Đề tài Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học và các biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học.

Chúng ta đang ở thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Sự thay đổi này đòi hỏi ngành giáo dục cần có đổi mới nhất định để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học và các biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong quá trình học tập, tính tích cực nhận thức luôn có quan hệ chặt chẽ với hứng thú nhận thức. Các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức trong quá trình học tập. Lý luận dạy học hiện đại coi hứng thú nhận thức là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của học sinh. Hứng thú là yếu tố quan trọng dẫn đến sự tự giác. Hứng thú và tự giác là yếu tố tâm lý đảm bảo sự hình thành phát triển tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển hứng thú và tính tự giác của học sinh. Hứng thú nhận thức được hình thành qua các hình thức tổ chức học tập, trong việc hoàn thành các hoạt động nghiên cứu độc lập sáng tạo. Nếu học sinh được độc lập tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa các hiện tượng hóa học thì các em sẽ hiểu sâu sách kiến thức và bộc lộ rõ hứng thú nhận thức.
Từ kinh nghiệm, thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng để hình thành, phát triển hứng thú nhận thức cần có các điều kiện: 
- Phát huy tối đa hoạt động tư duy tính tích cực của học sinh bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề, khi giải quyết các vấn đề cần đòi hỏi sự dự đoán, nêu giả thuyết, tổ chức các cuộc tranh luận giữa các ý kiến nhận xét một vấn đề, một hiện tượng có quan điểm trái ngược nhau.
Ví dụ: cho học sinh dự đoán: 
+ Cho thanh đồng Cu vào dung dịch Fe3+ có phản ứng hóa học xảy ra không ?
+ Cho đinh Fe vào dung dịch Fe3+ có phản ứng hóa học xảy ra không ?
Nếu không thì vì sao? Nếu có phản ứng thì tạo chất gì?
Khi học sinh giải quyết vấn đề này, hứng thú nhận thức của học sinh sẽ được phát triển.
- Việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phải phù hợp với năng lực, hứng thú, nhu cầu nhận thức của học sinh. Nội dung học tập quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú nhận thức cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức thiết kế bài học có sự hướng dẫn học sinh tìm thấy cái mới về kiến thức, phương pháp nghiên cứu thì học sinh sẽ thấy hào hứng tự tin tham gia vào quá trình tìm tòi, tự lực tìm thấy kiến thức.
- Sự giao tiếp thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh sẽ tạo ra không khí học tập hào hứng, khuyến khích học sinh thể hiện được sự nhận thức của mình, trao đổi về các ý kiến của nhau, phân tích các quan điểm, khái niệm khao học, bày tỏ các ý tưởng phát triển vấn đề, chia sẻ các thông tin thua nhận được từ các nguồn khác nhauNhững hình thức tổ chức học tập phong phú sẽ tạo ra được không khí học tập cho cả lớp, niềm vui, hứng thú học tập sẽ đến với từng cá nhân.
Vì vậy, các nhà sư phạm quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và hứng thú học tập của học sinh để lựa chọn, xác định xu hướng đổi mới phương pháp dạy học của các cấp học, môn học. Hiện nay chúng ta đang chú ý đế các tiếp cận, xu hướng dạy học chú trọng đến hoạt động của học sinh.
3. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã được xác định là một trong những phương hướng cải cáh giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm những cách tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu áp dụng trong các môn học và đợc coi là phương hướng dạy học tích cực.
Ta hãy xem xét những quan điểm những tiếp cận mới dùng làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học.
a. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Đây là một quan điểm được đánh giá tích cực vì hướng việc dạu học chí trụng đến người học để tìm ra những phương pháp dạy học có hiệu quả. Quan điểm này đã chú trọng đến các vấn đề sau:
* Về mục tiêu dạy học
Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã họi. Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của học sinh.
* Về nội dung
Chú trọng bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho học sinh hòa nhập với xã hội.
* Về phương pháp
Coi trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động học tập. Học sinh chủ động tham gia cá hoạt động học tập. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và tiếp thu bài học.
* Về hình thức tổ chức
Không khí lớp học thân mật tực chủ, bố trí lớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy cấu trúc linh hoạt, có sự phân hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng khiếu của cá nhân.
* Về kiểm tra đánh giá
Giáo viên đánh giá khách quan, học sinh tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá kết quả học tập cảu mình(tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo.
