Đề ôn tập cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Định Sơn

II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP. ( 6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Bài đọc: Con rồng cháu tiên

 Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.

 Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôn ngô, khỏe mạnh như thần.

 Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:

 - Ta thuộc nòi rồng vốn quen ở nước. Nàng thuộc dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi người con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

 Âu Cơ và các con nghe theo lời rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

 Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

Câu 1: Lạc Long Quân là vị thần sống ở đâu?

A. ở đồng bằng B. ở dưới nước C. ở vùng núi cao

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kết hợp đẹp đẽ của mối tình Lạc Long Quân và Âu Cơ?

A. Là sự kết hợp của nước và lửa, của các thế hệ mạnh mẽ.

B. Là sự kết hợp của nước và gió, của sức mạnh và tài năng.

C. Là sự kết hợp của sông nước và núi cao, giữa sức mạnh, tài năng và sắc đẹp.

Câu 3: Nàng Âu Cơ sinh ra một trăm người con như thế nào?

A. Nàng sinh ra một trăm người con khỏe mạnh.

B. Nàng sinh ra cái bọc một trăm trứng, trăm trứng nở ra thành một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

C. Nàng sinh ra một trăm cái trứng nở thành một người con trai đẹp dẽ.

Câu 4: Khi chia tay Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định điều gì?

A. Lạc Long Quân sẽ đưa năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

B. Lạc Long Quân sẽ đưa tất cả các con xuống biển.

C. Âu Cơ sẽ đưa tất cả các con lên núi.

Câu 5: Những cách nói nào của người Việt nhắc đến nguồn gốc của mình theo sự tích này?

A. Tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

B. Tự xưng mình là con cháu bà Trưng, bà Triệu.

C. Thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

Câu 6: Câu chuyện “Con rồng cháu Tiên” muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.

B. Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của mình; các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà.

C. Tình yêu biển của Lạc Long Quân.

 

