Đề luyện tập chương Di truyền học - Môn Sinh học Lớp 12

Câu1. Bản đồ di truyền ( bản đồ gen) khônng có đặc điểm nào sau đây?

A. Là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của một loài.

B. Các nhóm liên kết được đánh số theo thứ tự của NST trong bộ đơn bội của loài.

C. Các gen trên NST được ký hiệu bằng các chữ cái của tên các tính trạng bằng tiếng Anh.

D. Vị trí tương đối của các gen trên một NST được tính từ một đầu mút của NST đến tâm động.

Câu2. Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

A. Xác định vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.

B. Xác định vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.

C. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.

D. Xác địnhđược vị trí các gen quy định các tính trạng cần được loại bỏ.

Câu3. Muốn xác định tần số hoán vị gen thường sử dụng kết quả thu được ở đời lai phân tích, công thức xác định như thế nào?

A. f= số cá thể khác bố mẹ/ tổng số cá thể nhận được trong đời lai phân tích.

B. f= số cá thể giống bố mẹ/ tổng số cá thể nhận được trong đời lai phân tích.

C. f= số cá thể có hoán vị gen/ tổng số cá thể thu được

D. Cả A, B, C đều đúng

 Ở cà chua tính trạng thân cao (A), quả tròn (B) trội hoàn toàn so với thân thấp (a), quả bầu dục (b). Cho cà chua cao, tròn lai với cà chua thấp, bầu dục được F1 như sau:

 243 cao, bầu dục: 237 thấp , tròn : 63 cao, tròn : 57 thấp, bầu dục

Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu 4, 5:

Câu4. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây cao, tròn (P) là:

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập chương Di truyền học - Môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0%	B. , f= 20%	C. , f= 40%	D. , f = 20%
Câu7. Tỷ lệ cây cao, tròn ở F1 có kiểu gen là:
A. 0,4	B. 0,04	C. 0,2	D. 0,7
Câu8. Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen?
A. Đều có sự di truyền nhiều tính trạng 
B. Mỗi tính trạng đều trội, lặn hoàn toàn
C. Xảy ra phổ biến
D. F1 đều tạo 4 kiểu giao tử, F2 xuất hiện 16 kiểu tổ hợp giao tử, có 4 kiểu hình, đều tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, đều có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Câu9. Xét 2 loài sinh vật. Loài 1 có kiểu gen BbDd, loài 2 có kiểu gen . Muốn nhận biết kiểu gen của từng loài người ta làm thế nào?
A. Cho tự thụ phấn( hay giao phối gần ở động vật) đối với từng loại kiểu gen rồi căn cứ vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con mà xác định kiểu gen đó thuộc loài nào.
B. Cho cơ thể đó lai phân tích rồi phân tích kết quả phép lai.
C. Gây đột biến để xác định mối quan hệ giữa gen và NST hoặc cho cơ thể đó lai phân tích
D. A và B đúng.
Các gen A,B,C cùng nằm trong một nhóm liên kết. Tấn số bắt chéo giữa A và C bằng 7,4%, giữa B và C bằng 2,9%. Vận dụng dữ kiện này trả lời các câu hỏi số 10,11
Câu 10: Nếu khoảng cách giữa 2 gen A và B bằng 10,3% thì vị trí 3 gen A,B.C trên bản đồ NST là:
A. A-B-C B. A-C-B. C. B-A-C. D. C-A-B.
Câu 11: Nêú khoảng cách A và B là 4,5% thì vị trí của 3 gen A,B,C trên NST là:
A. A-B-C B. A-C-B. C. B-A-C. D. C-A-B.
Câu 12: Gen A trội hoàn toàn so với gen a, gen B trội hoàn toàn so với gen b. Các gen nằm trên NST thường. 2 cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen có kiểu gen khác nhau giao phối với nhau đời con có 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ:25%:25%:25%:25%. Có bao nhiêu qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
A.1 B.3 C.2 D.4
Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Intrôn là những đoạn trên gen không mã hoá axit amin
B. Exôn là những đoạn trên gen mã hoá axít amin
C. Intrôn và êxôn đều được phiên mã để tổng hợp ra phân tử mARN sơ khai.
D. Intrôn là đoạn trên gen của sinh vật nhân sơ
ở 1 quần thể sinh vật, trên các NST thường có gen trội A tương ứng với gen lặn a; gen trội B tương ứng với gen lặn b. Vận dụng dữ kiện này để trả lời các câu 14,15.
Câu 14: Từ 2 cặp alen trên có thể có bao nhiêu kiểu gen trong quần thể?
A 9 B. 18 C. 19 D.10
Câu 15: Giả sử gen lặn b có sức sống kém, sau 1 thời gian bị chết. Hỏi có khả năng tìm thấy trong loài những cá thể đồng hợp về gen b không? vì sao?
A. Không,vì các gen b đã chết
B.Có, vì luôn tồn tại gen b ở trạng thái dị hợp và sự tổ hợp tự do giữa các giao tử mang gen b của thể dị hợp làm xuất hiện các cá thể đồng hợp trong loài
C. Có, vì trong 1 thời điểm nhất định vẫn tìm thấy trong quần thể các cá thể mang gen b còn sống.
D. Không, vì gen b tồn tại ở trạng thaí dị hợp hay đồng hợp đều bị chết.
Câu 16:F1 lai với cơ thể khác được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3:3:1:1. Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. Những qui luật di truyền nào có thể chi phối các gen qui định tính trạng trên?
A.Phân li độc lập và tương tác gen C.Hoán vị gen và tương tác gen
B. Phân li độc lập và hoán vị gen D. Phân li độc lập, hoán vị gen, tương tác gen
Câu17:Muốn phân biệt qui luật liên kết gen với gen đa hiệu người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai trở lại 
B. Kết hợp giữa lai phân tích với lai tương đương
C. Kết hợp việc cho trao đổi chéo với gây đột biến
D. Kết hợp giữa lai tương đương với lai thuận nghịch.
Câu18:Cho các cặp alen: A, a, B và b. Khi nói các gen này liên kết với nhau thì có nghĩa là:
A. A với a cùng ở 1 NST, còn B với b ở cùng 1 NST tương đồng khác.
B. A với B ở cùng 1 NST, còn a với b cùng ở 1 NST tương đồng khác.
C. A với B( hoặc b) cùng ở 1 NST, còn a với b(hoặc B) cùng ở 1 NST tương đồng khác.
D. Cả 4 alen A, a, B, b cùng ở trên 1 NST.
Câu 19:Về mặt tế bào học, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng liên kết gen là:
A. Các gen đang xét cùng ở 1 NST.
B. Các gen đang xét không phân li độc lập và không tổ hợp tự do
C. Các gen đó cùng ở trên cặp NST đồng dạng
D. Các tính trạng đang xét luôn biểu hiện cùng nhau
Câu20: Kiểu gen có liên kết đã bị viết sai là:
A. hoặc AB/ab. B. hoặc Ab/aB C. AB/AB hoặc D. aa/Bb hoặc 
Câu21:Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoán vị gen là:
A. Các gen đang xét cùng ở 1 NST vẫn liên kết nhau, nhưng đã đổi chỗ.
B. Các gen đang xét không phân li độc lập và không tổ hợp tự do nữa.
C. Các gen này đổi chỗ cho nhau từ NST này sang NST kia trong cặp NST tương đồng chứa chúng do trao đổi chéo
