Đề tài Phản ánh thực trạng quá trình triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học và một số biện pháp thực hiện

Trong hoạt động giáo dục của một nhà trường phổ thông nói chung, không thể nói đến hoạt động dạy và học. Ở trường THCS cũng vậy: dạy và học chính là hoạt động chính, giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Nó đem lại cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá chưa phải là đủ cho cuộc đời, các em còn phải bổ sung và làm phong phú thêm nhiều, nhưng trí thức khoa học tiếp nhận được ở trường phổ thông cơ sở là tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em lao động và tiếp tục học tập cao hơn nữa.

doc25 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phản ánh thực trạng quá trình triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học và một số biện pháp thực hiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hoạt động học là tìm tòi, thấu hiểu, nắm vững, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Phương pháp học tập là phương pháp nhận thức rất gần gũi với phương pháp nhận thức chung của loài người, đồng thời còn là phương pháp rèn luyện để hình thành hệ thống kỹ năng thực hành.
Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó khăng khít không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau tạo thành một hoạt động chung. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy. Tuy nhiên việc học phải chủ động, cách học phải thông minh và phương pháp phải sáng tạo. Dạy tốt dẫn đến học tốt, học tốt đòi hỏi phải dạy tốt. Thi đua dạy tốt, học tốt là một phong trào hướng vào đổi mới phương pháp dạy và học là việc làm phù hợp với quy luật của quá trình dạy học và sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay.
Suy cho cùng việc giảng dạy là vì học sinh, học sinh là trung tâm của mọi sự cố gắng, mọi cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy là trung tâm của mọi tìm tòi về cách tổ chức quá trình dạy học và giáo dục. Chính vì học sinh mà người ta tiến hành khơi dậy tiềm năng trí tụê của học sinh. Học sinh vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học, đó là quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, một quan điểm dạy học hiện đại, nhận thức đúng đắn bản chất của nó là cơ sở lý luận vững chắc để tiến hành các hoạt động dạy học có hiệu quả.
Xuất phát từ cơ sở lý luận trên và để thực hiện được mục tiêu đào tạo ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Người cán bộ quản lý trường học phải có những biện pháp để tổ chức quản lý các hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng với nhiệm vụ đào tạo con người cung cấp nhân tài cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chương II: cơ sở thực tiễn
Do sự chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được phát triển, chất lượng giáo dục trung học cơ sở ngày càng được quan tâm và được nâng cao rõ rệit nhất là các trường ở thành phố, thị xã, khu đông dân cư, vùng kinh tế phát triển và các trường trọng điểm. Động lực học tập cũng mạnh mẽ hơn, thể hiện ở sự phấn đấu của học sinh để được tiếp tục học lên, được vào những trường có uy tín hay tìm được việc làm ổn định.
Tuy nhiên thực trạng cho thấy những tiến bộ nói trên còn chưa đồng đều và chưa bền vững, mới chỉ là bước đầu và ở một bộ phận. Tình trạng phổ biến là thiếu thốn các nguồn tài lực, vật lực, nhân lực nghiêm trọng trước những yêu cầu về phát triển quy mô. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của các trường trung học cơ sở còn quá nghèo nàn và lạc hậu, ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thuần nông, vùng có mặt bằng kinh tế thấp đời sống khó khăn, một bộ phận lớn học sinh trung học cơ sở ngoài giờ học ở trường, phải lo kiếm sống  nên không có thời giờ tự học. Chất lượng học tập, chất lượng giáo dục toàn diện thấp một cách đáng lo ngại.
Tỷ lệ học sinh bỏ học tuy có giảm bớt nhưng vẫn cao, tức là “hiệu quả trong” giáo dục trung học cơ sở còn kém, một phần quan trọng là do chất lượng giảng dạy thấp. Trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn còn đứng lớp, tình trạng thiếu giáo viên và chủng loại, nhiều giáo viên còn phải dạy chéo ban, dạy các môn không được đào tạo. Trường lớp có nơi còn ở trong tình trạng tạm bợ, bàn ghế không đủ và không đúng quy cách  Tất cả hiện trạng trên đều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Ngoài những tồn tại trên, một vấn đề có tính chất quyết định đến chất lượng dạy và học mà Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ đó là trình độ của cán bộ quản lý nói chung trong đó có cán bộ quản lý các trường học còn quá yếu chưa đáp ứng được với các yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước.
