Đề tài Kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán, hình thành các biểu tượng về tập hợp, số lượng lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thời đại CNH- HĐH, đòi hỏi con người phải có đầy đủ các điều kiện về đức- trí- lao- thể- mỹ. Muốn có được con người phát triển như vậy thì phải có một nền giáo dục phát triển và phải có một đội ngũ giáo viên giỏi về kiến thức, mạnh về chuyên môn. Mặt khác chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ ngay từ khi trẻ còn tập nói, đang học làm người. Đó chính là nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Bởi vì giáo dục mầm non giữ một vai trò rất quan trọng, đó là nơi đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của con người. Trong đó Toán học là một môn học vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngay từ khi còn ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết đếm từ 1 đến 10, biết phân biệt được các màu sắc khác nhau nhưng mới chỉ là dấu hiệu đặc trưng nhất. Đến tuổi mẫu giáo trí tuệ của trẻ phát triển hoàn thiện hơn đòi hỏi trẻ phải đếm chính xác hơn, trẻ phải biết so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa hai đối tượng.
Trên thực tế tôi thấy mỗi khi đến giờ học toán trẻ rất chán nản không hào hứng học bài. Giờ học còn gò bó, khô khan trẻ không tích cực chủ động tiếp thu kiến thức. Đó cũng là lí do khiến tôi luôn tìm tòi sáng tạo trong khi dạy để trẻ tiếp thu bài một cách tốt nhất có hiệu quả nhất. Qua một quá trình giảng dạy tại lớp 4 tuổi tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhỏ trao đổi với đồng nghiệp về : “Kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán, hình thành các biểu tượng về tập hợp, số lượng lứa tuổi mẫu giáo nhỡ”
góc, hoạt động ngoài trời cô khuyến khích trẻ cùng làm đồ dùng cùng cô nhằm tạo thêm nguồn đồ dùng đồ chơi phong phú và luôn mới đối với trẻ, kích thích việc học tập của trẻ. 3. Tổ chức trên tiết học Việc cho trẻ làm quen với việc tập đếm, so sánh thêm bớt trên tiết dạy là việc rất quan trọng. Bởi vì hình thức tiết dạy là hình thức dạy trẻ các kiến thức một cách chính xác nhất, có hệ thống, tổ chức được đa số trẻ trên lớp, khả năng quan sát của giáo viên cũng dễ dàng hơn. Từ những điểm mạnh của tiết dạy tôi chú ý đến nội dung yêu cầu của tiết dạy mà sử dụng linh hoạt các biện pháp, thủ pháp dạy học. 3.1- Gây hứng thú vào bài - Với trẻ 4 tuổi cô giáo cần cung cấp kỹ năng đếm, phân biệt số lượng trong phạm vi 5 . Dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. Sử dụng đúng các từ chỉ số lượng “ tất cả có”, “ nhiều hơn, ít hơn ”. Với yêu cầu trên tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp của các loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm. Để giờ học cuốn hút ngay từ đầu với trẻ, cần biết tạo hứng thú cho trẻ ngay từ phần vào bài bằng các trò chơi nhẹ nhàng hoặc lồng ghép các môn học khác vào tiết học một cách lô gíc. Ví dụ: Số 2- Tiết: Đếm đến 2, nhận biết nhóm có 2 đối tượng . Chủ điểm bản thân Tôi cho trẻ hát các bài hát có nói đến số lượng 1,2 như bài:“Xoay xoay xoay” Cô hỏi : bài hát nói đến những bộ phận nào? Có mấy mắt? Có mấy cái mũi? Mấy cái miệng? Ví dụ: Số 4- Tiết : So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4: Chủ điểm Thế giới động vật . Tôi kể một câu chuyện về buổi tiệc của anh em nhà Gấu đi siêu thị mua mật ong. Kể đến đâu cô gắn số lượng tương ứng đến đó và cho trẻ đếm số lượng Gấu, mật ong. * Như vậy: Để thu hút được trẻ vào tiết dạy thì cô cần dùng mọi thủ thuật gây hứng thú để tạo cảm xúc cho trẻ với bài học ngay từ đầu tiết học. 3.2- Xác định nội dung yêu cầu của tiết dạy Đối với môn học làm quen với toán mỗi tiết học lại có một yêu cầu khác nhau. Cô cần xác định rõ mục đích yêu cầu của mỗi tiết dạy. để đưa ra phương pháp phù hợp phát huy được tính tích cực của trẻ. ở mỗi giai đoạn yêu cầu đặt ra cho trẻ cũng khác nhau giai đoạn đầu cô đặt ra mục đích đơn giản trẻ biết đếm từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, trẻ biết so sánh hai số có bằng nhau không? số nào nhiều hơn số