Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia

Giáo dục và đạo tạo hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thể hiện rõ trong văn kiện đại hội X.

‘’Giáo dục và đạo tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực thúc đẩy Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, chú trọng chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển thời đại. Giáo dục là sự nghiệp cao toàn đảng của Nhà nước của toàn dân.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 an toàn, để từ đó thu hút các em trong độ tuổi đến trường.
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ CBGV.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị
Hàng năm nhà trường bố trí cho giáo viên học tập và học tập nghiêm túc Luật giáo dục - Điều lệ trường phổ thông, các nội quy, quy chế chuyên môn, các quy định về kỷ cương nề nếp để cho mỗi giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Việc này phải tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi giáo viên nhớ và thực hiện đúng. Đồng thời tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các văn bản pháp quy về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên, từ đó làm cho mỗi giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác. Khuyến khích và tạo các điều kiện về sách báo, phương tiện nghe nhìn để giáo viên được đọc, được nghe, được xem nhằm nâng cao nhận thức, mở mang, nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm
Đó là lòng thương yêu học sinh, gắn bó với nghề nghiệp, làm cho mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Thực hiện phương châm: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thấy được lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì đó là phẩm chất đầu tiên cần có, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm.
- Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp
Ban giám hiệu phải làm cho mỗi giáo viên gắn bó với nhà trường, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, coi nhà trường như ngôi nhà thứ hai của mình từ đó gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Có yêu nghề thì người giáo viên mới dốc hết năng lực, trí tuệ, tình cảm của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đó chính là tâm đức. Là trách nhiệm cao cả của người thầy giáo.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Bồi dưỡng thông qua hoạt động của nhóm tổ chuyên môn:
Đây là một hoạt động mang tính thường xuyên, một hoạt động chính để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Cụ thể trong các hoạt động này các nhóm tổ chuyên môn, tổ chức giải đề thi học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi tỉnh của những năm học trước; trao đổi, thảo luận những vướng mắc trong phương pháp dạy, những vấn đề khó trong từng bài dạy để mọi giáo viên tham gia và cùng thống nhất phương cách hay nhất, tối ưu nhất. Dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, tổ chức hội giảng nhân dịp các ngày lễ lớn như: 20/11; 22/12; 03/02; 26/3; ... Sau mỗi tiết giảng nhóm, tổ họp đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, tác phong, trình bày bảng và đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chuẩn đã được quy định của Bộ GD&ĐT. Thông qua các hoạt động này, trình độ chuyên môn của giáo viên được điều chỉnh, bổ sung và được nâng lên rõ rệt.
+ Tự bồi dưỡng: 
Hàng năm nhà trường đã trang bị cho mỗi giáo viên các loại sổ: Sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ ghi kế hoạch giảng dạy, ... Đồng thời mua sắm thêm tài liệu, sách tham khảo, khuyến khích giáo viên mua thêm sách tham khảo quý, hiếm cho nhà trường; nhà trường sẽ thanh toán kinh phí; giáo viên tự mua sách tham khảo, báo chí; ghi chép những kiến thức mình thấy có ích và cần thiết cho bản thân, các bài giảng, đề thi học sinh giỏi, ... nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là một tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua cuối học kỳ và cuối mỗi năm học.
+ Hình thức bồi dưỡng tập trung:
 Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, học chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. 
 Tạo mọi điều kiện về thời gian cho giáo viên có trình độ cao đẳng đi học tiếp để đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Ngoài ra nhà trường rất coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn cho đi học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn, đi thi giáo viên giỏi huyện, tỉnh. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Với cách làm này, trong những năm qua một số giáo viên mới ra trường đã thực sự trưởng thành, tay nghề được nâng lên, chuyên môn vững vàng, được học sinh và tập thể giáo viên tín nhiệm, tin tưởng. 
+ Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm:
Nội dung đề tài được cán bộ giáo viên đăng ký ngay từ đầu năm học, với các chủ đề như: Về chuyên môn giảng dạy, về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, về các khía cạnh của giáo dục như về phương pháp giáo dục đạo đức, về giải bài tập, về xây dựng tập thể lớp, về phương pháp giảng dạy,... Cuối năm Hội đồng Khoa học của nhà trường sẽ tổ chức nghiệm thu, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.
- Duy trì tốt hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường
Xác định đây là chủ trương đúng đắn của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên 
