Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2 dạng bài “mở rộng vốn từ”

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học

- Năm nhận bằng : 2010

- Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2 dạng bài “mở rộng vốn từ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn.
+ Một số tranh ảnh trực quan để phục vụ cho các bài Luyện Từ & Câu ở lớp 2 đã có sẵn ở thư viên: Tranh các chim, loài cá, thú…
	- Học sinh: 
	+Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. 
	+Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình.
2. Khó khăn: 
- Giáo viên : 
	+ Phân môn Luyện Từ & Câu là phân môn mà học sinh lớp 2 vừa được làm quen, nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với các em.
	+ Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai.
	+ Đối với một số giáo viên do sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng chưa được thường xuyên, nên việc sử dụng còn nhiều lúng túng.
- Học sinh:
	+ Học sinh lớp hai vốn từ của các em rất hạn chế, các em còn lúng túng khi dùng từ, đặt câu.
 + Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Thế nhưng, ở một số dạng bài tập không có tranh ảnh trực quan nên học sinh lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các bài tập này. 
+ Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học Luyện từ và câu.
 Bảng thống kê điểm kiểm tra trước tác động ( Trước khi thực hiện đề tài- Học kì I)
 Lớp
 Số
HS
 Điểm/ Số học sinh đạt điểm
Tổng
 số
điểm
Đểm trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 2/1
(lớpthực nghiệm)
25
1
2
2
1
6
6
3
2
2
0
136
5.44
Lớp 2/2
( lớp đối chứng)
25
2
1
1
3
6
4
4
2
2
135
5.4
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
	Dạy LT&C phương pháp chủ yếu là thực hành. Thông qua hệ thống bài tập giúp học sinh rút ra kiến thức cảu bài học. Nhưng không phải bài tập nào cũng áp dụng như nhau. Do đó, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy LT&C ở dạng bài “ Mở rộng vốn từ” bằng cách phân loại các bài tập theo các dạng cơ bảng sau: 
1.Loại bài tập dạy nghĩa từ : 
Đây là loại bài tập có vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung luyện từ và câu lớp 2. Dạy “ Mở rộng vốn từ có nghĩa là giáo viên hướng dẫn các em mở rộng vốn từ và phát triển vốn từ theo các trường nghĩa. Các em vận dụng vốn hiểu biết của mình và sự dẫn dắt cảu giáo viên để có thể gọi tên các từ xung chủ điểm mà sách giáo khoa yêu cầu. 
 Khi dạy kiểu bài này, tôi sử dụng phương pháp trực quan làm chỗ dựa cho việc tìm từ qua các bài dạy “ Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ” giáo viên tổ chức cho các em quan sát tranh theo nhóm, sau đó thi đua giữa các tổ gọi tên các từ đúng với nội dung tranh. Đôi khi quan sát tranh học sinh còn phải tưởng tượng để tìm từ thích hợp. Đối với những dạng bài tập này, giáo viên cần biết khai thác triệt để kênh hình ở SGK, hình ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được để phục vụ cho tiết dạy. Người giáo viên cũng có thể thiết kế các nội dung này trên máy chiếu và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong một phần của tiết dạy để giúp học sinh quan sát, như thế vừa không mất thời gian gắn tranh, tìm tranh, tiện lợi lại vừa có thể sử dụng trong nhiều năm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp tôi đưa các hình ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng có hiệu quả rõ rệt, giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến các đối tượng học sinh. 
 Ví dụ: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng hoạt động của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành ( Bài tập 1, TV2 ,Tập 1, trang 142)
	Dạng bài tập trên vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết “ nghĩa biểu vật” của từ vừa có tác dụng giúp các em mở rộng, phát triển vốn từ. Đây là những dạng bài tập dạy nghĩa từ đơn giản nhất. Khi hướng dẫn Hs giải các bài tập này, chúng ta cần hướng dẫn học sinh đối chiếu từng từ cho sẵn với hình ảnh tương ứng. HS đối chiếu đúng nghĩa là các em là các em đã nắm được “nghĩa biểu vật” của từ.	
	Đối với dạng bài tập có một số hoạt động của người, học sinh có thể đoán ra được nhưng cũng có những hoạt động nhìn qua học sinh trung bình, yếu không có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng, giáo viên phải có những câu hỏi gợi ý. 
 Ví dụ: (Bài tập 2 , TV2, tập 1,trang 59) tìm từ chỉ hoạt động tương ứng trong tranh số 3. GV có thể hướng dẫn HS trung bình, yếu bằng các câu hỏi gợi ý sau: Bức tranh vẽ cảnh gì? Bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? Bố bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bố bạn nhỏ là từ nào?
 	Ở bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh (tranh đố) các sự vật được vẽ trong tranh không biểu hiện rõ ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ (kết hợp với tưởng tượng) mới nhận biết được. Giáo viên cần phải gợi mở óc tưởng tượng của học sinh bằng những hình ảnh minh họa hay câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận ra hình ảnh cụ thể để từ đó mới hiểu được nghĩa và từ cần tìm.
