Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 9 thông qua đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực giai đoạn hiện nay

TÓM TẮT

GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

2.2. Cơ sở thực tiễn

2. Thực trạng sử dụng các PPDH trong hoạt động dạy học môn Sinh học 9 ở Trường THCS Nam Toàn.

3. Giải pháp thay thế

4. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

5. Vấn đề nghiên cứu

6. Giả thuyết nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP

1. Khách thể nghiên cứu

2. Thiết kế nghiên cứu

3. Quy trình nghiên cứu

 3.1. Những phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong dạy học Sinh học 9 tại lớp thực nghiệm

 3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

 3.3. Cấu trúc giờ học trên lớp theo hướng dạy học tích cực.

 3.4. Hình thức phối hợp sử dụng các PPDH theo hướng tích cực ở lớp thực nghiệm.

4. Đo lường và thu thập dữ liệu

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc37 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 9 thông qua đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (đối chứng)
Lớp 9B ( thực nghiệm)
Điểm TBC
6,2
6.1
p =
0,105
 p = 0,105 < 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương nhau.
 Sử dụng thiết kế 2 : Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2)
 Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
O1
Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực trên cơ sở phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống
O3
Đối chứng
O2
Sử dụng PPDH truyền thống
O4
 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
 3. Quy trình nghiên cứu
 - Ở lớp 9A ( nhóm đối chứng): Thiết kế bài học chỉ chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống phối hợp một PPDH theo hướng đổi mới, kết hợp quan sát tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm để kiểm chứng kiến thức GV đưa ra.
 - Ở lớp 9B ( nhóm thực nghiệm) : Thiết kế bài học có sự phối hợp linh hoạt các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS trên cơ sở phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống ( có sự tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp và tổ chuyên môn), có những tiết dạy sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. 
 3.1. Những phương pháp dạy học theo hướng tích cực được phối hợp sử dụng trong dạy học Sinh học 9 tại lớp thực nghiệm 
 1. Phương pháp đàm thoại phát hiện
 Vấn đáp tìm tòi còn được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại Ơrixtic
 Khác với đàm thoại, vấn đáp thông thường, phương pháp đàm thoại phát hiện là phương pháp trong đó GV tổ chức đối thoại, trao đổi ý kiến, tranh luận giữa thầy và cả lớp hoặc giữa HS với nhau, thông qua đó HS được củng cố, mở rộng, bổ sung kiến thức, có tri thức mới, cách nhận thức mới, cách giải quyết vấn đề mới.
 Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lí, phù hợp với nhận thức của HS, kích thích HS tích cực tìm tòi, hướng HS theo một mục đích sư phạm định trước. Cuối giai đoạn đàm thoại, GV phân tích, tổng hợp ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, có thể bổ sung chỉnh lí khi cần thiết, hợp thức hóa những tri thức mới, kỹ năng mới.
 2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
 Trong tiến trình dạy học GV hoặc HS là người tạo ra tình huống có vấn đề, GV định hướng, phát triển và giúp HS nhận dạng vấn đề nảy sinh. Từ đó HS tự phát biểu vấn đề cần giải quyết.
 Quá trình giải quyết vấn đề đặt ra: HS sẽ tự đề xuất các giả thuyết, sau đó lập kế hoạch giải quyết vấn đề và thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên phải có sự giúp đỡ của GV, GV cần giúp HS loại bỏ các giả thuyết trái chiều, định hướng cho HS xây dựng kế hoạch và theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch để đảm bảo đi đúng hướng và đúng tiến độ. HS thảo luận kết quả và đánh giá, từ đó khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu và rút ra kết luận.
 3. Phương pháp quan sát tìm tòi - khám phá
 Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn Sinh học. Các sự kiện, hiện tượng có liên quan đến đời sống thực vật và động vật; các đặc điểm hình thái, cấu tạo (bên ngoài cũng như bên trong) thích nghi với môi trường sống của chúng.HS chỉ có thể lĩnh hội một cách hứng thú, say mê và ghi nhớ lâu, nếu được tự quan sát tìm tòi và khám phá. Ngoài những mẫu vật tự nhiên, HS có thể quan sát các vật tượng hình, tượng trưng (mô hình, tranh vẽ, sơ đồ) để lĩnh hội tri thức. Quan sát sẽ giúp HS tích lũy được những biểu tượng phong phú sinh động, làm nguyên liệu cho tư duy hình thành khái niệm. 
 Trong phương pháp này, GV nghiên cứu sâu nội dung bài học, tìm kiếm những yếu tố tạo tình huống, tạo cơ hội cho hoạt động khám phá tìm tòi. Thiết kế các hoạt động của HS trên cơ sở đó mà xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của GV. GV khéo léo đặt người học vào vị trí của người khám phá, tổ chức và điều khiển cho quá trình này được diễn ra một cách thuận lợi để từ đó người học xây dựng kiến thức cho bản thân.
 4. Phương pháp thí nghiệm tìm tòi - khám phá
 Thí nghiệm cho phép đi sâu tìm hiểu chức năng sinh lí, cho phép khẳng định những dự đoán nảy sinh khi quan sát, tìm hiểu những hoạt động sống của các sinh vật trong những điều kiện môi trường sống khác nhau.
