Đề tài Nghiên cứu việc bảo quản và sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm Hóa học

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy thí nghiệm hóa học và các đồ dùng, thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THCS.

 Thí nghiệm hóa học giúp cho học sinh phát triển tư duy cũng như nâng cao nhận thức về lĩnh vực hóa học

 

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc bảo quản và sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dẫn thủy tinh xuyên qua được dùng để đậy ống nghiệm, bình tam giác hay bình cầu để thực hiện các phản ứng tạo ra chất khí. Chất khí đó cần được thu hoặc được dẫn đến một dụng cụ để thực hiện một phản ứng hóa học khác hay được loại bỏ đi vì độc.
	Khi phải luồn ống dẫn qua nút đục lỗ nếu không biết cách rất dễ bị đứt tay. Để an toàn trong công việc đó chúng ta làm như sau: Cầm nút trong bàn tay trái, ống dẫn thủy tinh cầm trong bàn tay phải. Nhúng nút và ống dẫn vào nước xà phòng đặc rồi mới luồn ống vào nút.
	c. Bình cầu:
	Bình cầu có ba loại : Bình cầu đáy bằng, bình cầu đáy tròn, bình cầu đáy tròn có nhánh.
	Khi đún nóng nên đặt bình cầu lên lưới amiăng. Không được đặt bình cầu còn đang nóng vào chỗ lạnh, ẩm mà nên để trên gỗ, giấy hay bìa khô. Khi đun cần cặp cổ bình vào giá sắt và độn giấy vào giữa cặp sắt và cổ bình để bình khỏi vỡ.
	d. Bình hình nón (bình tam giác):
	Bình hình nón cỡ lớn (500-1000ml) thường được dùng để đựng hóa chất. Các bình nón cỡ nhỏ (250ml trở xuống) có thể dùng để đựng, thu hóa chất và khi cần thiết có thể tiến hành các thí nghiệm hóa học.
e. Phễu thủy tinh :
	Có 3 loại phễu thủy tinh. Loại phễu thủy tinh thường (không có khóa) dùng để lọc, để dời chất lỏng vào bình có miệng hẹp. Phễu thường có cuốn dài dùng để rót chất lỏng không bay hơi từng ít một.
	Phễu có nút đậy, khóa nhám còn được gọi là phễu brom, được dùng để đựng và rót hóa chất lỏng bay hơi xuống các bình, lọ trong khi đang tiến hành các phản ứng hóa học.
	Phễu chiếc còn gọi là phễu phân li, dùng để tách các chất lỏng không tan lẫn vào nhau hoặc chiết tách các chất khác nhau.
	Đối với phễu có nút đậy, khóa nhám khi không sử dụng phải lót giấy vào nút và khóa để chỗ thủy tinh nhám không gắn vào nhau dù để lâu ngày. Khi sử dụng cần bôi vadơlin vào chỗ nhám của nút và khóa để dễ mở.
	Khi dùng phễu, cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như: Chai, lọ, bình cầu... Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên và không được đổ chất lỏng đầy phễu, vì như vậy phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1cm.
	g. Cốc thủy tinh :
	Cốc thủy tinh cũng được dùng hóa chất khi tiến hành các thí nghiệm với lượng hóa chất nhiều so với lúc dùng trong ống nghiệm. Khi biểu diễn thí nghiệm trong cốc học sinh quan sát được rõ hơn so với khi biểu diễn trong ống nghiệm. Điều đáng lưu ý khi phải đun nóng phải đặt cốc lên lưới amiăng rồi mới được đun. Không được cô cạn hóa chất ở cốc thủy tinh, vì như thế cốc sẽ bị vỡ. Sau khi đun nóng xong không được đặt cốc vào chỗ có nước lạnh hay trên tấm kim loại, mà để lên tấm gỗ hay bìa khô để cốc không vỡ.
	* Quy tắc chung về việc sử dụng các dụng cụ thủy tinh :
	- Đun nóng các dụng cụ thủy tinh từ từ và đều.
	- Không được đun nóng các dụng cụ thủy tinh có thành dày và có chia độ.
	- Không được rót nước nóng vào dụng cụ thủy tinh.
	- Không được đựng các dung dịch kiềm đặc, axit đặc trong các bình thủy tinh mỏng.
	- Những bộ phận nhám (khóa, nút) phải bôi vadơlin trước khi dùng. Khi bảo quản phải lót giấy, đánh số hoặc buộc dây để tránh nhầm lẫn.
