Đề tài Nâng cao kết quả học tập bộ môn Hóa học lớp 8 thông qua phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh

. TÊN ĐỀ TÀI . .2

2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

3. GIỚI THIỆU . .2

3.1 Hiện trạng ,,2

3.2 Giải pháp thay thế . 3

3.3 Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài .3

3.4 Vấn đề nghiên cứu .3

3.5 Giả thuyết nghiên cứu 3

4. PHƯƠNG PHÁP 4

4.1 Khách thể nghiên cứu .4

4.2 Thiết kế .5

4.3 Quy trình nghiên cứu .5

5. ĐO LƯỜNG 7

5.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo .7

5.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung .7

5.3 Kiểm chúng độ giá trị tin cậy .7

6. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN .8

6.1Trình bày kết quả .8

6.2 Phân tích kết quả dữ liệu .9

6.3 Bàn luận .10

7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .11

7.1 Kết luận .11

7.2 Khuyến nghị 11

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO .11

 9. PHỤ LỤC .12

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập bộ môn Hóa học lớp 8 thông qua phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thầy Trương Đăng Khuê – Giáo viên dạy Hóa lớp 8/4 (Lớp thực nghiệm)
Thầy Trương Đăng Khuê – Giáo viên dạy Hóa lớp 8/6 (Lớp đối chứng)
Ò Giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc được học sinh yêu mến. Có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc giáo dục học sinh, giáo viên có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về sỉ số học sinh, về giới tinh, cùng là dân tộc Kinh, cụ thể như sau:
Số học sinh
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 8/4
27
13
14
Lớp 8/6
27
14
13
Ý thức học tập của học sinh khá tốt, yêu mến thầy giáo dạy Hóa. Giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh. 
Đa số các em đều là con của gia đình nông dân, hiền ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. Điều kiện học tập của các em tương đối tốt.
4.2 Thiết kế:
Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương.
Chúng tôi dùng Bài viết số 1 (Học kì II) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 8/4 và 8/6 có sự tương đương nhau. Chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động.
Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương:
Thực nghiệm (Lớp 8/4)
Đối chứng (lớp 8/6)
Trung bình cộng
5.26
5.30
P1 =
0.928
P1 = 0.928 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
Thiết kế nghiên cứu:
Lớp
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm (Lớp 8/4)
5.26
Dạy học có sử dụng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh.
6.74
Đối chứng (Lớp 8/6)
5.30
Dạy học bằng phương pháp khác (không thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh)
5.67
Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị bài dạy của giáo viên: 
Giáo viên dạy Hóa lớp 8/6 là lớp đối chứng, soạn bài dạy bằng phương pháp khác, không sủ dụng phương pháp thực hành thí nghiệm chứng minh nên qui trình chuẩn bị bài dạy không chú ý phần đến thực hành thí nghiệm.
Giáo viên dạy Hóa lớp 8/4 là lớp thực nghiệm, thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm chứng minh, lựa chọn thông tin tại các trang Web Giáo dục và trang Web Bạch Kim, tham khảo bài dạy của đồng nghiệp: là cô Nguyễn Thị Sen, giáo viên giảng dạy Hóa học lớp 8 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và Thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan:
Thứ ngày
Môn/Lớp
Tiết theo phân phối chương trình
Tên bài dạy
Thứ tư 16/02/2011
Thứ hai 21/02/2011
Hóa – Lớp 8/4
47 + 48
Tính chất - Ứng dụng của Hidro.
Thứ tư
23/02/2011
Hóa – Lớp 8/4
49
Phản ứng Oxi hóa khử.
Thứ bảy
05/03/2011
Hóa – Lớp 8/4
50
Điều chế khí Hidro – Phản ứng thế
Thứ hai
07/03/2011
Hóa – Lớp 8/4
51
Bài luyện tập số 6
Thứ bảy
12/03/2011
Hóa – Lớp 8/4
52
Bái thực hành 5: Điều chế - Thu khí Hidro và thủ tính chất của khí Hidro.
Thứ hai
14/03/2011
Hóa – Lớp 8/4
53
Kiểm tra viết số 2 (Học kì II).
Dạy bài: 31:	TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến hành điều chế và thử tính chất hóa học hiđro trực tiếp ngay trên phòng thực hành thí nghiệm. 
* CHUẨN BỊ: 
Hóa chất
Dụng cụ
-KMnO4
-Bình tam giác chứa O2
-Zn , dd HCl đặc
-Bình kíp đơn giản, cốc thuỷ tinh.
-Khí H2 thu sẵn
-Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn.
Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm cho 4 nhóm thực hành.
HS biết hiđrô là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí.
-HS biết và hiểu khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ.
-Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi.
Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học, giải các bài tập tính theo phương trình hóa học.
 * Hoạt động 1:
-Yêu cầu HS quan sát quả bóng bay đã được bơm đầy khí H2, phần miệng của quả bóng đã được buộc chặt bằng sợi chỉ dài à Em có kết luận gì về tỉ khối của H2 so với không khí ?
-Giới thiệu dụng cụ và hóa chất và tiến hành làm thí nghiệm đ/c H2.
+ Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HClàcó hiện tượng gì ?
