Đề tài Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo,

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những chủ trương rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 sẽ được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục. 
	Việc “Bồi dưỡng khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ” là một việc làm thiết thực triển khai những định hướng của bộ Giáo dục và Đào tạo về CNTT. 
Nhận xét chung về ứng dụng CNTT trong dạy học còn một số tồn tại:
+ Bài giảng còn nặng về "kênh chữ", chưa khai thác được "kênh hình" nên chưa khai thác được tính ưu việt của công nghệ trong dạy học. Một số bài giảng còn trình bày thông tin trên máy tính thay bảng viết, học sinh khó nắm được bố cục bài giảng. 
+ Một số tính năng của PowerPoint có thể được sử dụng có hiệu quả trong thiết kế bài giảng nhưng chưa được giáo viên khai thác hiệu quả, ví dụ như sử dụng các công cụ để vẽ hình, sử dụng các hiệu ứng cho các đối tượng, kỹ thuật chèn các ảnh video, flash... nên bài giảng có sử dụng CNTT nhưng chưa sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều khiển tiến trình bài giảng.
+ Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet của giáo viên chưa được tốt nên các tư liệu đưa vào bài giảng điện tử chưa được phong phú.
+ Việc ứng dụng CNTT vào dạy học mới dừng ở các bài giảng trình diễn trên lớp, chưa hỗ trợ học sinh tự học, tự đánh giá kết quả học tập, cũng như giúp học sinh tìm kiếm những kiến thức mới.
Tuy vậy, hiện nay việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học bên cạnh sự hoàn thiện về cơ sở vật chất, một trong những thuận lợi là mỗi trường đều có đội ngũ cốt cán trong ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy. 
A. Một số kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.
 1- Sử dụng PowwerPoint thiết kế bài giảng.
	PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh hoạ ... 
Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hình thức học tập mới...
Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng, người giáo viên cần có một số kỹ năng sau:
Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình của bài giảng, và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học bộ môn. Trong chương trình THCS, hình thành kiến thức mới cho học sinh được phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phưong pháp thực nghiệm... Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp giảng dạy bộ môn. 
Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản ...trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn.
Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ. Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những hình ảnh minh họa cho bài giảng như mô tả dụng cụ thí nghiệm, mô tả hoạt động của một thiết bị, mô tả một quá trình vật lý, hoá học... cần có kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, ... sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp.
Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả.
Trong đó, hai kỹ năng sau rất cần thiết cho thiết kế bài giảng .
Thực hành các bài tập theo các mức độ từ dễ đến khó. Mỗi bài tập chỉ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản.
Phân loại các bài tập tương ứng với các hiệu ứng cơ bản.
Sắp xếp các bài tập tổng hợp từ đơn giản đến phức tạp.
Kết hợp rèn kỹ năng vẽ với sử dụng các hiệu ứng.
Gắn nội dung học tập với chương trình THCS.
 2- Khai thác thông tin trên Interrnet 
	Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng phong phú. Theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, nguồn học liệu mở sẽ phát triển trong thời gian tới. Do đó, hình thành được kĩ năng khai thác thông tin trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc giảng dạy là nhiệm vụ cấp bách với mỗi giáo viên. Những hiểu biết cần thiết của người giáo viên:
Biết cách khai thác thông tin từ một số website cho bộ môn của Việt Nam, của nước ngoài. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các file .ppt, .swf... phục vụ cho giảng dạy thông qua các website tìm kiếm.
Biết cách sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp.
Những kỹ năng cần thiết: 
Tìm kiếm thông tin trên các website: google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa chọn kiểu và từ khoá thích hợp.
Nắm được nội dung chính các website cần thiết đối với người giáo viên:  thuvienvatly.com, thuvienhoahoc.com, ephysic.com, vatlysupham.com, vatlytuoitre.com, ts.edu.net.vn...
Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên PowwerPoint, đề kiểm tra, tư liệu khác...
Có kỹ năng download và sử dụng các phần mềm 
Để hình thành các kỹ năng đó, Các bài tập về kỹ năng khai thác thông tin trên Interrnet được đưa dưới dạng.
Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh 
Kết hợp mở từ điển Vietdic để tra cứu.
Tìm kiếm theo định dạng: file PowerPoint, file flash 