	- Phải để các dụng cụ thủy tinh ở tủ (ngăn) riêng, tránh va chạm mạnh.
	2. Dụng cụ bằng sứ :
	a. Cốc sứ (chén sứ):
	Cốc sứ dùng để pha các dung dịch kiềm hoặc axit, có thể dùng để đun các chất lỏng.
	b. Bát sứ :
	Bát sứ dùng để cô các dung dịch, trộn các loại chất rắn với nhau, đun chảy các chất, pha dung dịch kiềm, axit với lượng lớn. Có thể đun các bát sứ bằng ngọn lửa trực tiếp, nhưng đun qua lưới amiăng vẫn tốt hơn.
	c. Cối, chày sứ:
	Cối, chày sứ dùng để nghiền hóa chất rắn, nghiền một số hỗn hợp các chất rắn phản ứng với nhau (theo chỉ dẫn của từng phản ứng) trước khi nghiền các chất rắn trong cối sứ cần phải đập trước cho nhỏ cỡ bằng hạt ngô. Không được đập mạnh chày vào cối như chày cối đá mà giã nhẹ, tốt nhất là dùng tay tỳ chày và xoáy mạnh chày vào cối cho hóa chất nhỏ dần. Không được cho hóa chất vào 1/3 thể tích cối.
	Khi nghiền các chất để làm chất nổ, cối phải thật sạch (sạch hóa học), nghiền riêng rẽ từng chất. Để nghiền tiếp chất khác lại phải làm sạch cối, rồi mới được nghiền (nếu không có cối sạch khác). Không được trộn hỗn hợp nổ trong cối. Sau khi nghiền xong phải rửa sạch ngay chày và cối.
3. Dụng cụ bằng gỗ và kim loại:
	a. Giá sắt:
	Giá sắt rất cần cho phòng thí nghiệm hóa học, một bộ giá sắt thường có đủ các vòng sắt và con bọ. Giá sắt rất đắt tiền nhưng lại dễ bị gỉ do hóa chất ăn mòn. Vì vậy để bảo vệ giá sắt được bền khi sử dụng xong chúng ta cần rửa sạch hóa chất dính, dây lên giá và thỉnh thoảng phải sơn lại (nếu sơn lóc đi nhiều). Khi cặp ống nghiệm hay bình cầu phải lót cao su hay giấy chỗ tiếp xúc giữa cặp sắt và dụng cụ thủy tinh.
	b. Cặp gỗ:
	Cặp gỗ dùng để cặp ống nghiệm, khi đã cho ống nghiệm vào cặp rồi thì cầm chắt lấy nhánh dài và cho ngón tay cái đẩy nhẹ vào phía trong của nhánh ngắn, chứ không dùng bàn tay nắm lấy cả hai nhánh của cặp. Vì như thế dễ quên đi và bọp kẹp làm ống nghiệm rơi ra rất nguy hiểm.
	4. Dụng cụ đốt nóng:
	a. Đèn cồn:
	Đối với trường phổ thông thì dùng đèn cồn là thuận lợi hơn cả. Khi sử dụng đèn cồn cần lưu ý các điểm sau đây:
	- Không để cồn trong đèn cạn gần hết, vì cồn ít quá sẽ tạo với không khí hỗ hợp nổ. Cũng không nên rót đầy cồn vào đèn quá mà chỉ tới gần ngấn cổ đèn thôi.
	- Tuyệt đối không châm đèn bằng cách lấy ngọn đèn cồn nọ chạm vào bấc đèn của đèn cồn kia, vì làm thế cồn đổ ra sẽ bốc cháy.
	- Muốn tắt đèn phải dùng nắp đèn chụp vào chứ không được thổi bằng miệng.
	- Khi kết thúc buổi thí nghiệm cần vặn kín nắp đèn cồn để cồn không bay hơi.
b. Bếp điện:
	Trong thí nghiệm hóa học, bếp điện được dùng trong các trường hợp sau đây:
	- Đun nóng hoặc sôi chất lỏng với lượng lớm trong các cốc thủy tinh.
	- Làm khan các chất rắn trong các cốc (chén) sứ.
	- Nhiệt phân chất rắn với khoảng thời gian dài.
II. Phương pháp bảo quản và sử dụng một số hóa chất:
	1. Tủ đựng hóa chất:
	a. Chai, lọ đựng hóa chất phải có nhãn:
	- Bất kỳ một chai, lọ hóa chất nào cũng phải có nhãn, trường hợp có chai, lọ hóa chất mất nhãn cần kiểm tra lại và dán nhãn vào ngay để tránh nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng.
	- Để bảo quản nhãn tốt chúng ta làm như sau: Quẹt một lớp mỏng paraphin nóng chảy lên mặt nhãn hoặc dùng đoạn băng dính trong suốt dán lên mặt nhãn.
	- Khi rót hóa chất ra khỏi lọ chú ý nghiêng lọ về phía không có nhãn để tránh hóa chất rơi ra làm hỏng nhãn.
	b. Quy tắc sắp xếp hóa chất:
	- Đặt axit ở thể lỏng ở ngăn cuối cùng của tủ để khi lấy ra được dễ dàng và tránh đổ vỡ nguy hiểm.
