Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học Xuân Lao

 Trong quá trình dạy học theo mô hình VNEN giáo viên chưa chú ý tới việc làm thế nào để học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là dạng giải toán có lời văn. Nguyên nhân là do giáo viên mới tiếp cận với chương trình dạy học theo kiểu mới này. Thời gian dành nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học mới này còn hạn chế

 Khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kĩ năng đọc đề toán cho học sinh, học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán, không chịu phân tích đề toán đã giải bài toán.

 Giáo viên chưa khắc sâu quy trình giải toán có lời văn cho học sinh, chưa rèn kĩ năng thực hành giải toán theo quy trình vì thực tế trong một tiết dạy 40 phút, vừa làm bài tập ở nhiều mạch kiến thức khác nhau, trong đó có bài toán có lời văn thường ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh chưa khắc sâu kiến thức, chưa nắm được mẹo để giải bài toán.

 * Học sinh:

 Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công dạy lớp 3A1. Lớp tôi chủ nhiệm có 20 em, nữ 12 em. Đa số các em thuộc diện gia đình hộ nghèo và cận nghèo, đều là con gia đình nông dân, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc việc học tập của con em mình cho giáo viên.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 9226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học Xuân Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o học sinh, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện óc suy nghĩ linh hoạt, độc lập. 
4. Lựa chọn viết đúng phép tính
 Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán. Học sinh có thể ghi sai phép tính, tính sai, hay không ghi danh số trong ngoặc đơn của phép tính nguyên nhân do học sinh hổng kiến thức về phần thực hiện phép tính, giáo viên cần đến từng nhóm hướng dẫn cụ thể và giải thích hướng dẫn cách ghi danh số.
Ví dụ: Từ đề bài đã nêu ở trên học sinh có thể viết phép tính: 37: 5 = 7 (l), không thể viết 37: 5 = 6 (l) hoặc 37: 5 = 7 (can) là không đúng.
5. Ghi đúng đáp số: 
 Có những trường hợp học sinh ghi đáp số chưa đúng như còn ghi danh số trong dấu ngoặc đơn mà không ghi cụ thể danh số của bài toán, không biết ghi hết những nội dung bài toán yêu cầu.
Ví dụ: 
 a) Số lít mật ong trong mỗi can là:
 37: 5 = 7 (l)
b) Số lít mật ong đựng trong 5 can là:
 5 x 5 = 25(l)
 Đáp số: a) 7l 
 b) 25l 
 Khi kiểm tra giáo viên cũng cần hướng dẫn cụ thể để học sinh sửa sai như sau: 
 a) Số lít mật ong trong mỗi can là:
 37: 5 = 7 (l)
b) Số lít mật ong đựng trong 5 can là:
 5 x 5 = 25(l)
 Đáp số: a) 7l mật ong
 b) 25l mật ong
6. Kiểm tra lại bài làm (lời giải và kiểm tra kết quả)
 Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai chỗ nào để sửa chữa, kiểm tra lại trình tự các bước giải thử lại phép tính đã thực hiện trong bài giải ... Từ đó giúp các em có thói quen kiểm tra đánh giá, sửa bài. 
 Khi giải xong từng thành viên báo cáo nhóm trưởng, trình bày bài giải của mình trước nhóm, cả nhóm nghe trao đổi bổ sung cho nhau tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh trong nhóm, học sinh trong nhóm trao đổi ý kiến về cách làm bài hoặc giải bài toán thống nhất ý kiến cả nhóm (học sinh tự suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết bài toán, lựa chọn cách giải hay nhất, phù hợp nhất) rồi nhóm trưởng mới giơ thẻ báo cáo hoàn thành báo cáo với giáo viên.