 Tuy nhiên, thí nghiệm thường chiếm nhiều thời gian nên có thể tiến hành thí nghiệm ngoài giờ dưới các dạng bài tập cho trước để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới, hoặc để củng cố, mở rộng kiến thức đã học trước đó. Từ đó rèn luyện cho HS năng lực tư duy, tư duy thực nghiệm, tập dượt nêu giả định, lập kế hoạch làm thí nghiệm để kiểm chứng tính đúng đắn của giả định, từ đó rút ra kết luận.
 5. Phương pháp dạy học hợp tác
 Trong dạy học hợp tác, GV tổ chức cho HS hoạt động trong những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao. 
 Trong học tập hợp tác, HS học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập.
 6. Phương pháp dạy học tự học
 Xã hội không ngừng biến đổi và ngày càng phát triển, cuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng mở rộng sự hiểu biết. Không có một trường học nào có thể cung cấp cho người học tất cả tri thức để có thể làm việc suốt đời. Khả năng này cần phải được rèn luyện ngay từ khi bắt đầu đi học và trong quá trình học. Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
 Quá trình tự học là quá trình chủ thể nhận thức biến đổi bản thân để chiếm lĩnh tri thức, dựa vào năng lực, hành động của chính mình chứ không nhờ hành động của người khác.
 Giữa dạy học và tự học là mối quan hệ biện chứng, thực chất đó là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Trong đó, năng lực tự học của trò chính là nội lực phát triển bản thân người học trò còn sự tác động của thầy, cộng đồng lớp học, môi trường xã hội đóng vai trò ngoại lực đối với sự phát triển của bản thân người học.
 Theo quy luật khách quan, nội lực là yếu tố quyết định quá trình phát triển của HS. Nhưng điều này không có nghĩa được phủ định vai trò của ngoại lực. Ngoại lực có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó theo chiều hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm. Chính vì vậy, sự phát triển của HS đạt trình độ cao nhất khi nội lực cộng hưởng với ngoại lực. Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho HS lòng ham học, chuẩn bị cho HS tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác và lao động trong xã hội. 
 Theo tôi mỗi GV sẽ có những cách dạy học tự học cho HS khác nhau, nhưng để phương pháp này đạt hiệu quả thì người GV phải thực hiện phối hợp một cách linh hoạt, sáng tạo cả 5 phương pháp trên trong quá trình dạy học. 
 Ngoài các PPDH nêu trên, hiện nay còn có một số PPDH mới do Bộ GD - ĐT hướng dẫn ( Trong dự án Việt - Bỉ ) như: Phương pháp học theo hợp đồng, Phương pháp học theo góc, Phương pháp học theo dự án, Phương pháp dạy học vi mô; trong điều kiện thực tiễn tôi chưa có thể vận dụng các PPDH này khi dạy học bộ môn trong giai đoạn hiện tại. 
 3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 
 Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: từ quan điểm dạy học để xác định vai trò của GV và HS, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả. Kế hoạch dạy học được thể hiện ở bảng sau:
Kế hoạch dạy học ở 
lớp 9A ( đối chứng) 
Kế hoạch dạy học ở 
lớp 9B ( thực nghiệm)
1. Quan điểm dạy học
- Học là quá trình tiếp thu, lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Dạy là quá trình truyền đạt, chuyển tải nội dung đã được quy định trong chương trình SGK
- Học là quá trình tìm tòi, khám phá, phát hiện và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất, thông qua hoạt động học tập, dưới sự hướng dẫn của GV.
- Dạy là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh để đạt mục tiêu giảng dạy.
2. Vai trò của GV và HS
- GV: Nắm quyền lực tri thức, truyền thụ tri thức, chứng minh chân lí của kiến thức trong SGK và của GV
- HS: Thụ động theo dõi ghi nhớ, bắt chước.
- GV: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng, kiểm tra hoạt động nhận thức, kết luận chốt lại kiến thức.
- HS: Hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ học tập.
3. Mục tiêu dạy học
- Chuẩn bị cho học sinh vào đời và tiếp tục học lên.
- Chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS
- Chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
- Chú trọng hình thành các năng lực nhận thức, năng lực hoạt động, năng lực tự học, các kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Tôn trọng lợi ích, nhu cầu, năng lực của học sinh.
4. Nội dung dạy học
- Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Nhiều kiến thức đã học ít được dùng đến trong đời sống hàng ngày
- Không chỉ quan tâm đến kiến thức lí thuyết mà còn chú trọng đến kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của thực tiễn.
- Gắn vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh với bối cảnh và môi trường địa phương, những vấn đề học sinh quan tâm.
5. Phương pháp dạy học
- Các phương pháp giảng dạy chủ yếu theo lối truyền thụ một chiều, áp đặt.
- Các phương pháp thực hành thường để kiểm nghiệm lại những gì đã học
- Dạy học mang tính thông báo đồng loạt yêu cầu cả lớp cùng thực hiện như nhau, ít quan tâm chú ý đến dạy học phân hóa trình độ của HS
- Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS.
- Các phương pháp tích cực như tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.qua đó HS tự lực nắm tri thức mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học.
- Thực hiện dạy học phân hóa theo trình độ năng lực HS, tạo sự thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi HS,

File đính kèm:

  • docDe tai nghien cuu khoa hoc su pham sinh hoc.doc