Giáo án điện tử Lớp 3 - Thái Thị Bích Hà

2. Dạy bài mới:

HĐ 1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.( 2)

HĐ 2: Luyện đọc( 29)

a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

 - HS trình bày những điều các em biết về anh Kim Đồng.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.

- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.

 - GV hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu:

 + Nào, bác cháu ta lên đường!

 + Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!.

Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (Kim Đồng, ông ké, Nùng, tây đồn, thầy mo, thong manh).

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2. Một HS đọc đoạn 3.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

 

doc115 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Thái Thị Bích Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp hụ.GV đi giỳp đỡ sửa sai cho HS.
- ễn trũ chơi " Chim về tổ ".
GV tổ chức và làm trọng tài cho cỏc em chơi, đảm bảo trật tự.
3. Phần kết thỳc: 6’
- Đứng thành vũng trũn, vỗ tay và hỏt.
- Đứng tại chỗ hớt thở sõu.
- GV cựng HS hệ thống bài.
- GV nhận xột giao bài tập về nhà.
------------------------------
Buổi sáng
Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2012
Dạy bù bài thứ tư (tuần 13)
Tập đọc
Cửa Tùng
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp diệu kỳ của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Gọi 2 HS kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời của một nhân vật.
2. Bài mới: 30’
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Luyện đọc 
a. GV đọc mẫu toàn bài 
b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp (Bài có 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
GV hướng dẫn HS cách đọc 1 số câu trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (N3).
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ HS đọc thành tiếng đoạn 1, 2; trả lời câu hỏi: Cửa Tùng ở đâu?
+ HS đọc thầm đoạn 1, TL câu hỏi: Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
+ HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là bà chúa của bãi tắm?
+ HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi trong N2: Sắc màu của Cửa Tùng có gì đặc biệt? Người xưa so sánh biển Cửa Tùng với cái gì?
* GV: Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng hấp dẫn của Cửa Tùng.
HĐ 4: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, hướng dẫn HS thể hiện.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- 1 HS đọc cả bài. Cả lớp chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ 5: Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, GV chốt ý: Bài văn tả vẻ đẹp diệu kì của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn.
-------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, 
dấu chấm than
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2).
- Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ, VBT 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 5’
 Gọi HS chữa bài tập 3 SGK (tiết 12)
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( 28’)
Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc lại các cặp từ đồng nghĩa - cả lớp đọc thầm .
- 2 HS lên bảng thi điền nhanh, còn lại làm ở vở bài tập.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 3 HS đọc lại kết quả.
- HS tìm thêm một số từ mà miền Nam và miền Bắc gọi khác nhau.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
- HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi trong N2 để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm, viết ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả. GV nhận xét, viết lên bảng lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa.
Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu, đọc thầm nội dung bài tập; GV nhắc HS khi làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn, nói rõ dấu câu được điền vào ô trống.
- GV mời 1 HS lên làm bài trên bảng phụ; GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
GV yêu cầu HS đọc lại nội dung các BT1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước.
------------------------------
Toán
Bảng nhân 9
I. Mục tiêu:
	Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
 * Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
HĐ 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9 
- GVdùng các tấm bìa có 9 chấm tròn để lập bảng nhân 9.
(Thực hiện tương tự các bài lập bảng nhân 6).
+ HS học thuộc bảng nhân 9. 
+ Một số HS đọc thuộc bảng nhân tại lớp. 
HĐ 2: Thực hành 
Bài 1: HS tự làm, 1HS đọc kết quả bài làm. 
Bài 2: HS nêu cách tính. 
 HS làm bài vào vở sau đó chữa. 
Bài 3: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
 Tóm tắt; 
 Mỗi tổ: 9 bạn
 Ba tổ:  bạn?
 - GV chấm, chữa bài. 
Bài 4: Đếm thêm 9, HS tự làm sau đó 1 HS đọc kết quả. 
9
