Đề tài Một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nam Trực tỉnh Nam Định

2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo

- Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Đối với GVCN cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.

2.3. Đối với nhà trường

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nam Trực tỉnh Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra vi phạm ở mức cao. Các bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Nhiều HS vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia, trộm cắp, đánh bạc, đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là thi thoảng và thường xuyên vô lễ với giáo viên và người lớn tới (47.7%).
2.2.2.2. Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh
          Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức là do: Thiếu sự  quan tâm của gia đình (90.9% và 81.2%); Bản thân HS không có sự rèn luyện tốt (68.2% và 82.8%); Tác động tiêu cực của bạn bè (77.3% và 76.0%); Sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games(68.2 và 54.0) Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của CBQL để xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường.
2.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng
          Qua khảo sát thấy các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh ở mức độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè (99.2%); Khen thưởng, kỷ luật kịp thời (96.8%); Nội dung giáo dục phù hợp (96.4%); Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo ( 96.0%); Không bị định kiến của xã hội ( 92.8%); Được gia đình thông hiểu, tạo điều kiện ( 91.2%); và cuối cùng là được tự do trong mọi hoạt động (77.6%). Các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.
          Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức qua khảo sát thấy: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (70.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (68.2%); Tác động tiêu cực của môi trường xã hội (54.5%); Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè(54.5%)
          Tuy nhiên những yếu tố như: Không có chuẩn đánh giá đạo đức học sinh lại có tới 54.5% không đồng ý và 11.4% còn phân vân; yếu tố: Không khen thưởng, trách phạt kịp thời  là 40.9% không đồng ý và 13.6% còn phân vân.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của  trường THPT Bình Sơn
2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
          Qua khảo sát lấy ý kiến của CBQL và GV nhà trường cho thấy: 81.8% cho rằng đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức, chỉ có 18.2% cho rằng việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức chưa tốt; 84.1% cho rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học và từng học kỳ được làm tốt, chỉ có 15.9% cho là làm chưa tốt.
2.2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện  kế hoạch giáo dục đạo đức
          Khảo sát CBQL và giáo viên thấy: Tất cả các nội dung công việc của công tác giáo dục đạo đức đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở mức trung bình, chưa làm tốt. Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban Giám hiệu (95,7%) và giáo viên chủ nhiệm lớp (85,7%) qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ và cuối năm chứ không phải từ học sinh hay các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những thông tin về giáo dục đạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, không thường xuyên và liên tục nên hiệu quả  không được cao.
- Quản lý  nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức
          Kết quả khảo sát cho ta thấy: 50% GV và 58% HS đánh giá hình thức: Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp có mức độ thường xuyên. Còn lại các hình thức khác mức độ thường xuyên rất thấp, chủ yếu thi thoảng mới thực hiện hoặc không thực hiện.   
Như vậy nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy vậy, học sinh thích và rất thích các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại có 92.0%; Giáo dục thông qua hoạt  động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí có 91.6%.
Tuy nhiên có những hình thức giáo dục có số ý kiến học sinh không thích tham gia ở mức cao như: Giáo dục thông qua lao động,vệ sinh trường sở, hướng  nghiệp (25.2%); Giáo dục thông qua hoạt động chính trị xã hội nhân  đạo (18%); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng (16.4%). Do đó các nhà quản lý cần hết sức lưu ý để đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp với sở thích của các em để có kết quả giáo dục cao.
- Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức
Qua khảo sát chúng tôi thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên  sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật, (GV là 75.0%, HS là 57.6%); Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn... (GV là 63.6%, HS là 42.4%); và phương pháp về Tổ chức hoạt  động  thực  tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen(GV là 50.0%, HS là 39.6%). Như vậy việc quản lý thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt.
 2.2.3.3. Kiểm tra  đánh giá giáo dục đạo đức
Qua khảo sát thấy: Có 63.4% cho rằng việc Xây dựng được chuẩn kiểm tra đánh giá  là tốt; 54.5% cho rằng  Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra đánh giá cụ thể  là tốt và Thông báo công khai và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá có 46.7% cho là tốt. Không có ý kiến nào cho là không thực hiện.
2.2.4. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Bình Sơn
2.2.4.1.  Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục đạo đức
          Ý kiến cho vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường đó là giáo viên chủ nhiệm(100%), cán bộ quản lý (95.5%), giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên là (90.9%), bạn bè thân (89.1%) và tập thể lớp (88.6%). Như vậy có thể thấy là vai trò của các thầy cô giáo, CBQL và bạn bè, tập thể học sinh là những lực lượng rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh.
2.2.4.2. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức HS
          Qua khảo sát cho  thấy: GVCN thường xuyên phối hợp với tập thể lớp (81.8%), CBQL với GVCN (50.0%). Còn lại hầu hết đều ở mức độ thỉnh thoảng phối hợp. Như vậy có thể thấy nhà trường chưa có cơ chế phối hợp giáo dục giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bình Sơn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Đánh giá thực trạng
Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn những tồn tại  như: Việc  xây dựng  kế hoạch  giáo dục đạo đức chưa cụ thể, phù hợp  với đặc điểm  tình hình mà thường  xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng  được  kế hoạch  cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng  của lớp, ít quan tâm và đầu tư công  sức vào công  tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Như vậy có thể đánh  giá chung việc quản lý giáo  dục  đạo  đức của trường THPT Bình Sơn chỉ ở mức trung bình.
2.3.2. Nguyên nhân thực trạng
2.3.2.1. Nguyên  nhân khách quan
Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học tập văn  hoá  nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng  của gia đình và môi trường  xã hội; do phần  lớn GVCN mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm  trong thực hiện biện pháp giáo dục; do giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm, ít quan tâm  và đầu  tư công sức vào công tác chủ nhiệm.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Cán  bộ quản  lý còn xem nhẹ việc xây dựng  kế hoạch  giáo dục đạo đức; công  tác giáo  dục đạo đức chưa được tuyên  truyền  rộng rãi trong tập thể giáo viên; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng  giáo dục trong trường chưa tốt; hoạt động  của Đoàn  TN trong giáo dục  đạo đức chưa thật sự toàn diện  và hiệu quả; thực  hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường  làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều  hạn chế
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bình Sơn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.3.1. Thuận lợi
Trường đóng và tuyển sinh ở địa bàn miền núi, gia đình các em học sinh hầu hết là gia đình thuần nông chân chất chưa chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên học sinh ít bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; có các văn bản của Bộ và Sở hướng dẫn cụ thể về đánh giá, xếp loại học sinh, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh; cán bộ UBND các xã trong vùng tuyển sinh của trường và phụ huynh học sinh đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
2.3.3.2. Khó khăn
Trình độ dân trí thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế nên nhiều phụ huynh chưa biết giáo dục con; cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh; cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT NAM TRùC TØNH NAM §ÞNH
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện ph¸p
3.1.1. Nguyªn tắc bảo đảm tÝnh đồng bộ
Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ huynhDo đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.
3.1.2. Nguyªn tắc bảo đảm tÝnh thực tiễn
           Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luậ

File đính kèm:

  • docbien phap giao duc dao duc.doc