Đề tài Giúp học sinh học hoạt động theo nhóm

- Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, Hóa học không phải là một quá trình tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hóa học mà chủ yếu là quá trình tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức hóa học một cách tích cực chủ dộng sáng tạo và cao hơn là quá trình và giải quyết các vấn đề.Do đó học sinh cần phải tự phát hiện và giải quyết các vần đề đặt ra : quan sát thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm phán đoán, suy luận, tìm tòi, đề ra giả thuyết, tham gia thảo luận nhóm .

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh học hoạt động theo nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được không?
à Để học sinh khái quát một vấn đề nào đó thông thường giáo viên phải sử dụng câu hỏi dẫn dắt để từng bước học sinh suy nghĩ nhận ra vấn đề
=> Khi đưa ra câu hỏi giáo viên phải sử dụng những hiểu biết của học sinh đặt câu hỏi cho học sinh vận dụng kiến thức cũ để xây dụng bài học. Khi đàm thoại cần đưa ra câu hỏi phải cụ thể, dễ hiểu, vừa sức học sinh và hợp với các đối tượng khá, trung bình, yếu, giáo viên cần điều khiển sao cho sinh động. Khuyến khích những ý kiến hay, sữa chữa những sai lầm, kích thích được óc sáng tạo khả năng phân tích tổng hợp vấn đề nhưng cũng cần trách lạm dụng đặt nhiều câu hỏi phát vấn học sinh quá làm căng thẳng đầu óc ảnh hưởng đến học tập.
B. CÂU HỎI KHUYÊN KHÍCH HỌC SINH SUY NGHI VÀ ÁP DỤNG KIẾN THỨC:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể giáo viên cần chọn phương pháp nào cho phù hợp nhưng để khuyến khích học sinh suy nghĩ thì giáo viên nên hỏi nhiều hơn. Vì khi có câu hỏi đặt ra thì học sinh cũng cần có sự suy nghĩ ít hoặc nhiều trước khi trả lời.
Thí dụ: Bài 36. NƯỚC.
(Phần III: vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất chống ô nhiễm nguồn nước).
Nếu giáo viên chỉ cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa sau đó giáo dục học sinh phải bỏ rác vào trong thùng rác, không vứt rác bừa bãi. Giáo viên có thể nêu lên một số câu hỏi thì hiệu quả sẽ cao hơn.
?: Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra tác hại gì ?
à Học sinh nêu như : Gây bệnh tật cho người, động vật, thực vật các sinh vật biển, ảnh hưởng đến mùa màng
?: Bằng cách nào có thể giữ sạch nguồn nước?
à Học sinh : Đặt thùng đựng rác, yêu cầu mọi người bỏ rác đúng qui định, dọn vệ sinh thường xuyên, xử lý nước thải sinh hoạt
?: Đề xuất biện pháp ?
à Tạo bể lắng lọc nước thảy.
à Xây dựng công viên cây xanh.
à Giáo dục ý thức cho mọi người.
à Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
àhạn chế ăn quà vặt trong trường.
àDọn vệ sinh thường xuyên.
Đất trống thì trồng cây bóng mát, hoa, đường đi thì làm xi măng tránh đất bụi . Cuối cùng giáo viên đi đến kết luận cho việc giữ vệ sinh nơi công cộng
à Dạy học như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với việc chỉ giảng dạy , giải thích.
Thí dụ 2: Bài : AXIT BAZƠ MUỐI
 Phần bazơ
Hoạt động 1: phần khái niệm
Trong bài tính chất hóa học của nước
? Kể một số Bazơ mà em biết?
HS: NaOH , KOH, Ca(OH)2
? Nhìn vào các công thức hóa học của ba zơ trên cho biết Na, K ,Ca .?
HS:kim loại.
? Phân tử bazơ gổm những thành phần nào?
Hs: Kim loại liên kết với nhóm hiđroxit
?Phân tử bazơ có nhóm gì chung?
Hs: có nhóm –OH
? Hãy cho biết thế nào là hợp chất Bazơ?
HS: Bazơ là một hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hiđroxit.
 Thí dụ 2: Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra một số bài tập sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi sau đó chốt lại chính là các kiến thức mà học sinh cần nắm và vận dụng.
Bài tập : Hãy hoàn thành phương trình phản ứng?