docx31 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề ôn tập cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Định Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................
Câu 8: (0, 5 điểm) Câu nào có hình ảnh so sánh?
a. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật.
b. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
c. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
Câu 9: (0,5 điểm) Các từ chỉ hoạt động trong câu: “Tôi nhìn thấy vội kêu lên: “Sao mày bốc cơm của Bác?”
a. nhìn, kêu, bốc
b. thấy, vội, bốc
Câu 10: (1 điểm) a) Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì?). Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu sau:
Bác mở dây và cho nó ăn.
b) Viết một câu văn có hình ảnh so sánh nói về hai con vật có trong bài đọc trên.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
Năm học 2019- 2020
M«n: Tiếng Việt - Lớp 3 
 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT )
I-ChÝnh t¶: (4 ®iÓm). (Thêi gian 20 phót).
 Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh Hồng Liên Thôn! Hàng trăm quả trĩu trịt trên cành như hàng trăm chiếc đèn lồng phập phồng thở lửa giữa sương giá, ơi cát màu hồng thắm thiết và vồn vã.
(Theo Võ Văn Trực)
II- Tập làm văn: (6 điểm) - (Thời gian làm bài 25 phút). 
 Viết một đoạn văn ngắn ( 10 câu ) kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
Bài làm
Họ tên GV coi thi...........................................
Họ tên GV chấm thi.........................................
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – ĐỀ 4
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
 NĂM HỌC: 2019 - 2020
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc hiểu- Luyện từ và câu: (6 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) : HS chọn đúng ý c được 0,5 điểm
Câu 2: (0,5 điểm) : HS chọn đúng ý b được 0,5 điểm
Câu 3: (0,5 điểm) : HS chọn đúng ý c được 0,5 điểm
Câu 4: (0,5 điểm) : HS chọn đúng ý a được 0,5 điểm 
Câu 5: (0,5 điểm): HS chọn đúng ý a được 0,5 điểm 
Câu 6: (0,5 điểm): HS chọn đúng ý b được 0,5 điểm 
Câu 7: (1 điểm): yêu quý loài vật, chăm sóc loài vật.... 
Câu 8: (0,5 điểm) HS chọn đúng ý b được 0,5 điểm 
Câu 9: (0,5 điểm) HS chọn đúng ý a được 0,5 điểm 
Câu 10: (1 điểm)
a) (0, 5 điểm) HS gạch đúng một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì?). Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu sau:
Bác mở dây và cho nó ăn.
b) HS viết một câu văn có hình ảnh so sánh nói về hai con vật có trong bài đọc trên. (0, 5 điểm)
II. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (55- 65 tiếng / phút ): 1 điểm 
- Đọc đúng tiếng, đúng từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm 
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm 
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm) 
PHẦN KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm
I. Chính tả: (4 điểm) 
- Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 65 chữ /15 phút): 1 điểm 
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm 
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 
- Trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 
II. Tập làm văn: (6 điểm) 
+ Nội dung (ý): 3 điểm
- Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng : 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
 - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1điểm
Họ và tên: .
Lớp: 3	ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ 1( ĐỀ 1)
Điểm
 1. Đọc thành tiếng: 
 2. Đọc hiểu: (6 điểm) - Thời gian: 35 phút
 Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A.
núi
B.
biển
C.
đồng bằng
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A.
suối
B.
con đường
C.
suối và con đường
3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
A.
ngọn núi
B.
rừng vầu
C.
con suối
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A.
cá, lợn và gà
B.
cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà
C.
những cây cổ thụ
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A.
Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
B.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
C.
Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A.
Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
B.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
C.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
. 
. 
. 
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh theo mẫu : Ai thế nào?
. 
9. Câu: “Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai thế nào?
B. Ai làm gì?
C. Ai là gì?
10. Em có nhận xét gì về con đường vào bản?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................
I. Chính tả (Nghe - viết): (4 điểm) (15 phút)
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
II. Tập làm văn: (6 điểm) 
	Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy viết một bức thư ngắn thăm một người bạn thân của em mà em yêu mến.
Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về quê hương em hoặc nơi em đang sống theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT ĐỀ 1
A. Phần đọc hiểu:
Câu
Đáp án
Điểm
1
A
0,5
2
C
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
A
0,5
6
C
0,5
7
HS trả lời theo cảm nhận bản thân, có ý đúng cho điểm tối đa.
1
8
- Đúng mẫu câu, có hình ảnh so sánh: 1đ
- Có hình ảnh so sánh, không đúng mẫu câu: 0.5đ
- Đúng mẫu câu, không có hình ảnh so sánh: 0.5đ
0,5
9
B
0,5
10
HS trả lời theo cảm nhận bản thân, có ý đúng cho điểm tối đa.
1
B. Phần viết:
1. Chính tả:
- Trình bày đúng, sạch, đẹp: 4 điểm.
- Mỗi lỗi trừ 0,4 điểm
2. Tập làm văn:
	Đề 1:
- Viết được một bức thư đúng chủ đề (1 điểm)
- Biết trình bày đúng hình thức, nội dung một bức thư (4 điểm)
- Sử dụng câu, từ chính xác. Chữ viết đẹp, đúng chính tả (1 điểm).
Đề 2:
- Giới thiệu được quê hương em (1 điểm).
- Nêu được một số hoạt động và cảnh đẹp ở quê hương (3 điểm).
- Nêu được tình cảm của mình với quê hương (1 điểm).
- Sử dụng câu, từ chính xác. Chữ viết đẹp, đúng chính tả (1 điểm).
Họ và tên: .
Lớp: 3
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT- ĐỀ 2
Điểm
 1. Đọc thành tiếng: 
 2. Đọc hiểu: (6 điểm) - Thời gian: 35 phút
 Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
BỘ LÔNG RỰC RỠ CỦA CHIM THIÊN ĐƯỜNG
Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Mỗi khi tìm được chiếc lá đẹp, các bạn chim như: Sáo Đen, Gõ Kiến ngỏ lời xin, Thiên Đường đều vui vẻ tặng lại các bạn.
 Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa.
Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường.
Từ đó, Thiên Đường luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu, kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bè bạn.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1: (0,5 đi

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_20.docx
Giáo án liên quan