* Kết quả đạt được
Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, học sinh được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi, tự tin trong cuộc sống.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đặt vị trí của người học, vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa những tiềm năng của từng người học. Do vạy, vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học được phát huy. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức các tiềm năng của mỗi học sinh giúp họ chuẩn bị tham gia vào cuộc sống.
Như vậy, bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi người. Họ vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học để cho các tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy tối đa. Tư tưởng của quan điểm này đã được thể hiện qua các định hướng chỉ đạo hoạt động dạy học ở nước ta với các phong trào: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, “Học sinh là chủ thể sáng tạo trong học tập”. Hiện nay quản điểm này được quán triệt sâu sắc và cụ thể hơn.
b, Tiếp cận kiến tạo trong dạy học
* Quan điểm kiến tạo trong học tập
Lý thuyết kiến tạo là một cách tiếp cận mang tính giáo dục, trong đó nhấn mạnh rằng người học sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi họ chủ động tạo dựng kiến thức và sự hiểu biết cho minh. Thuyết kiến tạo coi việc học tập là một quá trình tạo dựng và chuyển đổi kiến thức. Nếu người học sử dụng kinh nghiệm của bản thân mình để xây dựng (kiến tạo) kiến thức thì tốt hơn là nắm bắt kiến thức dưới dạng có sẵn.
Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã chỉ rõ: trong quá trình nhận thức học sinh đã tích cực tiếp thu và xây dựng (kiến tạo) có chọn lựa những kiến thức có ý nghĩa cho bản thân mình chứ không phải tất cả các kiến thức thông tin từ thế giới xung quanh. Những kiến thức học sinh tiếp thu được phụ thuộc vào vốn kiến thức đã có của học sinh và trong nhận thức của người học đã tạo ra mối liên tưởng giữa thông tin với kiến thức đã có để kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa cho mình sau đó họ có thể kiểm nghiệp lai, sắp xếp (đồng hóa) vào bộ nhớ hoặc loại bỏ nó.
Như vậy, lý thuyết kiến tạo coi quá trình học tập như là quá trình biến đổi nhận thức tức là quá trình sửa đổi, phát triển những khái niệm những ý tưởng có sẵn trong người học để đạt được kết quản là người học có những khái niệm mới. Tiếp cận kiến tạo đã nhấn mạnh đến mới liên tưởng giữa những kiến thức vốn có với những kiến thức cần học, chú trọng đến việc tạo điều kiện, cơ hội giúp cho học sinh kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa một cách tích cực và có mục đích.
* Lý thuyết kiến tạo trong học tập
Theo quan điểm kiến tạo, mục đích dạy học không phải là truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là biến đổi nhận thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo những kiến thức thông qua đó mà phát triển trí tuệ và nhân cách.
Để làm biến đổi nhận thức của học sinh thì trong giờ học giáo viên cần chú ý đến các hoạt động giúp học sinh:
- Nắm bắt được vấn đề học tập.
- Tạo ra được mâu thuẫn nhận thức giữa kinh nghiệm vốn có của học sinh với thực tiễn quan sát được hoặc các kiến thức cần tiếp thu.
- Thực hiện hoạt động kiến tạo những kiến thức một cách tích cực.
Tiếp cận kiến tạo trong dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra được một môi trường học tập thúc đẩy sự biến đổi nhận thức tức là:
- Phải tạo cơ hội để học sinh trình bày, thể hiện được những kiến thức vốn có của họ.
- Cần cung cấp những tình huống có vấn đề, có ý nghĩa với học sinh nhưng có liên quan đến kiến thức vốn có của họ.
- Phải tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, kiến tạo kiến thức mới đề ra các giả thuyết, các nguyên tắc thực hiện và thử nghiệm kiến thức mới.
- Cần động viên học sinh thể hiện, trình bày những kiến thức mới kiến tạo được và tạo được môi trường học tập khuyến khích học sinh tham gia tích cực.
Trong giờ học, người giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền thụ những kiến thức mà có thể hiện các vai trò:
- Người động viên, khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình kiến tạo kiến thức.
- Người dự đoán, tìm hiểu những suy nghĩ, những kiến thức vốn có trong đầu học sinh trước giờ học cũng nhưng trong giờ học.
- Người chỉ dẫn giúp học sinh kiến tạo kiến thcs có ý nghĩa đối với họ.
- Người thúc đẩy những hoạt động học tập, quá trình biến đổi kiến thức trong học sinh.
Ta có thể hình dung những đặc điểm cơ bản của mô hình dạy học theo tiếp cận kiến tạo là:
- Bài giảng của giáo viên sẽ không theo

File đính kèm:

  • docbai dieu kien.doc
Giáo án liên quan