nào ít hơn? Đến giai đoạn hai và giai đoạn ba yêu cầu đặt ra với trẻ khó hơn, trẻ không chỉ biết đếm một cách chính xác mà trẻ còn phải biết ? vì sao số đó lại nhiều hơn hay ít hơn, nhiều hơn ít hơn là mấy. Và làm thế nào để hai số đó bằng nhau? Do vậy giáo viên cần sử dụng nhiều nguyên tắc, phương pháp trong từng bài dạy song cần lựa chọn nguyên tắc, phương pháp sao cho phù hợp ở từng bài để thể hiện rõ đặc trưng mỗi bài dạy như phương pháp trực quan, phương pháp chơi mà học, phương pháp tạo tình huống Ví dụ1: Sử dụng phương pháp trực quan Trước hết cần đạt tiêu chí của đồ dùng kết hợp trong phương pháp trực quan là nguyên tắc trực quan trong việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ. Khi nêu vấn đề nhận biết số lượng 4. Cô có thể đặt vấn đề 4 chú Thỏ rủ nhau vào rừng chơi. Trẻ xếp 4 chú Thỏ ra bàn , cô giáo chú ý trẻ cách xếp từ trái sang phải Các chú Thỏ thích ăn gì nhất?( cà rốt), trên đường đi các chú Thỏ quyết định đi kiếm củ cà rốt để ăn. Mỗi chú Thỏ kiếm được một củ cà rốt. Một chú Thỏ đi sau cùng đi chậm hơn các bạn nên không kiếm được cà rốt để ăn. Nói đến đâu cô đưa đồ dùng ra đến đó để trẻ tư duy và thực hành kỹ năng xếp tương ứng nhiều hơn ít hơn. Để thực hiện kỹ năng này cô cho trẻ đếm từng nhóm đối tượng đẻ trẻ hiểu số lượng ở mỗi nhóm Ngoài ra tôi còn sử dụng câu hỏi gợi mở như : Con có nhận xét gì về số thỏ và số cà rốt? Ai có ý kiến nào khác bạn không? Làm thế nào để hai số đó bằng nhau? Có mấy cách để cho 2 số bằng nhau? ” Với câu hỏi dạng đó trẻ sẽ phát huy độc lập suy nghĩ và tìm ra các giải pháp để trẻ trả lời câu hỏi cô nêu ra. Ví dụ 2: Sử dụng phương pháp chơi mà học Tiết: ôn nhận biết số lượng 5 - so sánh thêm bớt trong phạm vi 5 Sau khi cho trẻ ôn kĩ năng đếm qua tiếng còi xe, cô dẫn dắt trẻ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chúng ta cùng lái xe” . Cô chuẩn bị những bức tranh vẽ các loại phương tiện giao thông không cho trẻ biết. Tát cả các trẻ sẽ làm hành khách đi ô tô. chú ý mỗi ô tô chỉ chở 5 hành khách ( Trẻ lên ô tô tạo thành các nhóm có 5 bạn). Mỗi nhóm cử ra một bạn lên chọn cho nhóm của mình một phương tiện giao thông có trong tranh vẽ. Chú ý không để nhóm bạn nhìn thấy. Và mỗi nhóm tự nghĩ xem nhóm mình làm động tác về phương tiện giao thông đó như thế nào? Một nhóm đứng lên biểu diễn, phải làm 5 tiếng kêu của phương tiện đó và làm phương tiện giao thông đó chuyển động một quãng đường dài bằng 5 ô gạch. Các nhóm còn lại theo dõi đoán tên phương tiện đó. Tóm lại: Việc xác định nội dung yêu cầu của từng tiết dạy và sử dụng các phương pháp thích hợp sẽ cuốn hút trẻ vào tiết dạy, làm giờ học không còn gò bó căng thẳng , tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng trẻ thấy thoải mái sau khi học xong. 4. Hình thành biểu tượng tập hợp số lượng thông qua tổ chức các hoạt động khác * Qua hoạt động góc: Hoạt động góc là một hoạt động trẻ được tự do tìm hiểu khám phá và lĩnh hội cũng như củng cố kiến thức, trẻ được tự do chọn góc chơi mà mình thích dược lựa chọn bạn chơi điều đó có lợi cho tư duy của trẻ. Với môn toán việc cho trẻ lĩnh hội và củng cố kiến thức ở các góc là hết sức cần thiết và bổ ích. - Góc xây dựng: trẻ dùng các hình khối để xếp 1 hình tam giác lên 1 hình chữ nhật để tạo 1 ngôi nhà. - Góc học tập: Trẻ đếm số các con vật trong chuyện, tô màu và đếm so sánh số lượng các con vật, đồ dùng .. - Góc nghệ thuật: Trẻ tìm và hát các bài hát, bài thơ, đồng dao có nhắc đến các số như:”Một con vịt”(số 1, 2), bài “tập đếm” (số 5), bài “Bé tập đếm”(số 1,2,3,4,5) Vẽ nặn các đối tượng có số lượng cho trước. - Góc thiên nhiên: trong góc thiên nhiên trẻ được chơi với cát, nước, trẻ đong chai nước cần bao nhiêu ca nước, trẻ đếm và so sánh số ca nước của chai chỏ và chai lớn - Góc phân vai: Cô tạo các loại tiền cho trẻ sử dụng mua bán hàng có gắn thẻ số từ 1 đến 10 để trẻ chơi bán hàng . Khách mua hàng trả tiền cho người bán hàng, người bán hàng trả lại tiền thừa cho khách . Đây là một hình thức trẻ được ôn luyện thêm bớt * Qua các giờ học khác Để củng cố kỹ năng học toán