	- Các hóa chất dễ bắt lửa như benzen, ete, cồn đốt, rượu etylic, exeton... không nên để tập trung một chỗ mà nên để cách xa nhau.
	Lượng các chất dễ cháy không nên để nhiều trong phòng thí nghiệm (chỉ nên để mỗi loại độ 1 lít).
	- Sắp xếp hóa chất theo nhóm riêng để tìm cho dễ, chẳng hạn:
	+ Kim loại thì theo thứ tự hóa trị (nhóm nguyên tố).
	+ Muối, bazơ sắp xếp theo thứ tự cation.
	+ Các chất hữu cơ sắp xếp theo thứ tự nhóm chức...
	- Các hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kali pemanganat (KMnO4) bạc nitrat (AgNO3), kaliiotua (KI), nước oxi già (H2O2)... cần phải để vào ngăn riêng, có khóa và phải được giữ gìn hết sức cẩn thận.
	c. Bảo quản hóa chất:
	- Những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonic và hơi nước cần được đựng vào chai lọ có nút cao su hay nút nhám, bên ngoài nút có tráng một lớp parapin.
	+ Bột magie, bột sắt khử (dễ bị oxi hóa).
	- Canxi oxit (CaO), canxicacbua (CaC2): dễ bị rữa trong không khí ẩm.
	- Anhidritphotphoric (P2O5), canxi clorua (CaCl2), magie clorua (MgCl2), natri nitrat (NaNO3): dễ hút nước và chảy rữa.
	+ Kiềm (NaOH, KOH...): hút nước rất mạnh lại dễ tác dụng với khí cacbonic trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút kín và thường đựng vào lọ, bình bằng nhựa (không nên đựng kiềm vào lọ nút nhám vì kiềm sẽ làm cho nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở).
	- Các kim loại như kali (K), natri (Na) phải ngâm trong lọ dầu hỏa hay xăng. Khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ cần thu lại hay hủy đi chứ không được vứt bừa bãi vì như vậy dễ gây ra hỏa hoạn do K, Na rất dễ dàng phản ứng với oxi của không khí và với nước, các phản ứng tỏa nhiệt lớn.
	- Các lọ hóa chất để ở bàn học sinh làm thí nghiệm thực hành phải có hai nhãn dán đối diện nhau để tìm được nhanh. Luôn luôn đặt lọ hóa chất quay nhãn ra ngoài và cũng nên đặt chúng theo các khu vực riêng cho dễ tìm.
2. Quy tắc sử dụng hóa chất:
	a. Các lọ hóa chất phải được đậy kín.
	b. Mở nút lọ ra phải đặt ngữa nút lên, lấy hóa chất xong phải đậy nút lại ngay để tránh nhầm lẫn nút và giữ kín hóa chất. Tuyệt đối không được đậy nút bình nọ sang bình kia vì như vậy sẽ làm hỏng hóa chất, gây nên nhiều tác hại không lường được trong phòng thí nghiệm, có thể gây nên thiệt hại không chỉ về tài sản mà có khi cả tính mạng.
	c. Khi lấy hóa chất rắn phải rửa sạch thìa và lau khô thìa. Không được dùng thìa, muỗng đã lấy hóa chất này để lấy hóa chất khác khi chưa được rửa sạch và lau khô lại.
	d. Khi lấy hóa chất lỏng bằng pipet cũng phải rửa sạch pipet. Không được dùng pipet đã lấy hóa chất lỏng này để lấy hóa chất lỏng khác khi chưa được rửa sạch lại.
	e. Hết sức cẩn thận trong khi tiếp xúc với hóa chất. Nhất thiết chỉ được ngửi hóa chất dưới sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên.
	g. Khi pha loãng axit sunfuric đặc, nhất thiết chỉ được rót axit từ từ vào nước, vừa cho vừa lắc chứ tuyệt đối không được làm ngược lại (khi làm ngược lại dễ có hiện tượng dung dịch sôi lên đột ngột do axit sunfuric rất háo nước và sự hòa tan axit vào nước tỏa nhiệt nhiều sẽ làm axit bắn tung tóe vào mặt người làm thí nghiệm, rất nguy hiểm).
	h. Khi cân hóa chất rắn phải đặt hóa chất lên giấy lót rồi mới đặt lên mặt kính đồng hồ hay cốc thủy tinh để bảo vệ cân, đồng thời giữ cho hóa chất được tinh khiết.
PHẦN III: KẾT LUẬN
	I. Kết quả thực hiện :
	Sau khi áp dụng những phương pháp trên trong quá trình bảo quản và sử dụng một số dụng cụ, hóa chất, kết quả cho thấy việ

File đính kèm:

  • docsang kien (Hai).doc