng hoàn thành phản ứng hoá học cho học sinh ở bậc THCS đó là điều hết sức cần thiết đối với môn hoá học. Qua nhiều năm dạy học tôi nhận thấy một điều là. Đối với nội dung sách giáo khoa để dạy cho học sinh hoàn thành một phản ứng hoá học trong bài học chỉ có 45 phút thì không thể làm cho học sinh hiểu và có thể vận dụng được để làm bài tập và tiếp tục học các bài học khác như bài tính theo phương trình hoá học. Vì vậy mà dạy cho học sinh năm vũng phương pháp cân bằng phản ứng là điều hết sức cần thiết đối với học sinh.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I/ Lời nói đầu: Để hình thành kỉ năng hoàn thành phản ứng hoá học cho học sinh ở bậc THCS đó là điều hết sức cần thiết đối với môn hoá học. Qua nhiều năm dạy học tôi nhận thấy một điều là. Đối với nội dung sách giáo khoa để dạy cho học sinh hoàn thành một phản ứng hoá học trong bài học chỉ có 45 phút thì không thể làm cho học sinh hiểu và có thể vận dụng được để làm bài tập và tiếp tục học các bài học khác như bài tính theo phương trình hoá học. Vì vậy mà dạy cho học sinh năm vũng phương pháp cân bằng phản ứng là điều hết sức cần thiết đối với học sinh. Tôi xin đưa ra ý kiến của mình về “phương pháp cân băng phản ứng hoá học” để các đồng nghiệp tham khảo đó cũng chính là kinh nghiệm của tôi đúc rút được qua nhiều năm dạy học. II/ Nội dung: Phương pháp cân bằng phản ứng hoá học 1/ Đối với những phản ứng thông thường không có có nhóm nguyên tử a) Phản ứng có mặt của Ôxi Để cân bằng loại phản ứng này người ta nên tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số của nguyên tử Oâxi trước và sau phản ứng. Ví dụ: Mg + O2 ---- MgO. Tìm bội số chung nhỏ nhất (2,1) là 2 Sau đó lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho chỉ số để thêm vào hệ số + Trước phản ứng : 2 : 2 = 1 (không thêm) + Sau phản ứng : 2 : 1 = 2 thêm 2 vào trước MgO. Tiếp đến cân bằng nguyên tố còn lại là Mg. b) Nếu không có Oâxi trong phản ứng thì ta dùng nguyên tử phổ biến thứ hai là Hyđrô Ví dụ: Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2. Tìm bội số chung nhỏ nhất của hiđrô (2; 1) là 2. sau đó lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho chỉ số của hiđrô trước phản ứng 2 : 1 = 2 thêm vào HCl Zn + 2HCl ZnCl2 + H2. Sau đó cân bằng tiếp các nguyên tố khác như Clo và Kẻm để hoàn thành phương trình phản ứng. đfnc c/ Nếu không có Ôxi, không có Hiđrô thì ta làm tương tự cho Clo Ví dụ: AlCl3 ----> Al + Cl2. Bội số chung nhỏ nhất (2;3) là 6 đfnc Trước phản ứng 3 : 6 = 2 thêm 2 vào trước AlCl3 sau phản ứng 6 : 2 = 3 thêm vào trước Cl2 rồi cân bằng hệ số của Al là 2. 2AlCl3 2Al = 3 Cl2. 2/ Đối với những phản ứng có nhóm nguyên tử. a) Nếu nhóm nguyên tử được bảo toàn trước và sau phản ứng thì ta làm trương tự như mục 1a. Vi dụ: AgNO3 + AlCl3 ---> Al(NO3)3 + AgCl. Bội số chung nhỏ nhất của nhóm N03 (1;3) là 3. Trước phản ứng: 3 : 1 = 3 thêm 3 vào trước AgNO3; Sau phản ứng: 3 : 3 = 1 (không thêm) Sau phản ứng cân bằng nguyên tố còn lại 3Ag NO3 + AlCl3 Al(NO3)3 + 3AgCl b) Nếu nhóm nguyên tử trong phản ứng không giữ lại sau phản ứng xuất hiện sau phản ứng thì ta cân bằng phản ứng đó bằng cách tìm bội số chung nhỏ nhất của nguyên tố Oâxi, Hiđrô hay Clo để cân bằng Ví dụ: Na2CO3 + HCl ---> NaCl + H2O + CO2. Tìm bội chung nhỏ nhất các chỉ số của nguyên tử hiđro (2,1)1 Sau phản ứng 2 : 2 = 1 (không thêm) Trước phản ứng 2 : 1 = 2 thêm 2 vào trước HCl sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại. Cl, Na, O (vì Ôxi ở 2 chất SP). Na2CO3 + 2 HCl 2NaCl + H2O + CO2 * Trường hợp ngoại lệ như phản ứng sau: Al(OH)3 ---> Al2O3 + H2O Vì Ôxi ở cả hai chất sản phẩm nên bỏ qua Ôxi mà ta chọn H cân bằng trước. Bội số chung nhỏ nhất của H (3:2) là 6 Trước phản ứng 6 : 3 = 2 thêm 2 vào trước Al(OH)3. Sau phản ứng 6 : 2 = 3 thêm 3 vào trước H2O Sau đó cân bằng tiếp các nguyên tố còn lại 2 Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O. III/ Lời kết: Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng đối với các lớp học sinh nếu đã học cách của tôi (thường dạy vào các tiết tự chon) học sinh tiến bộ rõ rệt không những học sinh khá giỏi. EaKly, ngày 30 tháng 02 năm 2009 Giáo viên bộ môn Võ Thị Phước
File đính kèm:
- SKKN HOA 9(6).doc