Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kĩ năng để học tốt môn Địa lí ở Trường THCS
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chú trọng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp
n bằng màu vàng ( Đối với vùng cực kì khô hạn), màu xanh lá mạ (Vùng khô hạn). Dựa vào màu sắc thể hiển trên lược đồ để xác định vị trí của các hoang mạc, các bán hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa hoặc gần các dòng biển lạnh. Dựa vào lược đồ, kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố : Vĩ độ địa lí, vị trí gần hay xa biển, các dòng biển lạnh với khí hậu từ đó giải thích vì sao các hoang mạc lại thường nằm dọc theo 2 đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa. Ví dụ 3: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về địa hình từ “Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á” trong SGK Địa lí lớp 8. (Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á). -Tên lược đồ: “ Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á). -Cách thể hiện: Màu đỏ thể hiện núi cao, màu xanh lá cây thể hiện đồng bằng, màu vàng thể hiện sơn nguyên . Dựa vào màu sắc học sinh có thể xác định được sự phân bố các dạng địa hình ở khu vực Nam Á: Phía bắc là hệ thống núi cao Hi-ma-lay-a, ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng , bằng phẳng, phía nam là sơn nguyên Đê Can. Dựa vào lược đồ để giải thích tại sao khu vực Nam Á không có mùa đông lạnh khi nó chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (Bị dãy núi cao Hi-ma-lay-a chắn, làm giảm sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc) 1.2/ Biểu đồ: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước: - Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số...). Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng mưa, các ngành kinh tế, dân số...) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị số các đại lượng được tính bằng gì?(mm, %, triệu người...). Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau: Độ lớn của các hợp phần (biểu đồ cột chồng, biểu đồ quạt, biểu đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột) hoặc độ dốc của đồ thị (biểu đồ đường) rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện. - Kết hợp kiến thức đã học, xác lập các mối quan hệ để giải thích. Ví dụ 4: Khi dạy Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6). Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội(Hình 55-SGK/65). Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội. Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội qua các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị (màu đỏ), lượng mưa được thể hiện bằng hình cột (màu xanh nước biển) . Trị số của nhiệt độ được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng ( mm). - Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của Hà Nội có sự chênh lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7) có tháng nhiệt độ thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng mưa ít (tháng 12). Sự chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn [về nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 12oC (gọi là biên độ nhiệt) , về lượng mưa chênh lệch nhau khoảng 280 mm ] Ví dụ 5: Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.(Lớp 9) Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%) -Tên biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu lực lương lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo. -Các yếu tố được thể hiện là lực lượng lao động ở thành thị (màu hồng), lực lượng lao động ở nông thôn (màu xanh lá mạ),lực lượng lao động qua đào tạo (màu vàng), lực lượng lao động không qua đào tạo (màu đỏ). Dựa vào biểu đồ ta thấy lực lượng lao động làm ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn 3,1 lần lực lượng lao động làm ở thành phố . Lực lượng lao động không qua đào tạo cao hơn 3,72 lần lực lượng lao động qua đào tạo. Qua đó rút ra nhận xét lực lao động phân bố không đều, chất lượng lao động của nước ta chưa cao. 1.3/ Tranh ảnh địa lí: Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước: - Nêu tên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay bức ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?. - Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh). - Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của đối rượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh). Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó. Ví dụ 6: Bài 21: Con người và môi trường địa lí (Lớp 8). Mục 2: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức.(Hình 21.3-SGK/75) Tên tranh: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức. Đặc điểm khu công nghiệp thể hiện trên bức tranh: Một khu công nghiệp được xây dựng bên bờ một con sông. - Biểu tượng và khái niệm về khu công nghiệp: Hệ thống ống khói san sát, khói bụi mù mịt, hệ thống nước thải đổ ra sông. - Dựa vào các đặc điểm đó để giải thích các hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng tới môi trường địa lí như thế nào? (gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục). Ví dụ 7: Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.(lớp9) Mục I.2:Tranh mô hình kinh tế nông lâm kết hợp.(Hình 9.1-SGK/34) -Tên tranh: Môt mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp. -Đặc điểm của mô hình:Phía trên là đồi trồng cây công nghiệp, dưới ao là thả cá, ở giữa là chuồng chăn nuôi. -Biểu tượng về mô hình nông lâm kết hợp: Rừng cây được trồng trên đồi (cung cấp gỗ và trái ăn quả), vật nuôi ở chuồng và cá thả dưới ao. -Dựa vào các đặc điểm để cho biết ý nghĩa của mô hình nông lâm kết hợp:Trồng rừng bảo vệ đất trống đồi trọc,tăng thêm thu nhập (cung cấp gổ và trái cây ăn quả),vật nuôi trong chuồng lấy lá cây từ rừng làm thứ ăn,cá thả dưới ao lấy phân của vật nuôi trên chuồng làm thức ăn=>Bảo vệ môi trường, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nhân dân. 1.4/ Băng( đĩa) hình: Băng (đĩa) hình là một loại phương tiện có tác dụng như một nguồn tri thức địa lí có nhiều ưu điểm tronh việc cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng (đĩa) hình, giáo viên hướng dẫn học sinh làn theo trình tự sau -Định hướng nhận thức: Giúp học sinh nắm được mục đích yêu cầu của bài -Giáo viên mở băng (đĩa) hình cho học sinh xem từng đoạn (mỗi đoạn phù hợp với một vấn đề đã ghi trên bảng) . Sau mổi đoạn giáo viên tắt băng và đặt câu hỏi, mục đích vừa kiểm tra nhận thức của học sinh, vừa gợi ý cho học sinh nêu lên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. -Kết thúc: Khi hết băng, giáo viên yêu cầu học sinh nêu những ý chính đã nhận thức được qua băng (đoạn băng) đã xem. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, củng cố khắc sâu những nội dung chính được thể hiện qua băng hình theo mục đích và yêu cầu của bài. Ví dụ 8: Sử dụng đĩa hình: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam (lớp9) -Định hướng nhận thức: Tìm hiểu về dân tộc Việt (Kinh), Thái, Mông -Giáo viên mở băng đĩa giới thiệu về dân tộc Việt. Sau đoạn băng này giáo viên sẽ đặt ra một số câu hỏi sau: Trang phục, quần cư, ngôn ngữ, văn hoá lẽ hộicủa các dân tộc như thế nào? Địa bàn phân chủ yếu của các dân tộc ở đâu? Hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? -Giáo viên chốt lại kiến thức để thấy được sự phong phú và đa dạng về văn hoá của các dân tộc Việt Nam. 1.5/ Bảng số liệu: Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh: - Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu - Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê nắm được chủ đề của bảng số liệu Không bỏ sót số liệu nào. Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể. Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét. - Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. Ví dụ 9: Phân tích bảng số liệu (Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ-Lớp 9). Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (Nghìn tấn). Bắc Trung Bộ Duyên Hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 38,8 27,6 Khai thác 153,7 493,5 Đọc rõ số liệu. So sánh số liệu và rút ra nhận xét. + Sản lượng nuôi trồng Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. + Sản lượng khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn BắcTrung Bộ. Câu hỏi đặt ra cho bảng số liệu. + Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?. Ví dụ 10: Phân tích bảng 2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính và nhòm tuổi ở Việt Nam (%) (Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - Đia lí 9). Nhóm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0-14 15-19 60 trở lên Tổng số 21,8 23,8 2,9 48,5 20,7 26,6 4,2 51,5 20,1 25,6 3,0 48,7 18,9 28,2 4,2 51,3 17,4 28,4 3,4 49,2 16,1 30,0 4,7 50,8 Đọc rõ số liệu. So sánh: + Tỉ lệ hai nhóm dân số nam và nữ thời kỳ 1979 – 1999:Nam<nữ, Nam có xu hướng tăng, nữ có xu hướng giảm. +Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 -1999: Nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm, 15-59 và 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng. =>Cơ cấu dân số nước ta trẻ nhưng có xu hướng già đi. Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh địa lí, giáo viên có thể vận dụng các bước này một cách linh hoạt khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như bản đồ tự nhiên Việt Nam. 2/ Tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại: Sách giáo khoa Địa lí mới được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin
File đính kèm:
- SKKN Dia loai B.doc