 Giáo viên đến kiểm tra các nhóm và nhắc nhở học sinh khi viết vào vở từng học sinh ở trong nhóm phải viết chữ và số trong phép tính rõ ràng. Trình bày bài giải toán có lời văn đúng, đẹp. Diễn đạt lời văn phải chính xác, cụ thể. Tạo cho học sinh tính mạnh dạn để trao đổi ý kiến trong nhóm hoặc toàn lớp vì sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, lớp, góp phần làm các em mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình. 
 Việc giải các bài toán bằng nhiều cách giải khác nhau có tác dụng lớn trong việc xây dựng hứng thú, thúc đẩy các em cố gắng tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện óc suy nghĩ linh hoạt, độc lập, có phê phán và tinh thần cải tiến trong giải toán có lời văn cho học sinh.
II. Đối với bài luyện tập thực hành
 Mỗi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không chép bài bạn, không giơ thẻ cứu trợ khi chưa suy nghĩ và chưa đọc kĩ đề toán. Học sinh biết huy động các kiến thức của mình tham gia tích cực vào việc giải quyết nội dung, yêu cầu bài toán.
 1. Tìm hiểu kỹ đề bài toán 
 Là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, các em có đọc kĩ đề mới nắm bắt được các dữ kiện của bài toán, nếu đọc qua loa sẽ hiểu nhầm, hiểu sai về mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán và gây khó khăn cho bước tiếp theo. Ở bước này tôi luôn gọi những em giải toán chưa tốt đọc đề bài nhiều lần và nhấn mạnh ở những dữ kiện của bài toán và giúp cho học sinh hiểu một số thuật ngữ của bài toán.
Ví dụ: Lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu. Hỏi cả hai lần chuyển vào kho được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?
 Học sinh tự đọc và trả lời được các câu hỏi (hoặc trao đổi hỏi đáp theo cặp): 
 + Bài toán cho biết gì? (Lần đầu chuyển 27150 kg vào kho, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu). 
 + Bài toán hỏi gì? (Cả hai lần chuyển vào kho được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?
 + Lần sau chuyển được bao nhiêu ki - lô - gam thóc? (Chuyển được gấp đôi lần đầu). 
 + Để làm được bài toán này phải làm bằng mấy phép tính?
 + Phép tính nào làm trước, phép tính nào làm sau? 
2. Viết đúng lời giải 
 Viết lời giải trong phần bài giải học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó tập viết lời giải ra nháp. Thực tế cho thấy vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, khả năng viết câu của HS còn hạn chế, nên giáo viên phải theo sát từng học sinh để hướng dẫn cách viết, yêu cầu viết câu lời giải cần ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý và đúng với yêu cầu của bài toán là được.
Ví dụ: Số ki - lô - gam xi măng cửa hàng đã bán là/Cửa hàng đã bán số ki - lô - gam xi măng là: 
 36550 : 5 = 7310 (kg)
 Số ki – lô – gam xi măng cửa hàng còn lại là/Cửa hàng còn lại số ki – lô – gam xi măng là:
 36550 - 7310 = 29 240 (kg)
 Lời giải phải đúng ý nghĩa toán học vừa phải đúng văn phạm Tiếng việt. Do đó cần cho HS trả lời miệng, cho HS khá, giỏi giúp HS yếu, sau đó mới viết câu lời giải. 
 Mỗi bài toán có thể có nhiều lời giải khác nhau mà vẫn phù hợp.Việc cho học sinh tự tìm nhiều lời giải khác nhau có tác dụng lớn trong việc gây hứng thú cho học sinh, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện óc suy nghĩ linh hoạt, độc lập. 
3. Lựa chọn phép tính để giải.
 Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán. Việc tìm ra phương pháp giải liên quan đến tính chất của hai loại bài toán có ở lớp 3: Toán đơn và toán hợp. Có kĩ năng giải toán đơn học sinh mới có cơ sở giải các bài toán hợp. 
 Từ việc giải một bài toán đơn sang một bài toán hợp, học sinh phải giải quyết một nhiệm vụ khó khăn là phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn. Mà phân tích thường được hiểu dưới hai dạng: 
