Bài giảng Bài 50 - Tiết 61 - Tuần 32: Glucozo (tiếp)

Kiến thức: Giúp HS

- HS nắm được CTPT, trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ.

1.3) Thái độ: Giáo dục HS

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 50 - Tiết 61 - Tuần 32: Glucozo (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GLUCOZƠ
Bài 50 - Tiết 61 
Tuần 32
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: Giúp HS
HS nắm được CTPT, trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ.
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
Ý thức tích cực trong học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiển làm rượu glucozơ.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính chất vật lí
- Tính chất hoá học
- Ứng dụng của glucozơ
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Hoá chất: Glucozơ, nước cất, dd AgNO3, NH3, C2H5OH, NaOH.
 Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, đèn cồn, cốc.
3.2) Học sinh: Đọc trước nội dung bài glucozơ.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. KTM:
 4.3/ Bài mới : Giới thiệu bài: “ Glucozơ ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV: Thông báo công thức phân tử 
  HS: HS tính phân tử khối của glucozơ.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của Glucozơ.
- GV: Cho HS quan sát ảnh 1 số trái cây và giới thiệu trạng thái tự nhiên của glucozơ.
? Trong tự nhiện glucozơ có ở đâu ?
? Trong cơ thể người glucozơ có ở đâu ? (ở trong máu). 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của Glucozơ.
- GV: Cho HS quan sát mẫu glucozơ 
  HS: Nhận xét trạng thái, màu sắc, vị của glucozơ.
- GV: Chốt ý
  HS: Nêu tính chất vật lí của glucozơ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của Glucozơ.
- GV: Tiến hành TN cho dd glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dd NH3. 
 Nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm đựng dd NH3 lắc nhẹ thêm tiếp dd glucozơ vào. Sau đó đặt vào 1 cốc nước nóng.
  HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng
 Có màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm 
- GV: Hướng dẫn HS viết phương trình.
- GV: Giải thích việc viết PTPƯ với Ag2O cho đơn giản còn thực chất đó là một hợp chất phức tạp của bạc.
Ú Liên hệ: Ứng dụng trong công nghiệp tráng gương.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại phương pháp sản suất rượu etylic. 
  HS: Nêu và viết PTPƯ. 
 Tinh bột (đường) rượu etylic
- GV giải thích: Khi cho men rượu vào dd glucozơ ở nhiệt độ thích hợp 30-32oC glucozơ sẽ chuyển dần thành rượu etylic.
Ú Liên hệ: Cách làm ruợu nho.
- GV: Hướng dẫn HS viết PTHH
 C6H12O6 
* Chú ý: Từ tinh bột cũng điều chế được rượu bằng quá trình lên men, khi đó có sự chuyển hóa liên tiếp từ tinh bột sang glucozơ sau đó sang rượu. Các quá trình trên đều diễn ra đưới tác dụng của các loại enzim khác nhau trong men rượu.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của Glucozơ.
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ ứng dụng của glucozơ. 
  HS: Nêu ứng dụng của glucozơ. 
  HS: khác nhận xét, bổ sung.
 Làm thuốc tăng lực cho người già, yếu
- GV: Chốt lại ý chính.
- Công thức phân tử: C6H12O6.
- Phân tử khối: 180
I. Trạng thái tự nhiên
- Glucozơ có trong các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín.
- Glucozơ có trong cơ thể người và động vật.
II. Tính chất vật lí
 Glucozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
 III. Tính chất hoá học
Phản ứng oxi hoá glucozơ
 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Agi
 (dd) (dd) (dd) (r) 
 Axit gluconic
 (phản ứng tráng gương)
 2. Phản ứng lên men rượu
 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
 (dd) (dd) (k)
IV. Ứng dụng của glucozơ
 - Pha huyết thanh.
 - Sản xuất vitamin C.
 - Tráng gương, tráng phích.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Gluozơ có tính chất nào:
A. Làm đỏ quì tím.
B. Tác dụng với dd axit.
C. Tác dụng với dd bạc nitrat trong amoniac.
D. Tác dụng với kim loại sắt.
BT 2 SGK/152 
a) Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dd NH3. Chất nào tham gia phản ứng tráng gương đó là glucozơ, chất òn lại là rượu etylic.
b) Chọn thuốc thử là Na2CO3, chất nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH, chất còn lại là glucozơ.
Hay chọn giấy quì tím: Quì tím đỏ là CH3COOH
 Quì tím không chuyển màu là glucozơ.
Làm thế nào để biết được glucozơ có trong nước tiểu người bệnh ?
Cho nước tiểu người bệnh tác dụng với AgNO3 trong NH3 nếu có Ag sinh ra là nước tiểu có glucozơ (tiểu đường)
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Agi	
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm BT 3, 4 SGK/ 152
Hướng dẫn BT4: Trước hết tìm mtt đã dùng dựa vào PT
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Saccarozơ ”
Gv nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 61 glucoso.doc