Các giải pháp thực hiện.
Đây là những yếu tố quyết định để thực hiện các chủ trương, mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên có nhiều, song chỉ nêu lên một số giải pháp lớn quan trọng không thể thiếu được cần phải vận dụng chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học cơ sở
1. Quản lý thực hiện chương trình dạy học.
Chương trình dạy học là pháp lệnh cuảu Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nó quy định nội dung, phương pháp hình thức, thời gian số tiết dạy học của từng bài từng môn. Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo. Cụ thể:
- Từ hiệu trưởng đến giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Mọi người phải nắm vững chương trình theo biên chế năm học, theo phân phối chương trình dạy học của từng bộ môn và theo kế hoạch đồng bộ của Phòng Giáo dục Đào tạo.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch bộ môn dạy đã được phân công cho suốt năm học: Phân phối thời gian, nội dung kiến thức cơ bản trọng tâm, phương pháp giảng dạy và những công việc chuẩn bị của thầy và trò nhằm phục vụ cho dạy học. Đây là một loại hồ sơ chuyên môn của mỗi giáo viên.
- Lịch báo giảng là kế hoạch thực hiện chương trình trong phạm vi một tuần của giáo viên, được ban giám hiệu ký và duyệt vào thứ hai hàng tuần để kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn:
Hồ sơ chuyên môn là phương tiện dạy của giáo viên và cũng là phương tiện phản ánh quá trình quản lý sẽ giúp hiệu trưởng nắm chắc và cụ thể tình hình hoạt động và thực hiện chương trình. Các loại hồ sơ bắt buộc cho mỗi giáo viên:
Phân phối chương trình môn dạy.
Lịch báo giảng.
Sổ điểm cá nhân
Sổ chủ nhiệm (Nếu là giáo viên chủ nhiệm)
Sổ tích luỹ chuyên môn nghiệp vụ
Sổ dự giờ
Bài soạn.
Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo. 
Mỗi học kỳ kiểm tra hai lần: Giữa học kỳ và cuối học kỳ, kiểm tra nội dung, hình thức của từng loại, qua đây có số liệu, có chất liệu, phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, việc thực hiện chương trình của mỗi giáo viên. Duy trì nề nếp chuyên môn, có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn bổ sung những vấn đề cần thiết và có tư liệu trong công tác xếp loại thi đua.
- Sử dụng thời khoá biểu quản lý giờ lên lớp.
Thời khoá biểu là một loạt kế hoạch có dạng chương trình hoá, là lịch dạy học của từng lớp, xây dựng nề nếp, điều khiển nhịp điệu hoạt động trong ngày, trong tuần. Nhà trường chỉ coi trọng việc sử dụng thời khoá biểu để quản lý giờ lên lớp, việc xắp xếp, điều chỉnh thời khoá biểu phải kịp thời, không bị xáo trộn chương trình, nề nếp, đảm bảo được quyền lợi của học sinh. Trong sắp xếp thời khoá biểu phải tạo được sự cân đối trong lao động của thầy và lao động của trò, phù hợp và đáp ứng được phần nào nhu cầu của giáo viên (con nhỏ, nhà ở xa  ) tạo bầu không khí đoàn kết.
2. Xây dựng đội ngũ.
Đội ngũ giáo viên do thực trạng hiện nay trình độ chuyên môn không đồng đều, cơ cấu bộ môn không cân đối phải dạy chéo ban  Nhà trường phải lấy giải pháp xây dựng đội ngũ là công việc hàng đầu, được thể hiện ở các hoạt động:
- Dự giờ thăm lớp học tập lẫn nhau để bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng sư phạm. Mỗi giáo viên tối thiểu phải có một tiết dự giờ bắt buộc trong một tuần và phải trở thành nề nếp thói quen.