18
27
54
81
HĐ3: Chấm, chữa bài – Nhận xét.
GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò.
------------------------------------
Mĩ thuật
Cô Hải dạy
----------------------------------
Thể dục
Giáo án soạn viết tay
--------------------------------
Buổi chiều Dạy bù bài thứ năm( tuần 13)
(Giáo án soạn viết tay)
-----------------------------
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11năm 2012
Buổi sáng
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu:
Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. 
* KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn húa 
 - Thể hiện sự cảm thụng .
 - Tư duy sỏng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (Theo SGK).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta. GV nhận xét, chấm điểm.
2. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 1’
HĐ 2: Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn.( 28’)
a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài (Thật nhanh) để viết được lá thư đúng yêu cầu:
	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
	- GV hỏi: 
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?- HS trả lời, GV giải thích: Việc đầu tiên, các em cần xác định rõ: em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào?
	+ Mục đích viết thư là gì? (Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt)
	+ Nội dung cơ bản trong thư là gì? (Nêu lý do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi dua học tốt).
	+ Hình thức của lá thư như thế nào? (Như mẫu trong bài Thư gửi bà).
	- Một vài HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
b. Hướng dẫn HS làm mẫu – Nói về nội dung thư theo gợi ý.
	GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu phần lý do viết thư – Tự giới thiệu.
c. HS viết thư:
	- HS viết thư vào VBT – GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
	- HS viết xong, GV mời 5 – 7 HS đọc thư. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay.
HĐ3: Củng cố, dặn dò. 2’
	GV biểu dương những HS viết thư hay. Nhắc HS về nhà luyện viết lại lá thư.
----------------------------------
Toán
Gam
I. Mục tiêu:
	- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg.
	- Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
	- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
 * Bài tập cần làm 1,2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1gói hàng nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ 1: Giới thiệu cho HS về gam.( 13’)
	- Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg.
	- GV nêu: + Gam là 1 đơn vị đo khối lượng.
	 + Gam viết tắt là g.
	1000g = 1kg.
	- Cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này.
	- GV giới thiệu các quả cân thường dùng (Cho HS quan sát các quả cân).
	- GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một kết quả.
HĐ 2: Thực hành.( 20’)
Bài 1: - Cho HS quan sát tranh vẽ hộp bút để trả lời: “Hộp bút cân nặng 200g”.
	- HS quan sát tranh vẽ 2 bắp ngô để nêu khối lượng 2 bắp ngô (Hai bắp ngô nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g (700g)).
	- HS tự làm với 2 tranh vẽ còn lại rồi chữa bài (Nêu miệng).
Bài 2:
a, Cho HS quan sát hình vẽ cân quả dứa bằng cân đồng hồ. HS đếm nhẩm rồi nêu kết quả: Quả dứa cân nặng 600g.
b, HS thực hiện tương tự bài a.
Bài 3: HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: - HS đọc kỹ bài toán rồi phân tích: Số gam cả chai nước khoáng gồm số gam vỏ chai và số gam nước khoáng chứa trong chai. Từ đó HS nêu cách tính số gam nước khoáng (500 – 20 = 480 (g)).
	- Cho HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.(2’)
GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò.
-----------------------------
Tự nhiên- xã hội
 Đã soạn chiều thứ tư ngày 28/11
-----------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học: 20’
HĐ 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: 
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác như em Trang, Hải
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt như em Duy, Chiến, Nhung..
c. Bình xét thi đua.
HĐ 2: Kế hoạch tuần 14
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. 
- Động viên, khuyến khích HS tham gia giải báo bảng Toán và Tiếng Việt; 
HĐ 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
--------------------------------
Buổi chiều
Giáo viên đặc thù dạy
-------------------------------
Tập viết
Ôn chữ hoa I
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng ít chắt chiu hơn nhiều phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HS KG viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ hoa I, Ô, K; Câu ứng dụng, từ ứng dụng. 
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GVđọc cho HS viết: Hàm Nghi, Hải Vân; KT bài viết ở nhà của HS. 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_thai_thi_bich_ha.doc
Giáo án liên quan