Đề tài Chỉ đao việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học

 Hàng năm, chúng ta đã tập trung tìm những biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi để qua nó làm cho đoá hoa trường học giàu sắc hương. Vấn đề tuyển chọn và tìm biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có thể nói đã được bàn luận rất nhiều. Đúng là càng bàn càng thấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh tiểu học không phải là chuyện đơn thuần mà nó phong phú phức tạp và đầy khó khăn. Xây dựng cho mình một đề án quản lý về một vấn đề giáo dục trong trường học là một khâu then chốt của yêu cầu quản lý giáo dục ở trường học. Ta đã biết hàng năm có 100% số trẻ đến tuổi đi học (6 tuổi) được huy động đến trường mà không phải tuyển chọn về trình độ. Trong thời đại ngày nay nhà trường tham gia tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đặc biệt là xã hội loài người đang chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế tri thức, nên hệ thống giáo dục phải có trách nhiệm vì sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí là quan trọng nhất.

Chúng ta đã có những nổ lực rất lớn trên nhiều phương diện. Đồng thời chúng ta đã phải thấy cho hết khó khăn và những điều bất cập. Lý luận dạy học sinh cũng đã nói rất nhiều về bồi dưỡng nhân tài, coi việc bồi dưỡng nhân tài là vấn đề trọng tâm thiết yếu của nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhà trường. Chất lượng giáo dục được biểu hiện khá rõ nét ở kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Có lẽ trên phạm vi rộng lớn các nhà quản lý giáo dục đã luôn nhận thức rõ, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Với trách nhiệm của mình người quản lý giáo dục cần phải tìm ra được những biện pháp tổ chức cho vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi đáp ứng những đòi hỏi của xã hội về chất lượng giáo dục. Chúng tôi đều luôn tư duy để có được những biện pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi và đã thu được kết quả khả quan.

 