Tổ chức thao giảng hội giảng mỗi năm hai đợt: đợt một tổ chức nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và chọn cử giáo viên giỏi dự thao giảng giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, đợt hai tổ chức sau tết Nguyên đán “Mừng Xuân, mừng Đảng”. Có hội đồng giám khảo, các giáo vien trong nhóm cùng dự, đánh giá xây dựng, rút kinh nghiệm và xếp loại giờ dạy. Mỗi một đợt thao giảng đã bồi dưỡng được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên, xây dựng được phong trào thi đua, qua đó đánh giá phân loại được đội ngũ.
Hàng tuần các nhóm chuyên môn sinh hoạt một lần, nội dung sinh hoạt trao đổi mang tính chất chuyên đề về kiến thức đã dạy trong tuần, đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và những vấn đề cần khắc phục. Qua đó bàn bạc thống nhất nội dung, phương pháp, kiển thức trọng tâm và những công việc chuẩn bị (tranh vẽ, mô hình, thí nghiệm ) cho tuần sau. Những ý kiến đề xuất với tổ, với trường.
- Cử những giáo viên có năng lực dự các lớp chuyên đề do Phòng, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức, như các chuyên đề thay sách lớp 6 và các chuyên đề khác Bố trí giáo viên giảng dạy ở các lớp, các môn phù hợp với trình độ năng lực của từng người.
Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên học các lớp hàm thụ tại chức Đại học chuyên ngành một số môn để nâng cao trình độ:
- Tổ chức ngoại khoá, tham quan, du lịch và xây dựng nội san: Ngoại khoá chương trình theo kiểu “Kính vạn hoa” hay “Âm vang xứ Thanh”  để lôi cuốn giáo viên và học sinh tham gia hoặc có thể tổ chức theo tổ, theo nhóm học tập trong phạm vi một bài học hay một chương, một phần của môn họcv nhằm cuốn hút học sinh tham gia, dạy các em làm quen với cách xử lý các tình huống, khả năng giao tiếp và tạo ra bầu không hkí đoàn kết gắn bó, yêu trường, ham học hỏi, chống hiện tượng bỏ học, lười học và các hiện tượng xã hội khác.
Tham quan, du lịch nhằm cung cấp nhận thức về con người, đất nước, về truyền thống xây dựng và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của cha ông ta  để giáo viên và học sinh tiếp cận với tri thức tự nhiên và lịch sử, gắn vào với từng bài học.
Ra các bài tập nội san theo định kỳ với tất cảcác môn học phản ánh hoạt động dạy và hoạt động học, các gương tốt người tốt, những đề toán hay những bài giải độc đáo, những mẫu chuyện vui về văn, toán, vật lý, sinh học, hoá học  Hoạt động này đã giúp giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo sưu tầm nâng trình độ, tăng uy tín, tự học, tự bồi dưỡng và giúp học sinh hăng hái miệt mài học tập.
3. Phát huy sức mạnh hoạt động của tổ chuyên môn.
Hàng tuần sinh hoạt theo định kỳ nội dung chủ yếu giải các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Xoá bỏ nề nếp sinh hoạt mang tính chất hành chính, sự vụ, nghèo nội dung, thủ tục hình thức  nội dung sinh hoạt tập trung giải quyết triển khai các chuyên đề đã được tiếp thu; bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên dạy chéo ban; trao đổi những bài khó, chương khó, các đề tài kinh nghiệm; những thắc mắc, những đề xuất và những việc cần làm. Thông qua tổ chuyên môn lãnh đạo có số liệu chính xác bổ sung cho đánh giá xếp loại giáo viên và chỉ đạo dạy học.
Bên cạnh việc chỉ hoạt động của t

File đính kèm:

  • docSKKN QUAN LY.doc