trường đã thực hiện khá tốt. Đặc thù của nhà trường là ít lớp, giáo viên ở các bộ môn còn ít nên rất hạn chế cho việc trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Qua sinh hoạt chuyên môn liên trường nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn và học tập kinh nghiệm của trường bạn. Do vậy, ngoài kế hoạch của phòng tổ chức sinh hoạt cụm, trường chủ động liên hệ với một số trường bạn cùng hợp tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn các trường liên kết để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học
Đây là một hoạt động không thể thiếu trong một nhà trường góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Kiểm tra không ngoài mục đích là để nắm bắt tình hình đội ngũ, đánh giá chất lượng đội ngũ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho họ, tiếp sức cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Ban giám hiệu phải làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Cụ thể:
- Lên kế hoạch kiểm tra, có thời gian kiểm tra cụ thể phù hợp với tình hình thực tại của đơn vị. Kế hoạch kiểm tra phải bám sát hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành.
- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công rõ người, rõ việc và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Kiểm tra phải thực hiện theo một chu trình khép kín: Thông báo kế hoạch kiểm tra - Kiểm tra - Xử lý thông tin kiểm tra - Trả thông tin cho đối tượng kiểm tra - Thông báo kết quả kiểm tra trong Hội đồng Sư phạm.
* Biện pháp 3: Rà soát từng đối tượng, phân chia học sinh theo trình độ nhận thức.
- Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, lấy kết quả làm cơ sở cho sự phân chia đối tượng
 Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm với 8 môn văn hoá cơ bản nhằm đánh giá chính xác tình hình thực tế của học sinh để phân loại đối tượng cho phù hợp. Đề khảo sát đầu năm phải dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng với các mức độ kiến thức khác nhau như: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, để từ đó nắm bắt được một cách chính xác mức độ kiến thức của học sinh hiện có đến đâu, yếu và thiếu phần nào.
 Sau khi có kết quả khảo sát, tiến hành phân chia học sinh theo trình độ nhận thức để tìm ra giải pháp giáo dục thích hợp.
- Dựa trên đối tượng học sinh cụ thể để xây dựng kế hoạch
 Dựa trên trình độ nhận thức của đối tượng học sinh, BGH chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thảo luận để từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn chung, kế hoạch giảng dạy của từng môn, từng giáo viên để làm sao phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh. Trong kế hoạch giảng dạy, giáo viên phải có lộ trình xác định rõ về mặt thời gian để đưa học sinh yếu kém đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đang theo học.
- Tổ chức thực hiện
 Sau khi đã thảo luận và thống nhất kế hoạch trong tổ, nhóm chuyên môn BGH nhà trường triển khai kế hoạch dạy học theo đối tượng cụ thể như sau:
 Thực hiện dạy học theo đối tượng, dạy những gì học sinh đang cần, đang thiếu theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tránh tình trạng dạy những gì giáo viên có, hay chỉ dạy theo đúng yêu cầu trong sách giáo khoa mà không quan tâm tới khả năng nhận thức của học sinh, dạy những cái mà học sinh không nhận thức được.
 BGH nhà trường phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn vận động 
giáo viên dạy phụ đạo tăng tiết cho học sinh thuộc đối tượng trung bình, yếu, kém ngoài số tiết tiêu chuẩn.
Việc giảng dạy phụ đạo, bổ trợ kiến thức được thực hiện như sau: Các tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức sẽ được giáo viên giảng dạy vào các buổi chiều trong tuần. Trong các tiết học này giáo viên sẽ ôn tập lại kiến thức và bổ trợ những kiến thức của cấp học dưới, lớp học dưới mà có liên quan tới kiến thức của môn học trong tuần đó. 
Đối với lớp có đối tượng học sinh quá yếu, hổng quá nhiều kiến thức của lớp học dưới thì giáo viên giảng dạy thảo luận cùng với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch giảm tải chương trình, dạy những gì học sinh cần, học sinh có thể hiểu trước, sau đó lập ra lộ trình để đưa những học sinh đó đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng. Việc dạy như trên sẽ được thực hiện cụ thể đối với từng đối tượng và ở vào từng thời điểm để làm sao dần dần đưa những đối tượng học sinh đó đạt chuẩn, không lấy lý do giảm tải để hạ thấp chuẩn của học sinh.
 Kế hoạch giảm tải chương trình phải được thảo luận và thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn và phải được hiệu trưởng phê duyệt. Trong kế hoạch phải thể hiện cụ thể giảm tải cái gì và dạy cái gì, lộ trình của việc hoàn thiện lại những kiến thức đã giảm tải.
BGH nhà trường phân công giáo viên bộ môn giúp đỡ học sinh theo từng nhóm để có hiệu quả tốt hơn.
 Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích, lý thú nhằm thu hút và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
* Biện pháp 4: Quan tâm, chia sẻ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
Ban giám hiệu đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên, cần đến với các em bằng tất cả tình yêu nghề, mến trẻ. Biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu học sinh. Từ đó nắm bắt được tâm lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân học sinh để có các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp.
- Đối với học sinh yếu kém: Dựa trên cơ sở khảo sát đầu năm, giáo viên bộ môn lập danh sách, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém từng môn đối với mỗi học sinh từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. Giáo viên bộ môn lớp nào trực tiếp phụ đạo học sinh lớp 

File đính kèm:

  • docSKKN NANG CAO CHAT LUONG HS XAY DUNG TRUONG CHUAN.doc