Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng, thông qua phân môn này sẽ giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu được xác định là cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời nó còn là bước đệm để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm vì học sinh có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay còn không thì chỉ là đọc “diễn” chứ không thể “cảm”.
Trong các đề kiểm tra định kì của phân môn Tiếng Việt ( đọc ) thì phần đọc hiểu chiếm nửa số điểm ( 5 điểm ) càng thêm khẳng định tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Nhưng trên thực tế, chất lượng đọc hiểu vẫn chưa cao. Các em quá lệ thuộc vào bài Tập đọc, thường chỉ diễn nôm từng câu chữ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính sáng tạo, hoặc trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách, chưa lựa chọn ra ý để trả lời, chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Thời lượng dành cho việc dạy đọc đúng và luyện đọc diễn cảm thường chiếm đến gần cả tiết học. Điều này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài giúp học sinh đọc hiểu chiếm thời lượng rất ít trong tiết Tập đọc hiện nay.
Trong khi đó không ít giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho phần tìm hiểu bài biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài. Điều đó dẫn đến hiệu quả của giờ Tập đọc không cao.
Vậy làm thế nào để các em hiểu một cách chân thực và sâu sắc bài Tập đọc, để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? Vận dụng phương pháp dạy học nào để khắc phục và nâng cao kĩ năng đọc hiểu phù hợp với đặc trưng môn học? Dạy với thời lượng bao lâu là phù hợp? Tập trung ở hoạt động nào trong mỗi tiết Tập đọc?. Đó là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Với những lí do trên đây mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 51 trường Tiểu học Sông Nhạn huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai ” để nghiên cứu và thực hiện.
n giáo viên nhắc nhở. Tôi kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách giới hạn thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Yêu cầu học sinh báo cho giáo viên biết khi đã đọc xong ( Ví dụ: em nào đọc xong thì giơ tay ). Từ đó, tôi nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho cả lớp. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. 2.2.2, Giúp học sinh hiểu từ ngữ của bài. Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, rèn cho học sinh kĩ năng hiểu từ ngữ chính là đã giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, biết lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể của một bài văn, bài thơ. * Phân chia các loại từ ngữ cần tìm hiểu: Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm 2 loại: loại từ khó và loại từ khoá Từ khó có thể là từ mới mà các em chưa gặp hay từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, ... Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên tôi kết hợp khi luyện đọc đoạn cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc. Từ khóa: đó là những từ làm toát lên chủ đề của bài tập đọc. Đây là những từ có “sức nặng”, tôi khai thác triệt để làm rõ nội dung bài học, thường thì tôi hay kết hợp giảng từ khóa trong quá trình tìm hiểu bài. * Làm rõ nghĩa của từ ngữ: Khi giảng nghĩa của từ tôi đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, không giảng quá rộng, quá sâu. Tôi sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của từ trong bài Tập đọc như: Đọc phần giải nghĩa (chú giải) trong sách giáo khoa: Được thực hiện khi học sinh đọc nối tiếp đoạn tôi kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em hiểu những từ được chú thích trong bài. Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” Khi đọc đoạn 1 có từ mới, tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu: lúp xúp là gì ? Học sinh sẽ nhìn vào sách để trả lời: Lúp xúp có nghĩa là ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. Cũng có khi các từ khó lại không được giải thích ở phần chú giải thì tôi đặt vấn đề: “Em hãy chỉ ra những từ mà em chưa hiểu nghĩa”. Về phương diện này, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà học sinh đưa ra. Tôi còn dùng lời nói, động tác hoặc cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần được giải nghĩa. Hay sử dụng đồ dùng dạy học, trực quan như: hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật thật để giải nghĩa từ. Ví dụ: Dùng áo cũ đã bạc màu để giảng nghĩa từ sờn bạc. Dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ Đặt câu với từ cần giải nghĩa. Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. Chuyển việc giải nghĩa từ bằng câu hỏi trắc nghiệm để biến cái khó thành cái dễ, có tính gợi mở cho học sinh. Ví dụ: Bài thơ: Hạt gạo làng ta ( TV5-tập1-tr.139 ) Câu hỏi 4 trong SGK là: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Chọn câu trả lời đúng. Vì hạt gạo là từ hạt lúa chín có màu vàng. Vì hạt gạo rất quý nuôi sống con người. Vì hạt gạo rất quý, góp phần vào chiến thắng của dân tộc, được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi công sức của cha mẹ, các bạn thiếu nhi. Học sinh dựa vào những điều tác giả muốn nói trong từng khổ thơ sẽ dễ dàng tìm câu trả lời đúng là c). Từ đó học sinh sẽ hiểu hạt gạo trong bài thơ chính là “ hạt vàng”. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ trong bài Tập đọc tôi luôn chú ý: Đối với từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần có giới hạn ở nghĩa cụ thể trong bài tập đọc, không mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ. Đối với những từ được dùng theo nghĩa lâm thời, ví dụ như từ: “cổng trời” trong bài: Trước cổng trời tôi cho học sinh miêu tả cái “cổng trời trên mặt đất” theo trí tưởng tượng của các em. Không giải nghĩa quá nhiều từ hoặc giải nghĩa từ ngữ một cách quá cầu kì, gây lãng phí thời gian làm cho giờ học nặng nề. Những từ ngữ còn lại, nếu học nào chưa hiểu, tôi giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để các bạn khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp. * Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ: Biện pháp này chỉ sử dụng khi hướng dẫn tìm hiểu các bài Tập đọc mang tính nghệ thuật. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, tức là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ. Tôi hướng dẫn cho học sinh tìm các từ ngữ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, từ gợi tả, gợi cảm, từ chỉ mùi vị, màu sắc, từ chỉ hình ảnh, các từ nhiều nghĩa, những từ mang nghĩa chuyển, từ được lặp lại nhiều lần, ... giúp học sinh biết được những từ đó nhằm nhấn mạnh ý gì cho câu văn, câu thơ bằng câu hỏi: “Em hãy cho biết tác giả đã chọn lọc những từ ngữ nào khi miêu tả (sự vật, sự việc) trong đoạn văn, đoạn thơ? Cách dùng các từ này có gì đặc biệt ?” Ví dụ: Bài: Mùa thảo quả ( TV5-Tập2-tr.113 ) Tôi đặt câu hỏi: Từ nào được lặp lại nhiều lần ở đoạn đầu ? cách dùng các từ đó có gì đáng chú ý ? Học sinh đọc thầm đoạn 1 và dễ dàng phát hiện ra các từ: “ hương, thơm ” được lặp đi lặp lại, từ đó thấy được tác dụng của 2 từ là nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ ở tiểu học tôi cũng tập trung khai thác là: so sánh, điệp từ, nhân hoá…. Vì nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn Ví dụ: Bài: Về ngôi nhà đang xây ( TV5-tập1-tr.148 )Tôi giúp học sinh nhận ra tác giả đã dùng những biện pháp nhân hóa để làm cho ngôi nhà được miêu tả gần gũi, sống động thông qua các từ : “ tựa, thở ra, ngủ quên, nhú lên ” 2.2.3, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. Thực tế cho thấy, chỉ sau khi học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả, tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được. * Giúp học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài Hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài Tập đọc lớp 5 vẫn còn một số câu có ý dài và khó đối với học sinh. Hình thức chưa phong phú, thường chỉ ở dạng câu hỏi tự luận nên để giúp học sinh thông qua các câu trả lời sẽ hiểu thêm nội dung bài đọc tôi hay sử dụng các biện pháp sau: Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài ) và trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó, cũng có khi kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những em khác đọc thầm, sau đó trao đổi về câu hỏi do tôi đưa ra. Tôi giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi đó. Tách những câu hỏi mang tính chất khái quát thành câu hỏi nhỏ hoặc gợi dẫn bằng câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách được dễ dàng nhưng không đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với trình độ học sinh của lớp tôi. Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài: Trồng rừng ngập mặn ( TV5-tập1-tr.128) tách thành 2 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời. + Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn ? + Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? Chuyển các câu hỏi thành bài tập trắc nghiệm, nội dung thảo luận, thành các trò chơi để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Ví dụ: Bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít ( TV5- tập1-tr.58 ) Câu hỏi 4 trong sách giáo khoa: “ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ? ” Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là: Lời đáp của ông cụ “ Si - le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp !” có ngụ ý gì ? a. Si le xem ngài là kẻ cướp. b. Các ngài là người xấu xa. c. Các ngài không xứng đáng để Si - le viết. d. Cả a, b, c đúng Học sinh sẽ dễ dàng hiểu và trả lời ( d ) là đáp án đúng * Hướng dẫn học sinh tìm ra được ý của đoạn, nội dung của bài Phân môn Tập đọc lớp 5 còn giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ở mức cao hơn, cụ thể là: Nắm được dàn ý của bài; biết tóm tắt đoạn, bài; hiểu được nội dung ý nghĩa của bài Tập đọc. Xác định ý chính của đoạn: Đối với một đoạn, tôi luyện cho học sinh thao tác: Gọi tên người, vật, tên sự việc được nêu trong đoạn. Đặt câu hỏi để làm rõ người, vật hoặc sự vật đó được trình bày như thế nào? Sự trình bày đó nhằm mục đích gì ? Tóm tắt đoạn thành một hoặc một vài câu, hoặc có thể đặt tên cho đoạn. Tổng hợp ý kiến và chốt ý đoạn để khắc sâu kiến thức cho học sinh Xác định nội dung chính của bài đọc: Tôi đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh: bài Tập đọc nói về cái gì ? Về việc gì? Về ai ? Sau đó hướng dẫn các em sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp:“ Bài này nói về tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, lòng yêu thương,... ” Hay: “ Bài này kể về chuyện...., Kể về việc....” Thật kiên trì luyện tập cho các em nêu được nội dung của bài bằng lời văn của mình. Thường thì bài Tập đọc nào cũng có tranh, ảnh minh họa, nhiều khi giáo viên chỉ dùng để giới thiệu bài rồi không sử dụng đến nữa nhưng tôi lại nghĩ tranh giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài sinh động hơn, gây sự chú ý và để lại ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ của các em nên tôi chỉ vào tranh để chú thích cho lời nói và kết hợp đặt câu hỏi khai thác tranh từ đó rút ra được nội dung của bài đọc. Tôi còn sử dụng Sơ đồ tư duy để giảng rút ý của từng đoạn sau đó tổng hợp lại thành nội dung chung cho toàn bài. Tôi thấy cách này rất hay, học sinh dễ trình bày được các ý chính, nội dung bài theo lời của mình mà lại nhớ bài rất lâu. * Rèn kĩ năng trình bày: Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi luôn rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách. Việc làm này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh khi đọc hiểu văn bản, phát triển ở các em năng lực sáng tạo. Tôi sử d
File đính kèm:
- SANG KIEN DOC HIEU LOP 5.doc