Đề tài Kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử

Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội X đã thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp đó ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc dạy học liên môn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch sử.
2. Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử:
2.1. Vai trò, ý nghĩa của tài liệu văn học:
	Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông có vai trò to lớn.
	Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức 1 cách dễ dàng hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài 20 (lịch sử 6) – “Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế” ở mục 4. Cuộc khởi n ghĩa Bà Triệu (năm 248) để khắc sâu hình ảnh oai phong của Bà Triệu khi xung trận giáo viên nên sử dụng 2 câu thơ sau:
Hoành qua đương hổ dị (Vung giáo chống hổ dể)
Đối diện bà vương nan (Giáp mặt vua Bà Khó)
	Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn nâng cao, hứng thú của học sinh.
	Ví dụ: Khi dạy bài 27 (lịch sử 7) chế độ phong kiến nhà Nguyễn. mục II. Các cuộc noỏi dậy của nhân dân; khi dạy về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856) để khắc sâu về nhân vật lịch sử này và làm phong phú thêm bài giảng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh bài thơ Cao Bá Quát viết khi ông đi phục dịch phái đoàn nước ta sang nước ngoài.
“Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
Kéo áo rì rầm chuyện với nhau
 Uốn éo đòi chồng nâng trở dậy
Biết đâu đến khách biệt ly này.”
2.2. Các loại tài liệu văn học và cách sử dụng:
	Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khoá trình, nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; Tiểu thuyết lịch sử; Hồi kí cách mạng Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, dó đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
a) Văn học dân gian:
	VHDG ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Đây là những tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.
	Ví dụ như: khi dạy bài 15 “Nước Âu Lạc”. Khi giảng dạy về việc xây dựng thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcTriệu, giáo viên có thể đưa vào đó 1 số câu chuyện cổ tích về Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa. Nhưng quan trọng hơn là qua những câu chuyện đó giáo viên phải giúp học sinh thấy được bước tiến lớn của quân dân Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật chế tác vũ khí.
	Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện, nhân vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
	Ví như khi dạy bài 23 (lịch sử 6). Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. Mục 2 khởi nghĩa Mai Trúc Loan (722) để làm rõ sự kiện, nhân vật. Giáo viên có thể đưa vào đoạn phong dao sau:
“Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành luỹ khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
 Đường đi cống vai từ đây đứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.”
	Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể rõ ràng hơn. 
	Ví như khi dạy bài 25 (lịch sử 8) kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Mục II – phần 2, nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp. Để làm cho học sinh hiểu rõ tình cảnh rối ren của triều Nguyễn khi Tự Đức mất cũng như hiểu tại sao Pháp lại không nhân nhượng triều Nguyễn như năm 1874 nữa. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe 2 câu ca dao sau:
“Một nhà sinh được Ba vua
Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài.”
	(Ba vua này là Đồng Khánh (sống) Kiến Phúc (chết) Hàm Nghi chạy ra Sơn phòng đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà)). Tất nhiên giáo viên cần lưu ý giải thích từ “thua” thuộc quan điểm giai cấp nào?
	Hoặc khi dạy bài 29 (lịch sử 8) chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Tại phần I mục 2 chính sách kinh tế. Để mô phỏng cảnh nhân dân ta phải nộp sưu thuế. Giáo viên có thể sử dụng 4 câu ca dao sau:
“Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy.”
	Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết được, hiểu được về chí khí con người, về địa danh của 1 nhân vật lịch sử nào đó. Ví như khi nói về Lí Công Uốn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:
“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Đêm trăng Thanh thả giấc Thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.”
	Hoặc khi giảng về cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, để giúp học sinh dễ dàng nhớ về địa danh nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, quê hương ông. Giáo viên có thể dùng 2 câu ca dao sau:
“Trên trời có ông sao Rua
Giữa làng Minh Giám có vua Ba Vành.”
	Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian sẽ giúp cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng có kết quả hơn. Chẳng hạn như: để giáo dục truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo viên có thể sử dụng trong bài giảng những tác phẩm như: Hịch Tướng Sĩ; bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt; Hoặc để giáo dục lòng biết ơn các vua Hùng, giáo viên sử dụng 2 câu nói về Bác Hồ:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
b) Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử:
	Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khôi phục lại hình ảnh quá khứ. Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh hơn khi theo dõi bài giảng.
	Ví dụ như: khi dạy bài 24 (lịch sử 8) cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Tại mục II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. Tuỳ vào diễn biến bài giảng giáo viên có thể lồng ghép bài thơ sau sao cho phù hợp tiến trình bài học. Cụ thể là:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút ra tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dát bay
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
	Hoặc để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích 1 đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
 Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn găn; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
 Hoả mai đánh bằng rơm con cúc, cũng đốt ong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũngc chém rớt đầu quan hai nọ
	Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ.
	Hoặc như trong khoá trình lịch sử 9, khi dạy bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935. Mục II: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên có thê đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” cụ thể là:
“ Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi
. Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”
(Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học.H.1930)
	Hoặc như khi dạy bài 27 (lịch sử 9) cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) tại phần II mục 2 chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện Biên Phủ trong thời kì này vào bài giảng. Ví dụ: Bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu). Giáo viên có thể trích dẫn 2 câu thơ sau để khắc sâu về hình ảnh chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Điện Biên đó là: 
“Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn.”
	Như vậy, có thể nói rằng, các tác phẩm văn học xuất hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó 1 cách toàn diện hơn.
c) Tiểu thuyết lịch sử:
	Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử. Vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. Tuy nhiên, khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sáng lọc loại bỏ những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh.
3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:
	Theo Trịnh Tùng trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB Giáo Dục 1999). Để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau:
	Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
	Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
	Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử).
	Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng 1 trong những cách trê

File đính kèm:

  • docskknsu dung van hoc trong day hoc lich sudoc.doc