 + Phân tích để sàng lọc: Nhằm loại bỏ các yếu tố thừa, các tình tiết hay trường hợp không cơ bản, đối với việc giải toán.
 + Phân tích thông qua tổng: Khi phân tích thông qua tổng hợp, ta đem các dữ kiện của bài toán đối với yêu cầu giải bài toán để hướng các suy nghĩ vào mục tiêu cần đạt là tách được các mối quan hệ giữa cái cần tìm và các giữ kiện. 
 Việc hướng dẫn các em sử dụng phép tính – tổng hợp được thực hiện bằng một hệ thống câu hỏi – đáp phù hợp. VD: Cái gì đã biết? Cái gì là điều kiện? Cái gì cần tìm? Cần biết gì? Dùng phép tính gì? 
Ví dụ: Một cửa hàng có 36550 xi măng, đã bán số xi măng đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki - lô - gam xi măng?
 + Bài toán cho biết gì? (Một cửa hàng có 36550 xi măng, đã bán số xi măng đó. 
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki – lô – gam xi măng?). 
 + Muốn tìm số xi măng của cửa hàng còn lại bao nhiêu ta làm thế nào? (Tính số ki - lô - gam xi măng của cửa hàng đã bán). 
 + Cửa hàng có bao nhiêu kg xi măng? (biết rồi) 
 + Số kg xi măng cửa hàng đã bán biết chưa? (chưa biết)
 + Muốn tìm số kg xi măng cửa hàng đã bán ta làm thế nào? (lấy số kg xi măng cửa hàng có chia cho 5 hoặc tìm của 36550 kg)
 + Muốn tìm số kg xi măng còn lại của cửa hàng ta làm thế nào? (Lấy số ki – lô - gam xi măng cửa hàng có trừ đi số ki – lô gam xi măng đã bán) 
5. Ghi đúng đáp số: 
 Có những trường hợp HS ghi đáp số chưa đúng như còn ghi danh số trong dấu ngoặc đơn mà không ghi cụ thể danh số của bài toán, không biết ghi hết những nội dung bài toán yêu cầu.
Ví dụ: Bài 2 trang 51 Hướng dẫn học Toán 3 (tập 2B). Học sinh có thể viết sai đáp số như sau:
 Số ki - lô - gam xi măng cửa hàng đã bán là: 
 36550 : 5 = 7310 (kg)
 Số ki – lô – gam xi măng cửa hàng còn lại là: 
 36550 - 7310 = 29240 (kg)
 Đáp số: 29310 
 Khi kiểm tra giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để học sinh sửa sai ngay:
 Số ki - lô - gam xi măng cửa hàng đã bán là: 
 36550 : 5 = 7310 (kg)
 Số ki – lô – gam xi măng cửa hàng còn lại là: 
 36550 - 7310 = 29 240 (kg)
 Đáp số: 29 310 kg xi măng 
5. Kiểm tra lại bài làm (lời giải và kiểm tra kết quả)
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm dược câu trả lời. Khi giáo viên hỏi để khẳng định lại kết quả thì các em còn lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các kiểm tra theo các bước sau:
 - Đọc lời giải.
 - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. 
 - Thử lại kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
 - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
 Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.
 Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp, và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình học giải toán có lời văn của các em. 
 Khi giải xong từng thành viên báo cáo với giáo viên, giáo viên sang kiểm tra bài giải của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi phụ để hỏi học sinh về cách giải bài toán đó (Giáo viên có thể giao cho nhóm trưởng kiểm tra thay mình khi có học sinh ở nhóm khác giơ thẻ báo cáo hoàn thành, học sinh tự đặt câu hỏi để hỏi bạn về cách giải bài toán đó)
 Trong khi đến kiểm tra các cá nhân giáo viên nhắc nhở học sinh khi viết vào vở phải viết chữ và số trong phép tính rõ ràng. Trình bày bài giải toán có lời văn đúng, đẹp. Diễn đạt lời văn phải chính xác, cụ thể. 
 Cần rèn ý chí vượt khó cho các em khi làm bài. Khi giải toán gặp các bài toán khó, giá

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- Tuyen.doc
Giáo án liên quan