Download đề kiểm tra.
Download phần mềm và sử dụng phần mềm.
Sử dụng phần mềm FlashCatcher Download ảnh flash từ các website
Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử.
 3. Sử dụng các phần mềm dạy học.
Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của CNTT, những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có một đặc trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định, và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng thay thế được các sản phẩm khác. Mỗi giáo viên có thể tham khảo các phần mềm và lựa chọn phần mềm nào có thể dùng đưa vào bài giảng trên lớp, phần mềm nào dùng hướng dẫn học sinh tự học để củng cố kiến thức. Một số phần mềm dạy học thường dùng cho khối THCS có thể download miễn phí trên mạng. Nhiều phần mềm khác có thể tìm kiếm địa chỉ trên các website của mạng giáo dục.
4- Thiết kế bài giảng hướng dẫn học sinh tự học bằng phần mềm eXe. 
Khác với các bài giảng trên PowerPoint phục vụ giáo viên trình diễn bài giảng trên lớp, bài giảng điện tử giúp học sinh tự học được xây dựng dưới dạng website. Về nội dung, có thể là bài ôn tập dưới các dạng câu hỏi điền khuyết, lựa chọn, tự luận...có kèm sự đánh giá và chỉ dẫn của giáo viên; hoặc là bài tổng kết ôn tập các nội dung lý thuyết của chương, được cung cấp nhiều thông tin dưới dạng hình ảnh, video, hay liên kết tới các website khác. 
Trên cơ sở định hướng đó, chúng tôi đã lựa chọn phần mềm eXe để tập huấn giúp giáo viên thiết kế nội dung học tập môn Vật lý. Đây là một phần mềm miễn phí, tạo được tương tác giữa người dạy và người học, kỹ thuật thiết kế đơn giản, giúp giáo viên không chuyên về CNTT cũng có thể tạo được các bài giảng theo ý muốn.
Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông hiện nay, mô hình này khi phát triển sẽ phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh và làm thay đổi hình thức dạy của thày và học của trò. 
Thiết kế bài giảng trực tuyến hướng dẫn học sinh tự học là một hướng đi trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong thiết kế đòi hỏi khả năng nghiệp vụ sư phạm và vốn hiểu biết của người giáo viên. Những kỹ năng cần thiết để xây dựng được bài giảng có chất lượng:
Kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức để xây dựng một cấu trúc nội dung học tập.
Kỹ năng sử dụng các iDevice của eXe để chèn văn bản, công thức toán học, hình ảnh, âm thanh, video, ... hay liên kết sang các file hay các website khác.
Kỹ năng đưa các dạng câu hỏi vào bài giảng và đưa được những chỉ dẫn cần thiết để học sinh có thể tự lực nắm kiến thức trong quá trình tự học, tạo sự tương tác với người học
Trong các đợt tập huấn, để hướng dẫn giáo viên sử dụng được phần mềm này thường theo các bước:
Lựa chọn nội dung và xây dựng cấu trúc bài giảng theo cấu trúc cây thư mục.
Hướng dẫn sử dụng các iDevice về các loại câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn, nhiều lựa chọn, loại điền khuyết, loại trả lời đúng-sai, loại tự luận.
Hướng dẫn chèn văn bản, các loại hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, công thức toán học...
Liên kết nội dung với các file và các website khác.
Xuất bản nội dung học tập dưới dạng website.
5. Ứng dụng một số phần mềm khác thiết kế nội dung học tập .
 Một số phần mềm thiết kế bài giảng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, khi cần chỉnh sửa một đoạn phim download từ trên mạng, có thể sử dụng phần mềm Movie Maker. Phần mềm này cho phép cắt, ghép các đoạn phim, chèn thêm văn bản, âm thanh hay đưa thêm những hiệu ứng hiển thị. Phần mềm Gif Animation cho phép tạo một clip ảnh đặt ở chế độ hiển thị khác nhau chỉ trong một file. Phần mềm Saveflash, flashcacher hỗ trợ download ảnh flash, SwichPoint hỗ trợ chèn ảnh flash trong PowerPoint. Ghép nối thí nghiệm với máy tính có thể dùng phần mềm Visual basic hoặc Delphi...
6. Xây dựng thư viện điện tử ở trường THCS.
Đối với giáo viên THCS, tạo một thư viện điện tử để lưu trữ các thông tin phục vụ trong công tác giảng dạy có một ý nghĩa thiết thực. Việc ứng dụng những thành tựu của CNTT để lập thư viện lưu trữ các thông tin, tư liệu ảnh, video, một số đoạn bài soạn mẫu phục vụ cho việc soạn, giảng bằng giáo án điện tử, các đề kiểm tra dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, các nội dung phục vụ ngoại khoá ...sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Để phát huy hiệu quả của thư viện bài giảng trình chiếu riêng của mỗi trường, đòi hỏi có sự cập nhật thường xuyên và có sự trao đổi giữa các giáo viên. 
Ứng dụng CNTT trong dạy học không còn là chuyện xa vời nhưng cũng chưa phải là chuyện dễ như trở bàn tay. Xã hội cần quan tâm đúng mức, cần ủng hộ việc ứng dụng CNTT vào dạy học từ mọi góc độ khác nhau. Khi đó, chúng ta mới có một xã hội phát triển thật

File đính kèm:

  • docUD CNTT vao day hoc tuong tac.doc