Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền

Năm học 2007- 2008 là năm học thứ năm thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

doc26 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến việc phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến viêc học tập của các em , việc cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc hướng dẫn luyện tập và rèn luyện thể lực cho học sinh.
	* Kết luận: luyện tập thể lực ở trường THCS là một vấn đề rất được chú ý, do đó việc cần phải có một sự thay đổi trong viêc luyện tập thể lực cho học sinh THCS. Ngày trước môn học chạy bền là một chương riêng biệt và chỉ được dạy trong một số tiết nhất định thì nay đã được thay đổi bằng cách đưa vào tất cả các tiết học trong suốt cả năm học từ đó mỗi giáo viên cần đưa ra những phương pháp luyện tập sao cho phù hợp với học sinh, tạo cho học sinh ý thức phấn đấu và quyết tâm cao khi luyện tập thể lực để tạo ra một sức bền cho cở thể có thể đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. Điều đó đã làm nảy sinh trong tôi ý nghĩ phải thay đổi tư duy, ý thức của học sinh trong việc rèn luyện thể lực và tôi mạnh dạn đề ra một số phương pháp nhằm " phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền". 
II.2 Chương 2:
nội dung
II.2.1: Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nhiệm vụ lý luận:
- Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm của giờ thể dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Tuy nhiên trong giờ dạy thể lực luôn gặp những hạn chế:
	. Học sinh chưa nhận thức nâng cao thể lực cho mình.
	. Học sinh lười luyện tập.
	. Giáo viên chưa chịu cập nhật các phương pháp luyện tập mới để tạo sự hứng thú luyện tập của học sinh.
. Dụng cụ luyện tập còn quá ít hoặc không phù hợp hay chất lượng kém.
* Nhiệm vụ thực tiễn:
- Do điều kiện sân bãi không tốt, phạm vi hẹp.
- Thiết bị đồ dùng luyện tập còn thiếu.
- Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể mình.
VD: Khi sử dụng phiếu điều tra hứng thú học tập đầu năm thông qua việc chọn lựa môn TDTT em ưa thích để luyện tập kết quả thu được như sau:
	Chạy bền: 5%
	Cầu lông: 20%
	Đá bóng: 40%
	Bóng bàn: 2%
	Bóng rổ: 15%
	Bóng chuyền: 8%
	Bơi :	10%
Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình mà không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất TT của mình. Một số em có thể trạng và thể lực yếu lại thích các môn vận động mạnh như: đá bóng, bơi, chạy bền, có em thấy bạn chọn thì mình cũng chọn hay do các ban rủ tập cùng.
- Cũng có thể do giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn lựa môn TT phù hợp cho các em cũng như việc áp dụng phương pháp, dung cụ luyện tập còn hạn chế dẫn đến các em không có hứng thú luyện tập.
- Ngoài ra các em chưa chú trọng đến quá trình khởi động và lượng vận động của mình.
- Có thể nói chất lượng thể lực của học sinh trong trường là một vấn đề cần giải quyết không chỉ có tôi mà những giáo viên đi trước đều có thể cảm nhận được. Thông qua chất lượng kiểm tra 2 năm học trước ta có thể thấy được điều này: 
	Năm học 2006 - 2007: kết quả kiểm tra TCRL TT cuối năm học thông qua môn chạy bền có kết quả như sau:
	Khối 9: có 140 HS
	G: 6 HS = 4.4%
	K: 24 HS = 17%
	Đ: 42 HS = 30%
	CĐ: 68 HS =48.6% 
	Khối 8: có 150 HS
	G: 4 HS = 2.7%
	K: 26 HS = 17.3%
	Đ: 45 HS = 30%
	CĐ: 75 HS = 50%
ở đây tôi chỉ thu thập số liệu của 2 khối 8 - 9 vì 2 ở 2 khối này việc rèn luyện thể lực là rất quan trọng đến sự phát triển của các em. Thông qua số liệu đó tôi nhận ra tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi và khá là rất ít do các em lười luyện tập trong giờ học cũng như ở nhà các em chưa có nhận thức về tầm quan trọng của thể lực. Đặc biệt trong các giải TDTT của Huyện, ngành trường tôi không bao giờ có giải trong nội dung thi chạy cự li trung bình và dài từ đó việc cấp thiết là tạo cho các em hứng thú luyện tập thể lực ở trường cũng như ở nhà, trong và ngoài tiết học.
II.2.2: Nội dung 
II.2.2.1: . Yêu cầu phương pháp:
- Qua một số vấn đề ta có thể thấy thực chất việc giảng dạy thường xuyên bị thói quen nói dài, giảng giải và làm mẫu quá sâu, quá kĩ trong khi thực chất không cần đến thế. Bây giờ ta phải làm sao để đưa ra các phương pháp và hình thức có thể khác nhau, sao cho giờ học đạt hiểu quả cao nhưng phong phú nội dung hình thức tập luyện, đặc biệt để giờ học không quá căng thẳng mà vui tươi, nhẹ nhàng, đạt hiểu quả cao về giáo dục, về rèn luyện sức khoẻ, thể lực học sinh. 
- Phần lý thuyết : áp dụng phương pháp đọc tài liệu để nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học tích cực của học sinh.
- Nghiên cứu kỹ những tài liệu và SGK.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thống kê, phiếu học tập.
- Quan sát tìm hiểu thực tế của học sinh.
- Nghiên cứu SGK lớp 9 mới.
- Một số phương pháp luyện tập, sử dụng các dụng cụ luyện tập.
- Tìm hiểu thực trạng thể lực của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá đầu năm.
- Đưa đề tài vào thực nghiệm trong giờ dạy.
II.2.2.2: . Biện pháp thực hiện:
- Như vậy để học sinh có tích cực tập luyện nâng cao thể lực trong các giờ dạy giáo viên cần chú ý những điểm cơ bản sau:
	. Giảm lí thuyết, giảng giải đến mức hợp lý, để tranh thủ thời gian cho học sinh luyện tập.
	. Đổi mới cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể, giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo điều kiện cho học sinh tự quản.
	. Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu.
	. Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá.
	. Không để giờ học căng thẳng, nặng nề, nên vui tươi, hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao.
- Để làm được các vấn đề trên tôi đã sử dụng phiếu học tập để đánh giá sự hiểu biết của học sinh về sức bền như sau:
Phiếu điều tra
1. Em hiểu thế nào là sức bền?
 	a) Khả năng của cơ thể chống lại mêt mỏi khi luyện tập.
	b) Khả năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
	c) Cả a và b.
2. Sức bền được chia làm mấy loại:
	a) Sức bền chung – Sức bền chuyên môn.
	b) Sức bền thể lực – Sức bền riêng biệt.
	c) Cả a và b.
3. Sức bền chung là gì?
	a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc nói chung trong một thời gian dài.
	b) Là khả năng của cơ thể khi làm việc trong một thời gian ngắn.
	c) Cả a và b.
4. Sức bền chuyên môn là gì?
	a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động.
	b) Là khả năng thực hiện bài tập TT trong một thời gian dài.
	c) cả a và b.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng một phiếu học tập để đánh giá ý thức luyện tập của học sinh và sự hiểu biết về phương pháp luyện tập của học sinh :
	1. Em đã tự tập chạy bền bao giờ chưa?
	2. Em có định tập sức bền không ? tập theo hình thức nào kế hoạch tập của em ra sao?.
	3. Một học sinh nam chưa tập chạy bao giờ ngay buổi đầu tiên đã chạy 1000m theo em có tốt không?
	4. Một bạn chạy bền xong đứng lại ngay đúng hay sai?
	5. Sau khi tập bài thể dục xong một bạn tập chạy nhẹ nhàng trong 4 - 5 phút theo vòng số 8 ở nhà như thế có tốt hay không?
- Kết quả cho thấy: vốn hiểu biết của các em về sức bền của một số lớn học sinh THCS rất kém do các em không quan tâm đến luyện tập thể lực, đa số các em không biết rằng sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập cũng như sự phát triển của cơ thể.
 	* Từ đó tôi đề ra một số phương pháp luyện tập để phát huy tính tích cực của học sinh như sau:
- Trước tiên tôi dạy học sinh cách đo nhịp mạch của cơ thể trước và sau khi luyện tập để biết được khả năng thể lực của chính bản thân.
	. Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người tuý theo lứa tuổi , giới tính vá sức khoẻ của mỗi người mà tập luyện cho vừa sức. Với học sinh lớp 9 có sức khoẻ bình thường cần chạy nhẹ nhành liên tục 6 phút hoặc chạy hết 500m trở lên mới có tác dụng rèn luyện sức bền.
	. Tập chạy nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với tốc độ chậm khoảng 2 – 3 phút hoặc 300 – 350m, sau đod tăng dần thời gian , khoảng cách tốc độ lên một chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đã quen có thể nâng dần từng chỉ tiêu. Cần theo dõi sức khoẻ của học sinh trong quá trình tập bằng cách đặt ra những câu hỏi sau khi học sinh luyện tập như: có cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu không , ăn ngon miệng không, ngủ có tốt không, ....nếu thấy những biểu hiện nêu trên dều tốt có thể nâng dần cự li hoặc thời gian chạy, ngược lại nếu thấy không tốt cần giảm mức độ tập hoặc cho đi kiểm tra sức khoẻ để tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục.
	. Tập thường xuyên hằng ngày hoặc 3 –4 lần/ tuần một cách kiên trì, không nóng vội.
	. Trong một giờ học, sức bền phải đề học sau các nội dung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản.
	. Tập chạy xong không dừng lại đột ngột, mà thực hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút.
	. Song song với tập chạy, cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướn ngại vật trên đường chạy và các động tác hỗi tĩnh sau khi chạy....
	. Ngoài ra để học sinh thực sự tích cực luyện tập thể lực trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi cách luyện tập ở từng giờ học để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi luyện tập bằng cách sử dụng các phương pháp luyện tập:
	. Tập sức bền bằng trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như: Nhảy dây, tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với thở “ hai lần hít vào, ba lần thở ra’’ hoặc “ chạy vượt chướng ngại vật gặp trên đường chạy tự nhiên....Kết hợp chạy với đi bộ và rút ngắn dần cự li hoặc thời gian đi bộ để tăng cự li hoặc thời gian tập.	
. Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ 300m nâng dần đến 500m, 600m, 700m , 800m.... hoặc tập theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9 ,10, 12 , 20 .... phút.
	. Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể thao, chạy cự li trung bình, chạy cự li dài. Cũng có thể tập các môn cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bơi cự li trung bình hay dài....
	. Có thể tập cá nhân hoặc theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển theo vòng số 8 khi đi bộ, chạy.... thời gian tập thích hợp vào buổi sáng sớm ( hoặc sau khi tập bài thể dục sáng ) hoặc vào chiều tối trước khi ăn cơm. Cũng có thể tập dưới hình thức đi dạo trên quãng đường dài sau bữa ăn tối khoảng 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
- Ngoài những phương pháp luyện tập trên tôi còn áp dụng thêm các dụng cụ luyện tập được trang bị và các dụng cụ tự làm vào kết hợp cho học sinh luyện tâp như: sử dụng các thanh chắn làm chướng ngại vật, dây cao su, vậy 

File đính kèm:

  • docSKKN TD 09.doc
Giáo án liên quan