cho trẻ một cách tích cực hơn tôi thường nồng tích hợp Toán vào trong các môn học khác một cách nhẹ nhàng phù hợp. + Trong giờ thể dục: Bài “Bật liên tục qua 3- 4 vòng” Tôi chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ bật qua 4 vòng Trong khi trẻ bật yêu cầu trẻ vừa bật vừa nhẩm xem mình bật qua mấy vòng rồi? Tiết “Trèo lên xuống thang”, trẻ biết mỗi thang có bao nhiêu bậc? Tiết “ Ném trúng đích”, bạn nào ném được trúng đích thì được thưởng hoa Sau mỗi lần chơi trẻ kiểm tra xem đội mình được bao nhiêu bông hoa. + Giờ tạo hình: Trẻ vẽ và đếm xem mình, bạn vẽ được mấy bông hoa? Trong bài nặn các loại quả trẻ nặn được bao nhiêu quả? + Giờ văn học: Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Trẻ kể? Trong bài thơ “Hoa kết trái”có mấy loại hoa? Trong bài thơ “Con cá chép” con cá có mấy bộ phận? + Giờ tìm hiểu môi trường xung quanh Trẻ xem tranh có mấy con vật sống trong gia đình, mấy con vật sống trong rừng, sống dưới nước? Tranh vẽ bao nhiêu bông hoa, bao nhiêu cây xanh? * Tóm lại: Qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ là một việc làm cần thiết trong quá trình hình thành các biểu tượng tập hợp về số lượng cho trẻ mầm non. Cô giáo cần phải lập kế hoạch thực hiện cho từng ngày, từng tuần, từng tháng sao cho các hoạt động này vừa làm cho trẻ học tốt trên tiết dạy vừa là chỗ trẻ được vận dụng, củng cố các kiến thức đã biết vào trong cuộc sống hàng ngày. IV- kết quả đạt được Qua một số phương pháp và những việc làm cụ thể trên, tôi đã thu được kết quả sau: - Trẻ nắm được cơ bản các khái niệm về toán tập hợp - Trẻ thực hành đúng các thao tác kỹ năng theo yêu cầu của toán tập hợp. - Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học trong toán tập hợp số lượng (nhiều hơn, ít hơn, tất cả có) + Kết quả trên trẻ Năm học Tổng số trẻ Kết quả Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt y/c Học kì I 30 3 cháu 10% 12 cháu 40% 14 cháu 47% 1 cháu 3% * Nhận xét: Từ những số liệu thực tế trên, qua kiểm tra chất lượng học kì I chứng tỏ rằng chất kượng của trẻ ngày càng tăng rõ rệt. So với đầu năm số cháu đạt loại giỏi tăng 3 cháu đạt 10%, số cháu đạt khá tăng lên 4 cháu đạt 13%, số cháu đạt yêu cầu tăng 1 cháu đạt 3%, số cháu không đạt đã giảm 8 cháu đạt 27%. Như vậy tỷ lệ cháu khá tăng lên còn cháu chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. V- áp dụng kinh nghiệm * Từ kết quả học tập thu được của trẻ trong học kì I, tôi tiếp tục áp dụng các kinh nghiệm trên để thực hiện trong học kì II nhằm: “Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm quen với biểu tượng ban đầu về Toán - Tập hợp và số lượng”. Phấn đấu sang học kì II số cháu đạt loại khá và giỏi sẽ tăng lên, không còn cháu không đạt yêu cầu. VI - Bài học kinh nghiệm Từ những kết quả thu được tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân: - Để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, đồi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, yêu thích môn Toán, sáng tạo trong mỗi bài dạy - Lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, trẻ được tìm tòi khám phá cô giáo là người quan sát hướng dẫn trẻ. - Luôn lắng nghe mọi ý kiến của trẻ, trẻ được tự do nêu ý kiến của mình. - Luôn chú ý đến những trẻ nhút nhát, giúp trẻ hoà nhập cùng các bạn bằng cách đặt ra những câu hỏi dễ hơn yêu cầu đơn giản hơn . - Sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cho môn toán phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với từng tiết dạy. - Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do phòng giáo dục và trường tổ chức. - Thường xuyên lên mạng để truy cập những thông tin về ngành cũng như các phương pháp đã được áp dụng và tham khảo những tiết dạy giỏi của các giáo viên giỏi đi trước để rút kinh nghiệm cho bản thân vận dụng với điều kiện thực tế của từng bài dạy sao cho linh hoạt sáng tạo. C- Kết luận và kiến nghị 1, Kiến nghị Để có một xã hội phát triển thì cần phải có con người năng động, có trí tuệ. Vì vậy vi
File đính kèm:
- de_tai_kinh_nghiem_cho_tre_mau_giao_lam_quen_voi_toan_hinh_t.doc