doc37 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chỉ đao việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở 3 cấp.
	- Cấp thấp: Thiểu năng
Cấp trung bình; Khả năng
Cấp cao; Tài năng
Con đường hình thành năng lực cũng gần như tương đồng với quá trình hình thành nhân cách.
Vấn đề năng khiếu: Năng khiếu là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên tư chất bẩm sinh, di truyền được phát triển trong đời sống cá thể con người tạo cho họ những năng lực giải quyết vấn đề chất lượng cao.
Học sinh giỏi là học sinh đạt kết quả cao trong học tập, thực tế cho thấy có hai con đường đi đến học giỏi đó là năng khiếu và chăm chỉ học tập.
 Quan niệm về học sinh giỏi tiểu học:
Có nhiều cách hiểu và quan niệm học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi tiểu học nói riêng. Theo vụ Tiểu học Bộ giáo dục và Đào tạo thì quan niệm học sinh giỏi tiểu học là: 
Học sinh giỏi môn nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở từng lớp và ở cả bậc tiểu học kết quả mỗi môn học của học sinh được thể hiện qua kiến thức và kỷ năng mà các em có được đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, thể hiện qua thái độ và cách ứng sử, qua cách vận dụng kiến thức và kỷ năng vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Nhà nước yêu cầu các trường tiểu học dạy đủ các môn, tạo điều kiện để học sinh học đủ và học đều các môn, để các em học đạt kết quả cao ở tất cả các môn theo quy định trong mục tiêu và kế hoạch GD, những học sinh đạt loại giỏi theo yêu cầu mới như vậy gọi là học sinh giỏi tiểu học.
Một học sinh khó có thể giỏi tất cả các môn như nhau và ở mỗi em có thiên hướng riêng, nhưng đều là học sinh giỏi tiểu học thì không thể có môn học nào chỉ đạt kết quả trung bình.
Để định hướng và khuyến khích học sinh giỏi tiểu học (được xác định theo thông tư 15 và căn cứ vào chuẩn các môn học) vươn lên đạt tầm cao quốc gia, Bộ giáo dục và Đào tạo có hình thức đánh giá và công nhận những đại diện học sinh giỏi của tỉnh, thành phố đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi.
 Đánh giá học sinh giỏi tiểu học. 
 Yêu cầu cơ bản về kiến thức kỷ năng :
 ở trường tiểu học trong quá trình học tập tất cả học sinh đều được đánh giá về xếp loại theo thông tư 15 và theo yêu cầu cơ bản về kiến thức kỷ năng và có tính chất chuẩn về các môn học hiện nay, là mặt bằng tối thiểu của chất lượng VH của từng lớp, của bậc tiểu học và ở cuối bậc tiểu học là trình độ phổ cập giáo dục tiểu học. Đó là yêu cầu chung cho học sinh cả nước, không phân biệt học sinh ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay niền núi ...và để mọi trẻ em được đạt yêu cầu như điều 15 luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định “Học sinh phải đạt trình độ giáo dục tiểu học trước 15 tuổi”.
 Học sinh giỏi phải đạt trình độ tiểu học ( đạt chuẩn), đối chiếu quy định học sinh đạt trình độ tiểu học là những học sinh đạt từ trung bình trở lên trong đó có những em đạt vượt yêu cầu (tiêu chuẩn) được phân định thành hai mức độ: Khá và giỏi những em trong độ tuổi chưa được đi học và học sinh chưa đạt chuẩn quy định thì nhà trường, xã hội có biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện để các em được đi học và học đạt kết quả đạt trình độ tiểu học.
Học sinh giỏi tiểu học ( học lực chung các môn học giỏi ) đó là những học sinh đạt ít nhất nữa số môn học trong đó có Toán và Tiếng việt học lực đạt loại giỏi, số còn lại đạt loại khá học sinh học nôn học nào thuộc chương trình nào kể cả môn học tự học đều được đánh giá theo các môn học đó, thuộc chương trình đó.Những học sinh được xếp loại học lực giỏi và hạnh kiểm tốt được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc.
 Chất lượng học tập của học sinh, HS giỏi tiểu học không chỉ thể hiện và được đánh giá bằng điểm số qua các bài kiểm tra, qua các bài thi, mà cơ bản và quan trọng hơn cả là các em trưởng thành và phát triển như thế nào, các em có được phẩm chất gì thuộc nhân cách đang hình thành, các em có được năng lực gì để tiếp tục học tập, tiếp tục phát triển, vì thế không nên so sánh giữa học sinh này với học sinh khác, học sinh trường này với học sinh trường khác theo một vài tiêu chí, một vài biểu hiện, mà chỉ nên đối chiếu với mục tiêu giáo dục để tạo điều kiện cho các em học tập theo hướng làm cho học sinh nào cũng chăm ngoan, tiến bộ.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
 Chúng ta phải thừa nhận rằng : Để có kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi điều đầu tiên phải làm đó là chọn lọc để tìm nhân tố . Chọn tìm là yêu cầu đầu tiên của thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi . chọn tìm để đưa vào nguồn được bồi dưỡng là một khâu quan trọng nên chúng tôi tiến hành công việc này một cách cẩn thận bởi lẽ đây là công việc đầu tiên của cả một quá trình , nếu để sơ suất một chút thì sẻ dẫn đến nhầm lẫn trong tuyển chọn , gây khó khăn lớn trong quá trình bồi dưỡng .
 Xác định khâu tuyển chọn là quan trọng cho nên chúng tôi phải bằng nhiều nguồn thông tin để chọn .
Thông tin thứ nhất là dựa vào thi tuyển .
Thông tin thứ hai là dựa vào hồ sơ học tập của học sinh. 
 - Thông tin thứ ba là là dựa vào nhận xét của giáo viên , học sinh đã tiếp xúc nhiều với đối tượng cần chọn .
 - Thông tin thứ tư là dựa vào sức khoẻ của học sinh .
 - Thông tin thứ năm là dựa vào phả hệ .