SO3 + H2O -->
P2O5 + H2O --.>
CO2 + H2O ----->
Học sinh hoàn thành:
 SO3 + H2O à H2SO4
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4
CO2 + H2O à H2 CO3
? Cho biết chất tạo thành sau phản ứng?
àAxit
? Cho biết thành phần phân tử của H2SO4 , H3PO4 ,H2CO3...
à Có một hoặc nhiều nguyên tử hiđro liên kếtvới gốc axit
? Những nhóm nguyên tử =SO4, =PO4 , = CO3 ... được gọi là gốc axit. Vậy căn cứ vào hóa trị của hidro (hóa trị I) cho biết hóa trị của các gốc axit trên ?
à Lần lượt có hóa trị II , III, II.
?: Hãy cho biết hợp chất axit có thành phần như thế nào ?
à Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Đây chính là khái niệm mà giáo viên cần cho học sinh hiểu và vận dụng.
à Vậy giáo viên cần định hướng và điều chỉnh các hoạt động của học sinh chính xác hóa các khái niệm hóa học việc đưa ra câu hỏi phải có tính hệ thống không tách rời nhau, các kết luận cuối cùng để di đến khái niệm không gây bất ngờ đối với học sinh. Cần tránh các câu hỏi không rõ ràng, không xác định (do quá rộng hoặc quá mơ hồ dẫn đến học sinh không trả lời được).
C/ CÂU HỎI CHO HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM VÀ HỌAT ĐỘNG
Học sinh học tập theo nhóm nếu tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong thảo luận nhóm hoặc khi thí nghiệm mổi học sinh đóng gớp một vài ý kiến hay kinh nghiệm giúp cả nhóm mau chóng giải quyết vấn đề do đó việc đưa ra .Câu hỏi rất quan trọng. Đối với các nhóm đối tượng học sinh trung bình và yếu trong thời gian học sinh thảo luận giáo viên cần quan sát theo dõi khi giáo viên đưa ra câu hỏi chính cho cả lớp mà nhóm này không trả lời được thì giáo viên có thể đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ nhằm dẫn dắt học sinh để đi đến trao đổi và thảo luận theo nội dung học tập.
Thí dụ 1 : BÀI ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Giáo viên chuẩn bị một cây cân chung dùng cho cả lớp :
Sau đó giáo viên cho các nhóm cân cho vào bình tam giác đựng dịch BaCl2 và cân một cóc chứa sẵn dung dịch Na2CO3 yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
Thí nghiệm
Trước phản ứng
Sau phản ứng
Hiện tượng
Khối lượng 
Nhận xét
Sau khi các nhóm làm thí nghiệm xong và hoàn thành bảng trên, rút ra nhận xét (đây chính là nội dung của định luật bảo tòan khối lượng)
Do đó việc nghiên cứu cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận là rất tích cực, nếu giáo viên thông báo rồi cho học sinh làm thí nghiệm thì tính tích cực của học sinh giảm đi nhiều
Thí dụ 3 : Bài 2. MỘT SỐ ÔXIT QUAN TRỌNG
	(HÓA LỚP 9)
Sau khi học phần : A Canxioxit.
Học sinh đã biết phản ứng : CaO + H2O à Ca(OH)2 (r)
Phản ứng tỏa nhiệt
Nhưng khi để lâu ngày trong không khí nó tan ra, cho vào nước không thấy hiện tượng trên.
-Học sinh thảo luận và giải thích.
+Nắm được (không khí có khí CO2)
+Khí CO2 là một oxit axit,mà oxit axit tác dụng được với oxit bazơ.
CO2 + CaO à CaCO3
Ví dụ 2: Bài NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
	(Hóa lớp 8)
Phần nồng độ phần trăm
Giáo viên thông báo; một dung dịch 5% là có 5 g chất tan và có 95 g nước.
	 một dung dịch 10% là có 10g chất tan và có 90 g nước.
Vậy nồng độ % là gì?
ànồng độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100 g dung dịch
Giáo viên phân tích ;để tính được nồng độ % cần tính số gam chất tan trong 100 g dung dịch( mdd = m ct + m dm)
Ví dụ: 50g chất tan trong 500g dung dịch
 Xg---------------------100g dung dịch
 100 x 50
C% = ---------- ---------- = 10 %
 500
 m ct x 100%	
Vậy c% = ------------------
 m dd
Cho học sinh làm việc theo nhóm: Cho 10 g NaCl vào 40 g H2O tính nồng độ % của dung dịch.
