Đề luyện thi số 7 – làm bài 45 phút Môn: hoá học

Câu 1: Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIB

C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2.

D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi số 7 – làm bài 45 phút Môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR­êng THPT M­êng So
§Ò luyÖn thi sè 7 – lµm bµi 45 phót
M«n: ho¸ häc
 ( Nh«m vµ hîp chÊt)
Hä vµ tªn: .líp: 12A
H·y khoanh trßn vµo ®¸p ¸n ®óng nhÊt trong c¸c c©u sau
Câu 1: Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA 
B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIB
C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2.
D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2. 
Câu 2: Cho phản ứng:            Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2 H2.
Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là chất nào?
A. Al.                      B. H2O.                   C. NaOH.                D. NaAlO2.
Câu 3: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.             B. cấu hình electron [Ne] 3s23p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.    D. Mức oxi hoá đặc trưng là +3.
Câu 4: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác?
A. Màu trắng bạc. B. . Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
C. Là kim loại nhẹ. D. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
Câu 5: Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.
B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hoá.
C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hoá tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.
D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.
Câu 6*: So sánh (1) thể tích khí H2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaoH và (2) thể tích khí N2 duy nhất thu được khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
A. (1) gấp 5 lần (2).    B. (2) gấp 5 lần (1). C. (1) bằng (2).       D. (1) gấp 2,5 lần (2).
Câu 7: Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây chưa chính xác?
A. Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.
C. làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình.
D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.
Câu 8: Xác định phát biểu không đúng về quá trình điện phân sản xuất Al dưới đây.
A. Cần tinh chế quặng boxit (Al2O3.2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
B. Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn Al với hiệu suất 100%.
C. Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là hoàn toàn và sản phẩm oxi hoá chỉ là CO2.
D. Criolit được sử dụng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và ngăn cản Al bị oxi hoá bởi không khí.
Câu 9: Dung dịch nào dưới đây làm quỳ đổi màu xanh?
A. K2SO4.                               B. KAl(SO4)2.12H2O. C. Na[Al(OH)4].                     D. AlCl3.
Câu 10: Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?
A. dd Al(NO3)3 + dd Na2S.    B. dd AlCl3 + dd Na2CO3. C. Al + dd NaOH.         D. dd AlCl3 + dd NaOH.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.          B. Thêm dư AlCl3 vào dd NaOH.
C. Thêm dư HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].  D. Thêm dư CO2 vào dd NaOH.
Câu 12: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 13: Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 14: Kim loại có thể điều chế được từ quặng malakit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 15: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Natri.
Câu 16: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là kim loại nào?
A. Kẽm.                B. Sắt.                     C. Natri.                 D. Đồng.
Câu 17: Có ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.                  B. Dung dịch HNO3. C. Dung dịch NaOH.              D. Dung dịch CuSO4.
Câu 18: Em hãy cho biết cặp hoá chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau:
1. Kẽm vào dung dịch CuSO4.           2. Đồng vào dung dịch AgNO3. 3. Kẽm vào dung dịch MgCl2.                4. Nhôm vào dung dịch MgCl2. 5. Sắt vào H2SO4 đặc nguội.           6. Hg vào dung dịch AgNO3.
A. 1, 2, 6, 5.            B. 2, 3, 5, 6, 4.        C. 1, 2, 6.               D. 1, 2, 6, 4.
Câu 19: Cho dung dịch các muối sau: Na2SO4; BaCl2; Al2(SO4)3; Na2CO3, dung dịch muối nào làm giấy quỳ hoá đỏ.
A. Al2(SO4)3.          B. Na2SO4.              C. BaCl2.                 D. Na2CO3.
Câu 20: Giải thích tại sao người ta dùng sự điện phân Al2O3 nóng chảy mà không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy?
A. Al2O3 cho ra nhôm tinh khiết.
B. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
C. Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại (Al2O3 cho ra O2)
D. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên thăng hoa khi nung.

File đính kèm:

  • docluyen thi so 7.doc
Giáo án liên quan