Đề tài Làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường THCS Long Hữu đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
c sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. PHHS chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục HS ở gia đình mang tính áp đặt, ít để HS thể hiện quan điểm của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt, và thiếu làm gương tốt cho HS noi theo. - Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “ Lo cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại khá phổ biến và những bất cập khác. - Điều kiện về cơ sở vật chất còn khó khăn, thiết kế không đúng quy cách. - Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng tổ nhằm giúp đơn vị giảm bớt yếu kém về chất lượng chuyên môn. 2/ Giải pháp giải quyết vấn đề : a) Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho tổ viên: - Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho tổ viên: Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kĩ sư tâm hồn “. Mặt khác, nhận thức của tổ viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng thì việc làm đúng là điều tất nhiên. Vì vậy với một tập thể có mặc cảm “ trường không đẹp”, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên đã từng bước xoá bỏ ý nghĩ này để giúp đơn vị đi lên. Tôi thường xuyên an ủi và luôn gợi cho tập thể thấy được sự phát triển về qui mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang đẹp là điều sắp xảy ra. Bản thân người quản lí tổ chuyên môn Hóa – Sinh cũng luôn không hài lòng về những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho tập thể tổ. Luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như vận động hưởng ứng thi đua theo chủ đề kết hợp với các ngày lễ truyền thống của ngành, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị. Ví dụ : Trong tuần lễ thi đua chào mừng ngày 20/11, tổ chức thi đua “ Hai tốt” ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, phong trào đăng ký thi GV dạy giỏi cấp cơ sở, dự thi làm đồ dùng dạy học, Trong cách quản lí đối với tập thể của tổ cũng lưu ý : Góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm. Và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm, điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Tóm lại ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc , người quản lí phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp. - Bồi dưỡng về công tác chuyên môn: Qua công tác tại trường, tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên là trước hết cần tập trung dồn nổ lực vào công tác chuyên môn. Tìm ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, để từ đó từng bước lấy uy tín với Phụ huynh Học sinh và uy tín với địa phương, với ngành . Trước hết đặt ra những yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh: Giáo viên phải thay đổi cách dạy cũ, học sinh phải có kĩ luật thì mới dạy tốt & học tốt “ thầy ra thầy- trò ra trò”. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các họat động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào học sinh tạo điều kiện cá thể hóa người học để phát triển mọi năng lực của học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình tự tin và có niềm vui trong lao động học tập chủ động sáng tạo. Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã đặt ra những yêu cầu cho GV khi tổ chức một tiết dạy : * Đối với thầy: Nghiên cứu kĩ bài và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là: - Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh (nếu có) và cách khắc phục . -Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ, dân số, môi trường. - Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn dạy. - Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu để rèn luyện kĩ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh. Nếu đối tượng nhận thức quá mới mẽ với học sinh cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo lớp. Còn đối với những bài có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải chúng ta tổ chức cho học sinh học nhóm để kích thích họat động từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ, kiến thức các em sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện làm tăng thêm tính khách quan khoa học. Việc học tập theo nhóm càng chứng tỏ quan điểm “ học thầy không tày học bạn ” qua việc trao đổi, hợp tác với bạn mà trí thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn. Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức, GV bao giờ cũng phải kết luận ngắn gọn ý kiến nào đúng, sai, vì sao và đưa ra bài học. Chú ý tuyên dương, khen thưởng, động viên, các em kịp thời. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh THCS là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho HS trong tiết dạy. Chú ý bố trí bàn ghế phù hợp với hình thức tiết dạy. Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn: Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp “ Lấy HS làm trung tâm” luôn phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh. * Đối với học sinh: - Học sinh phải có kĩ luật tốt, lễ phép. - Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa. - Chuẩn bị tốt bài học ở nhà, đưa ra những suy nghĩ nhận xét của mình khi quan sát để ra lớp thảo luận, trao đổi cùng các bạn. - Tập trả lời câu hỏi theo SGK. - Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài. - Khuyến khích các em tham các hoạt động phong trào mang tính giáo dục cộng đồng và tham gia các hoạt động về nguồn, ngoại khoá ; vừa giúp thầy trò thư giản và tạo sự gần gũi, đoàn kết. b) Phối hợp Ban đại diện Cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh: - Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học sinh. Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong việc giáo dục HS vì 2/3 thời gian HS ở với gia đình. Là cầu nối các gia đình học sinh lại với nhau để thống nhất mục tiêu giáo dục. - Việc Ban đại diện CMHS hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh, do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin khá hiệu quả, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn. - Tập thể tổ phải luôn tâm niệm : “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”. Chính vì vậy sau mỗi lần họp PHHS số lượng dự họp ngày càng đông hơn và chiếm tỉ lệ 95%, phụ huynh từng bước có quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn. c) Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, ngành và địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục: Vấn đề chăm lo cho học sinh nghèo, học khá giỏi đã được các tổ chức đoàn thể quan tâm – Nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS, BCH công đoàn, BCH chi đoàn chăm lo cho đội ngũ, ngoài ra còn tổ chức các đợt tham quan ngoại khóa để giúp cho đội ngũ gắn bó nhau hơn. Cấp phát học bổng cho HS khá, giỏi ngoan nghèo, miễn giảm tiền đầu năm cho HS diện chính sách, tặng tập vở cho HS nghèo mỗi năm học. d) Thực hiện tốt công tác xây dựng qui chế dân chủ cơ sở : Quan trọng nhất là phối hợp tổ chức Đại hội Cán bộ – giáo viên –CNV đầu năm. Đây là hình thức phát huy dân chủ và tích cực của Công đoàn viên vào tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường. e) Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực : - Bầu không khí tập thể là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí tốt thì mọi người sẽ làm việc tốt, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên xin chuyển đi nơi khác nhiều và thiếu tinh thần sáng tạo, năng động để hoàn thành công việc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lí , bầu không khí tích cực sẽ làm tăng năng suất lao động 20% và ngược lại làm giảm 20% năng suất lao động do thiếu tinh thần hợp tác, tự giác và chỉ lo đối phó lẫn nhau. Vì vậy người quản lí tổ chuyên môn phải nắm các dấu hiệu sau để xem xét tính chất của bầu không khí tập thể mà mình phụ trách: Sự hài lòng – Sự tôn trọng hiểu biết lẫn nhau- Tâm trạng tập thể, cá nhân – Năng suất lao động- Ý thức tổ chức kỉ luật- Tinh thần đoàn kết. III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Năm học 2009 - 2010 đã áp dụng kinh nghiệm này đối với tập thể tổ, kết quả đạt được: Kết quả thi đua của tổ: Tập thể lao động tiên tiến. Kết quả khen thưởng
File đính kèm:
- SKKN(4).doc