Hướng dẫn học sinh 
Cần đối chiếu với các đại lượng trong công thức còn thiếu đại lượng nào?
àCòn thiếu m dd
Vậy tính mdd bằng cách nào?
 sau đó tính nồng độ %
Học sinh thảo luận và báo cáo
m dd =mct + mdm = 40+10=50 g
 10 x 100%
C% = ----------- = 20%
 50
àĐể thực hiện và rèn luyện cho học sinh tính tóanvà biết cách chuyển đổi qua lại các đại lượng: Giáo viên cần tránh đưa ra các số liệu như sách giáo khoa mà nên đưa ra các số liệu tương tự để học sinh có sự đầu tư suy nghĩ để học sinh không phải chép nguyên nội dung trong sách giáo khoa hoặc khi học sinh nắm vững lí thuyết giáo viên cần có sự thay đổi dự kiện để thúc đẩy học sinh tư duy.
=> Đối với lớp có số lượng học sinh quá đông khi tổ chức nhóm cần giảm thiểu việc đi lại của học sinh và giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng xây dựng vận dụng, tổ chức có hiệu quả à tích cực và có quy định thời gian cụ thể tổ chức hoạt động từng nhiệm vụ sau cho rỏ ràng thống nhất hoạt động của cá nhân và nhóm để tránh tình trạng mất trật tự làm giảm hiệu quả của các hoạt động. Trong quá trình học sinh hoạt động giáo viên phải bao quát từng cá nhân, từng nhóm để có thể hướng dẫn hoặc giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Thường tạo cho các em tinh thần hợp tác, cần tránh tình trạng chỉ một học sinh làm các học sinh khác làm việc riêng hoặc gây mất trật tự trong lớp
=> Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là phương pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng hợp tác đồng thời cũng tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm thường xuyên và nhóm động cơ để tránh tình trạng học sinh yếu kém chủ quan và ỉ lại những học sinh khá giỏi trong nhóm.
D/ CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ :
Giáo viên cần đưa ra câu hỏi có vấn đề nhờ vào sự không phù hợp (mâu thuẫn) giữa kiến thức đã học với câu hỏi do giáo viên đưa ra (tình huống bất ngờ), nhưng câu hỏi nêu vấn đề khác với những câu hỏi thông thường, câu hỏi nêu vấn đề cũng khuyến khích suy nghĩ tìm tòi phức tạp của học sinh đòi hỏi các em có năng lực tư duy độc lập tích cực buột các em phải sử dụng khả năng tư duy khác nhau (phân tích, so sánh, khái quát) buộc các em phải suy nhĩ, giải thích, chứng minh, tự kết luậnđể học sinh trả lời cần dựa trên kiến thức củ, kết hợp các kiến thức đó với nhau hoặc phải thực hành, thí nghiệm do đó giáo viên cần đưa những câu hỏi nêu vấn đề gây nên sự xúc cảm, hưng phấn.
Ví dụ 1 : Bài 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
Khi học dãy hoạt động hóa học của các kim loại học sinh đã biết rằng kim loại đứng trước thì đẩy được kim loại đứng trước sau ra khỏi dung dịch muối.
Giáo viên đưa ra vấn đề : Khi cho kim loại Na tác dụng với dung dịch CuSO4, Na có đẩy được Cu (kim loại) ra khỏi muối sufat đồng không? Hãy dự đoán và kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm.
? Yêu cầu học sinh phát biểu và nhận xét.
Viết phương trình đã xảy ra.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi :
Theo lí thuyết kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
-Học sinh sẽ ngạc nhiên và hiểu tại sao phải trừ Na, K qua sự ngạc nhiên học sinh sẽ chăm chú theo dõi và tìm hiểu.
Trong dung dịch muối có nước mà Na là kim lọai mạnh tác dụng được với nước
2Na + 2 H2O à 2NaOH + H2 
Sau đó: NaOH + CuSO4 à Cu(OH)2 +Na2SO4	
	 (không tan)
Ví dụ 2: Bài: LƯU HÙYNH ĐI OXIT
(PHẦN TÍNH CHẤT HÓA HỌC)
- Phần 2 Tác dụng với bazơ
Sau khi giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem hoa hoc.doc