Thông tin thứ sáu là dựa vào chỉ số thông minh.
 Thực tế bồi dưỡng còn cho thấy người quản lý còn phải thực hiện một khâu rất quan trọng đó là chọn cử giáo viên bồi dơững học sinh giỏi vì muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi . 
 Hiện nay trường tiểu học Thống Nhất phải tuyển chọn và bồi dưỡng một đội tuyển học sinh giỏi của tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 3 với số lượng là 40 học sinh ( Số học sinh giỏi phải chiếm 10 % tổng số học sinh toàn trường , đây là quy định của phòng đối với các trường chuẩn quốc gia ) .
 Khi tiến hành tuyển chọn nên đưa ra biểu chấm có thang điểm là 20 cho phù hợp với thang điểm hiên hành của sở .
Việc bôpì dưỡng học sinh giỏi phải làm thường xuyên , lấy kết quả thi học sinh giỏi làm tiêu chí thi đua của thầy và trò , phải khen , chê kịp thời.
 Trường tiểu học Thống Nhất là một trng những trường luôn có kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh cao so với mặt bằng các trường trong huyện . Kết quả trong những năm gần đây được biểu thị bởi đồ thị sau : 
 Từ đồ thị cho thấy số học sinh giỏi của trường tăng theo năm học do đó vấn đề là phải duy trì được sự tăng trưởng này . 
 Chương II : Thực trạng của vấn đề phát hiện và tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường tiểu học Thống Nhất .
 I/ Vài nét khái quát về tình hình địa phương và nhà trường . 
Khái quát về tình hình địa phương : 
1.1 Thuận lợi : Địa phương Thống nhất là địa phương có truyền thống hiếu học , điều kiện kinh tế xã hội ổn định. Mức sống của đa số nhân dân trong khu vực tương đối tốt . Là vùng có dân trí cao , có phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng . nhà trường nhận được sự quan tâm đầy tinh thần trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền địa phương .
1.2 Khó khăn : Địa bàn rộng phân bố dân cư không tầp trung , một bộ phận dân cư kinh tế còn khó khăn ảnh hưởng đến việc đầu tư cho con em học tập. ngân sách địa phương còn hạn hẹp dẫn đến việc đầu tư CSVC cho trường học còn bị hạn chế . 
2 . Tình hình nhà trường .
2.1 Thuận lợi : 
Đội ngũ CBGV-NV nhà trường có tư cách đạo đức tốt, có ý thức tập thể, ý thức xây dựng đơn vị, đa số giáo viên có tay nghề vững vàng. tỉ lệ giáo viên chuẩn và trên chuẩn là 68 % nhà trường được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2001 và là cơ quan có nếp sống văn hoá. Các tổ chức trong trường như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn đội đều là các tổ chức vững mạnh. Học sinh đều đi học đúng độ tuổi, tâm sinh lý phù hợp với chương trình đào tạo. 
2 .2 Khó khăn : 
 Giáo viên dạy các môn đạc thù còn thiếu , một số giáo viên con còn nhỏ lại đang theo học các lớp nâng cao nên nên thời gian eo hẹp .
 Học sinh ở xa trường nên khó khăn trong đi lại nhất là khi gặp thời tiết khắc nghiệt .
3. Những biện pháp chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Thống Nhất.
	Để có được đội hình học sinh giỏi đáp ứng yêu cầu khách quan và chủ quan nhằm khẳng định chất lượng giáo dục qua các kỳ thi chúng tôi đã thực hiện theo các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và có những ý kiến đề xuất sau:
 3. 1 . Tổ chức chỉ đạo nâng cao nhận thức bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Người quản lý phải có trách nhiệm quán triệt, tuyên truyền để mọi thành viên trong nhà trường cũng như phụ huynh học sinh nhận thức được vai trò vị trí tầm quan trọng của học sinh giỏi. Bởi vì không dễ gì người ta có thể thấy rõ được vai trò của một bộ phận học sinh trong trường. Thực tế người ta cứ nghĩ trong thi có may có rủi. Quan niệm đó chỉ đúng một phần rất nhỏ vẫn phải quán triệt “Không thầy đố mày làm nên”. Việc nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò học sinh giỏi và muốn có học sinh giỏi thì phải có bồi dưỡng. Trong chỉ đạo dạy và học người quản lý cần và luôn nắm vững tư tưởng đường lối chính sách của đảng và nhà nước đối với giáo dục và đào tạo để từ đó truyền đạt với mọi người mục tiêu của giáo dục là cái đích cần đến của việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
	 Lãnh đạo trường tiểu học Thống Nhất cần phải xây dựng cho mình những chế tài cụ thể trong quản lý quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi để giúp mọi người được làm việc trong một thông lệ thông thoáng sẽ có hiệu quả tốt.
3.2 Tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đây là một công việc rất quan trọng của người quản lý bởi nó là một bước đi trong chu trình quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học. Muốn kế hoạch có chất lượng và khả thi, cần phải dựa vào thực tiển chất lượng của học sinh để xây dựng kế hoạch phát hiện tìm chọn học sinh giỏi bồi dưỡng. Sau khi phát hiện song cần xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng trong từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi qua từng chặng thời gian trong năm học, bắt đầu ở lớp 2 và kết thúc ở lớp 5. Theo chúng tôi trong xây dựng kế hoạch chỉ đạo nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi không thể không tuân thủ quy trình nhận thức của con người từ cơ bản đến nâng cao, cần phải trang bị cho học sinh phương pháp tiếp nhận kiến thức, phương pháp làm bài.
	Bước cuối cùng trong biện pháp này là kế hoạch xây dựng 

File đính kèm:

  • docSKKN quan ly.doc
Giáo án liên quan