-Lưu ý HS quan sát thí nghiệm đốt cháy H2 trong không khí cần chú ý:
? Màu của ngọn lửa H2, mức độ cháy khi đốt H2 như thế nào ? Khi đốt cháy H2 trong oxi cần chú ý:
+ Thành lọ chứa khí oxi sau phản ứng có hiện tượng gì ?
+ So sánh ngọn lửa H2 cháy trong không khí và trong oxi ?
à Vậy : Các em hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên và viết phương trình hóa học xảy ra ?
-H2 cháy trong oxi tạo ra hơi H2O, đồng thời toả nhiệt à Vì vậy người ta dùng H2 làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđrô để hàn cắt kim loại.
? Nếu H2 không tinh khiết à Điều gì sẽ xảy ra 
? Dựa vào phương trình hóa học hãy nhận xét tỉ lệ và 
* Hoạt động 2: GV làm thí nghiệm nổ.
+Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 à Có hiện tượng gì xảy ra ?
à Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu ta trộn: với 
+Tại sao khi đốt cháy hỗn hợp khí H2 và khí O2 lại gây ra tiếng nổ ?
+Làm cách nào để H2 không lẫm với O2 hay H2 được tinh khiết ?
à GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của khí H2.
Như vây: Học sinh tự nghiên cứu, tự tay làm thí nghiệm sẽ nhớ lâu hơn, hiểu rõ vấn đề hơn, khắc sâu kiến thức, say mê nghiên cứu Hóa học và nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn. 
.ĐO LƯỜNG:
5.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh.
Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra Hóa số 1 (Học kì II), do nhóm giáo viên dạy Hóa của trường ra đề kiểm tra chung cho học sinh khối 8. 
Bài kiểm tra sau tác động: là Bài kiểm tra Hóa họcsố 2 (Học kì II), sau khi học xong các bài có nội dung và phương pháp biểu diễn thí nghiệm chứng minh do nhóm giáo viên dạy Hóa của trường ra đề kiểm tra chung cho học sinh khối 8. 
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học nêu trên, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian 1tiết.
Giáo viên dạy Hóa 8 của trường chấm bài theo đáp án đã được xây dựng.
5.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm (lớp 8/4) và lớp đối chứng (lớp 8/6).
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
 - Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chựng
 - Câu hỏi có tính chất mô tả như : +Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 à Có hiện tượng gì xảy ra ?
 - Các câu hỏi có phản ảnh các vấn đề của đề tài nghiên cứu: 
 Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của khí H2 với các chất O2; PbO ; 
 Fe3O4 ; Fe2O3 ở nhiệt độ thích hợp.....
Nhận xét về kết quả hai lớp: lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 6.74 , lớp đối chứng có điểm trung bình là 5.67 thấp hơn lớp thực nghiệm là 1.07 Điều đó chứng minh rằng lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh nên kết quả cao hơn.
5.3Kiểm chứng độ tin cậy: 
Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách kiểm tra hai lần trên một lớp học. Một tuần lễ sau, giáo viên dạy Hóa hai lớp 8/4 và lớp 8/6 cho hoc sinh kiểm tra lại theo đề bài đã làm ở tuần trước. Để đảm bảo sự nhìn nhận và đánh giá học sinh một cách khách quan, nhờ cô Nguyễn Thị Sen là giáo viên dạy Hóa 8 của trường chấm bài lần kiểm tra. Kết quả điểm số của lần làm bài lần thứ 2 không thay đổi, giống như điểm số của lần làm bài thứ nhất (Xem bảng điểm ở phần phụ lục).
Ò Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN:
6.1 Trình bày kết quả:
Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập với kiểm trước tác động của lớp thực nghiệm (p1), sau tác động(p2)
Thực nghiệm (Lớp 8/4)
Đối chứng (Lớp 8/6)
Trước
tác động
Sau
tác động
Trước
tác động
Sau
tác động
Mốt
5
7
6
6
Trung vị
5
7
6
6
Giá trị trung bình
5,26
6,74
5,30
5,67
Độ lệch chuẩn
1,51
1,06
1,49
1,24
Phép kiểm chứng T-test độc lập: p1= 0,928 
 (trước tác động để xác định nhóm tương đương) 
Phép kiểm chứng T-test độc lập: p2=0,0006 
(sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=0,8629
Giá trị TBC
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Trước tác động
5.30
5.26
Sau tác động
5.67
6.74
6.2Phân tích kết quả dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm TBC
5,26
5,30
0,4
Giá trị của : p1 =
 0,928 
P1 = 0,928 > 0,05
Kết luận: Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương.
* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động: 
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm Trung bình cộng (TBC):
6,74
5,67
1.07
Độ lệch chuẩn
1,06
1,24
Giá trị của T-test: p2 =
 0,0006
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD):
 0,8629
p2 = 0,0006 < 0,05
Kết luận: Sự chênh lệch điểm trung bình cộng sau tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa (do tác động). 
SMD =0,8659 (trong khoảng 0,80 – 1,00) là lớn.
Kết luận: Mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
6,74 – 5,67
 1,24
= 0,8629
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test độc lập cho kết quả P2 = 0,0006 , cho thấy sự chênh lệch giữa điềm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức

File đính kèm:

  • docnghien cuu khoa hoc su pham ung dungRat hay.doc
Giáo án liên quan