Đề tài Một số phương pháp kích thích gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh trường THCS Thị Trấn

 Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh và vì thế: Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước.

 Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đ ảng và Nhà nước.

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.

 Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh THCS nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp kích thích gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh trường THCS Thị Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ.
 Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như: Bóng đá, bóng chuyền hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách phục hồi chức năng với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường THCS rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập.
 3. áp dụng thực tiễn: Theo kết quả khảo sát trên, nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng (cao đẳng, đại học), thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn có trình độ trung cấp đang cần được bồi dưỡng và học nâng cao trình độ chuyên môn (lên cao đẳng và đại học, ..). Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, trong nhiều năm trước do nhiều quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy hoạch của nhiều trường không có sân rộng để tập thể dục, nhất là trường đóng trên địa bàn trung tâm và một số trường vùng cao bởi địa hình phức tạp. Trong quá trình tìm hiểu, tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại ban đầu thì thấy cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho công tác giảng dạy và học môn thể dục ở mức tương đối đầy đủ. Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng được vào những tiết nội khoá và một số môn đơn thuần, chưa khai thác áp dụng cho những tiết ngoại khoá và một số nội dung cần địa hình sân chơi rông như: Bóng ném, đường chạy nhanh, chạy bền, …..
 * áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy thể dục trường: Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi
hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn,
 tiến xa hơn. Tuy có thuận lợi như vậy, nhưng bên cạnh đó còn gặp phải một số khó khăn khi giảng dạy nội dung ném bóng xa, chạy bền, chạy nhanh, … Vì địa hình sân trường không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến các tiết học của các bộ môn học văn khác đang trong lớp học.
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 4.1. Giải pháp về giáo viên thể dục: Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về TDTT thì không có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kỳ diệu của TDTT đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học, nếp sống hằng ngày rèn luyện thân thể đều đặn. Cho nên việc GDTC là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, tôi đưa ra giải pháp sau:- Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc- Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khoẻ học sinh. 4.2. Giải pháp về cơ sở vật chất:  Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy, cô và của việc tập luyện của trò theo hướng:- Mỗi năm nhà trường phải mua sắn thêm một số thiết bị dụng cụ như: Mua thêm đệm bật xa, nhảy cao để thay thế các đệm xuống cấp, không an toàn khi tập luyện.Tiến tới xây dựng phòng học các môn có sự ghi chép cũng như các môn học có tính đối kháng như môn cờ vua, bóng bàn. - Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô, học sinh tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: Cờ, hố cát, sân bóng, ... góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh.- Thường xuyên cải tạo và nâng cao các sân tập- Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không thuận lợi.
 Cụ thể sau khi áp dụng SKKN kết quả tự rèn luyện ở nhà của học sinh đã thay đổi rõ rệt: Các em có ý thức tự tập luyện ở nhà và thể lực tăng hơn so với đầu năm học, số học sinh không ham tập thể dục đã giảm rõ rệt, đặc biệt các em đã hiểu bản chất vấn đề và biết vận dụng trong quá trình học tập trong các tiết học qua các nội dung bài học và các động tác trò chơi vận động.
 4.3. Đối với học sinh:
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học, tôi thấy học sinh có hứng thú học tập bộ môn hơn, từ đó các em yêu thích hơn đối với môn thể dục. Quan trọng hơn cả là sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng học sinh.
 Kết quả môn thể dục cuối năm học 2010 - 2011 tại trường THCS Thị Trấn cho thấy:
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
0 %
9A
19
5
 %
%
%
0
0 %
9B
26
7
%
%
%
0
0 %
9C
26
8
%
%
%
0
0 %
8A
31
9
%
%
%
0
0 %
8B
30
11
%
%
%
0
0 %
7A
25
5
%
%
%
0
0 %
7B
23
6
%
%
%
0
0 %
7C
18
3
%
%
%
0
0 %
6A
27
4
%
%
%
0
0 %
6B
29
3
%
%
%
0
0 %
 So với đầu năm học 2010- 2011 thì kết quả học tập của bộ môn được nâng lên đáng kể. Học sinh có hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hơn, có kĩ năng.
 Trong nửa đầu năm học 2011- 2012 áp dụng các giải pháp này vào giảng dạy tại trường THCS Thị Trấn thì kết quả qua học kì I cho thấy: Phần đa các em đã có hứng thú tập luyện và yêu thích bộ môn thể dục nhiều hơn. Đây là nguồn động lực lớn đối với tôi trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
 4.4. Đối với giáo viên:
 Qua việc áp dụng đề tài bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhất định: Đó là giáo viên phải bám sát học sinh, tìm hiểu thông tin ngược từ phía học sinh để có phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất.
 Chuẩn bị kĩ bài soạn, đọc và nghiên cứu, sưu tầm các sách tham khảo và luật các nội dung liên quan đến bộ môn như trong sách giáo viên, luật thi đấu các môn để có sự phân loại bài tập theo đối tượng học sinh, theo mức độ phát triển thể lực. Từ đó tạo cho học sinh ham muốn, hứng thú và yêu thích bộ môn hơn qua từng dạng bài tập, trò chơi vận động.
 Sử dụng phương pháp dạy học kích thích gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh.
 Tác động cho học sinh có hứng thú học tập hơn, yêu thích bộ môn hơn và nâng cao thể lực (sức khoẻ) hơn, nhưng nội dung phải vừa sức để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà kết quả cao, tránh gây nhàm chán cho học sinh.
 III-phần KếT LUậN: 1. ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên:
 Qua thực tế giảng dạy ở trên lớp, áp dụng kinh nghiệm và việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTT ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. 
 * Những nhận định chung:
 Qua một thời gian nghiên cứu (trong một năm học) với sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp kích thích gây hứng thú tập luyện TDTT cho học sinh trường THCS Thị trấn” cho học sinh trường THCS Thị Trấn. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh cũng như tham khảo ý kiến giáo viên dự giờ, tôi nhận thấy:
 - Với phương pháp này, học sinh đã hứng thú học tập môn t

File đính kèm:

  • docSKKN 2011 Anh Toan 2 (THI).doc
Giáo án liên quan