 Ví dụ: (Bài tập 1, TV2, tập, trang 90) có một số đồ vật được vẽ ẩn, học sinh khó nhận biết được, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ đồ vật đó bằng những câu hỏi gợi ý sau: Hai con chim đang đậu trên đồ vật gì? (cái giá treo mũ áo). Bạn trai đang ngồi trên đồ vật gì? (cái kiềng). Cái kiềng dùng để làm gì? (cái kiềng để bắc vào bếp)
Đối với dạng bài tập cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng. Đối với dạng bài này, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan để giúp học sinh tìm đúng từ tương ứng với nghĩa đã cho.
 Ví dụ : ( TV2, tập 2, trang 64) Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
a. Dòng nước chảy tương đối lớn trong đó thuyền bè đi lại được.
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c. Nơi đất trũng, chứa nước, tương đối rộng và sâu ở trong đất liền.
	( suối, hồ, sông )
Đối với ví dụ trên, giáo viên đưa hình ảnh suối, sông, hồ -> yêu cầu HS gắn hình ảnh này với nghĩa tương ứng. Khi gắn được, các em đã hiểu được từ tương ứng với nghĩa đó thông qua tranh ảnh trực quan.
2. Bài tập hệ thống hóa vốn từ:
	Hệ thống hóa vốn từ là yêu cầu học sinh tìm từ hoặc phân loại từ theo một dấu hiệu chung nào đó. Do đó, đối với dạng bài tập này ngoài việc dựa vào các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ thì giáo viên có thể sử dụng những đồ dung trực quan nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh trong việc tìm từ, hệ thống hóa vốn từ.
Ví dụ: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm:
- Cây lương thực, thực phẩm.	 M: lúa
- Cây ăn quả	 M: cam
- Cây lấy gỗ	 M: xoan
- Cây bóng mát	 M: bàng
- Cây hoa	 M: cúc
( TV2, tập 2, trang 87)
	Làm bài tập trên, mặc dù đã có những từ mẫu( còn gọi là từ điểm tựa) giúp HS HS hiểu rõ yêu cầu bài tập. Nhưng đối tượng HS yếu thường lúng túng khi kể tên cũng như phân loại cây theo nhóm. Vì thế, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh một số loại cây để giúp HS nhớ tên gọi từ đó có cơ sở xếp vào các nhóm theo yêu cầu bài.
Ví dụ: Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó: trẻ con, xuất hiện, cuối cùng, bình tĩnh.(TV2, Tập 2, trang 137)
	Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh điển hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy. Bên cạnh đó nếu thấy nhóm học sinh nào còn lúng túng, giáo viên có thể dụng đồ dùng trực quan để hỗ trợ thêm cho các em.
	Đối với dạng bài tập trên, học sinh thường lúng túng khi tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh để giải nghĩa-> Vì thế tôi sưu tầm tranh có thể hiện hoạt động của người( đang cuống quýt, hốt hoảng...), cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gợi mở để các em nêu được nội dung tranh, tìm được từ cuống quýt, hốt hoảng.... Như vậy, thông qua tranh ảnh trực quan, tôi đã giúp các em giải nghĩa từ bằng từ trái nghĩa với nó.
3. Loại bài sử dụng từ ( tích cực hóa vốn từ):
Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để HS sử dụng được từ trong hoạt động nói năng. Ta biết rằng, có một số lượng từ rất lớn HS hiểu được nghĩa nhưng chúng không đi vào vốn từ tích cực, không được học sinh sử dụng trong giao tiếp của mình. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Thế nhưng, không phải đối tượng HS nào cũng làm được điều đó. Vì thế, tôi nghiên cứu sử dụng đồ dùng trực quan để giúp các đối tượng HS yếu sử dụng từ một cách hợp lí.
Ví dụ: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.( Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? )
( Tiếng Việt 2, tập 2 trang 95) 
Đối với bài tập này giáo viên nên dùng tranh vẽ về cây ( nhiều loại cây: mỗi cây có thân, cành, lá khác nhau) để học sinh dựa vào đó nêu được các bộ phận của cây, qua đó các em mở rộng thêm mỗi loại cây có thân, cành lá khác nhau
	Ví dụ : Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
	a/ Dữ như…	c/ khỏe như…
	b/ Nhát như….	d/ Nhanh như….
	( thỏ, voi, hổ (cọp), sóc)	
( Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy, TV2, tập 2, trang 55)
 	Đối với các bài tập này, đối tượng HS yếu còn lúng túng tôi tung một số tranh ảnh có thể hiện đặc điểm, hoạt động các con vật ( tranh vẽ voi đang kéo gỗ, hổ đang vồ bắt thú, chú sóc đang chuyền cành, chú thỏ đang nấp vào bụi rậm tránh các con vật dữ)-> Như vậy, từ những hình ảnh trên đã giúp học sinh có cơ sở sử dụng từ để điền từ đúng tạo thành những câu thành ngữ thích hợp trên cơ sở thấy được đặc điểm của các con vật. 
	Ví dụ: Đặt câu với từ em vừa tìm được ở bài tập 1( yêu quý, biết ơn)
	Với dạng bài tập đặt câu nêu trên, HS yếu thường lúng túng khi đặt câu tôi sẽ dùng tranh gợi ý các em đặt câu dựa vào nội dung tranh.( để đặt câu với từ thương yêu tôi dùng tranh 1, TV2, tập 2 trang 100, đặt câu hỏi gợi mở: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi đang làm gì? Qua tranh, các em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào?; Tương tự, để đặt câu với từ biết ơn tôi dùng tranh 2, TV2, trang 104: Các em thấy, các bạn trong tranh đang làm gì? Các bạn thiếu nhi dâng hoa ở lăng Bác thể hiện điều gì?) -> Như vậy với câu hỏi gợi mở cùng tranh hỗ trợ các em đã có thể đặt được câu với từ yêu quý, biết ơn.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN LTVC LOP 2.doc
Giáo án liên quan