D. Các gen này đổi chỗ cho nhau: Từ cặp NST tương đồng này sang cặp NST tương đồng kia do trao đổi các đoạn NST chứa chúng.
Câu22:Gọi I=Giữa 2 NST kép của cặp tương đồng; II= Giữa 2 NST bất kì; III= vào kì đầu nguyên phân; IV= Vào kì đầu giảm phân; V= Vào kì đầu giảm phân I. Sự trao đổi chéo chỉ xảy ra:
A.I+ IV B.II+ III C. II+V D.I+V
Câu23: Khi nói về hoán vị gen thì câu sai là:
A.Tần số hoán vị gen không quá 50%
B. Tần số hoán vị tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
C. Tần số hoán vị gen = tổng tần số giao tử có hoán vị
D. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu24:Hoán vị gen không có ý nghĩa:
A. Tăng biến dị tổ hợp, tạo thên nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
B. Tái tổ hợp các gen quí không cùng ở 1 NST.
C. Là cơ sở để lập bản đồ gen
D. Làm sinh vật có xu hướng bảo toàn các kiể hình của cha ông
Câu25: Trong tự nhiên ở những đối tượng nào dưới đây hiện tượng hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở 1 trong 2 giới?
A. Ruồi giấm	B. Đậu Hà Lan	C. Bướm tằm	D. A+C
Câu26: Quan hệ đầy đủ hơn cả giữa hoán vị gen và liên kết gen thể hiện ở điểm:
A. Hoán vị gen và liên kết gen là hai mặt trái ngược của cùng 1 hiện tượng di truyền liên kết
B. Các gen cùng ở 1 NST có thể hoán vị, nhưng xu hướng liên kết là chính
C.Chỉ các gen liên kết mới có thể hoán vị, đồng thời sau khi hoán vị sẽ tái xuất hiện liên két gen
D. A+B+C
Câu27: ở 1 loài cây: gen A và B cùng ở 1 NST, còn gen a,b ở trên NST tương đồng. Các cặp gen này liên kết không hoàn toàn với tần số hoán vị là 20% ở cả 2 loại giao tử. Phép lai cho tỉ lệ 3:1 là:
A. x B. x C. x D. x 
Câu 28: Gen C và T cùng ở 1 NST, còn c và t ở 1 NST tương đồng. Nếu liên kết hoàn toàn thì số kiểu gen có thể có trong quần thể là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu29: Gen C và T cùng ở 1 NST, còn c và t ở 1 NST tương đồng. Nếu liên kết hoàn toàn thì số thể đồng hợp có thể có trong quần thể lai là:
A.2 B.3 C.4 D.6
Câu30: Gen C và T cùng ở 1 NST, còn c và t ở 1 NST tương đồng. Nếu liên kết không hoàn toàn và xảy ra hoán vị ở cả quá trình hình thành giao tử đực và cái, thì số kiểu gen có thể có trong quần thể lai là:
A.4 B.6 C.10 D.9
Câu 31: Gen C và T cùng ở 1 NST, còn c và t ở 1 NST tương đồng. Nếu liên kết hoàn toàn thì số kiểu gen dị hợp về cả 2 gen này là:
 A.1 B.2 C.4 D.6
Câu32: Khoảng cách giữa 2 gen trên 1 NST thường được đo bằng:
A. Đơn vị cm B. Đơn vị lôcut C. Đơn vị cM D. Đơn vị A0
Câu33:Khoảng cách giữa 2 gen nhất định trên 1 NST của 1 loài sinh vật nhất định( chẳng hạn B với V và b với v ở ruồi giấm trong thí nghiệm của Moocgan) là:
A. ổn định B. Không ổn định
C. Có thể thay đổi nhưng theo qui luật D. Tuỳ ý con người
Câu 34: Cho 2 dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1 . Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị dưới 50%. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu hình như thế nào?
A. 0,4 cây cao, hạt dài: 0,1 cây cao, hạt bầu: 0,1 cây thấp, hạt dài: 0,4 cây thấp, hạt bầu
B. 0,25 cây cao, hạt dài: 0,25 cây cao, hạt bầu: 0,25 cây thấp, hạt dài: 0,25 cây thấp, hạt bầu 
C. 0,3 cây cao, hạt dài: 0,2 cây cao, hạt bầu: 0,3 cây thấp, hạt dài: 0,2cây thấp, hạt bầu
D. 0,35 cây cao, hạt dài: 0,15 cây cao, hạt bầu: 0,35 cây thấp, hạt dài: 0,2 cây thấp, hạt bầu
Câu35:Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 2,83x108 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômet, thì nó cuộn chặt lại và làm
 ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
A. 3000 lần B.5000 lần C. 4000 lần D. 6000 lần
Câu 36: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
B. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
C. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen
Câu37: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới?
A. Tạo ưu thế lai. 
B. Phương pháp lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm
C. Lai giữa loài cây trồng và loài hoang dại
D. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn.
Câu38: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimêraza đã di chuyển theo chiều:
A. Chiều ngẫu nhiên 	B. Từ giữa gen tiến ra 2 phía
C. Từ 3' đến 5'	D. Từ 5' đến 3'
Câu 39: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?
A.2n	B. 3n	C. 4n	D.5n
Câu 40:Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với động vật là:
A.Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc.	C.Giao phối
B. Lai tế bào	D. Lai phân tử
Câu41: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường có N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
A. Có 4 phân tử ADN	C. Có 16 phân tử ADN
B. Có 2 phân tử ADN	D. Có 8 phân tử ADN
Câu 42:Giống lúa thứ nhất với kiểu gen aabbdd cho 6 gam hạt trên mỗi bông. Giống lũa thứ 2 với kiểu gen AABBDD cho 12 gam hạt trên mỗi bông. Cho 2 giống lúa có kiểu gen AABBdd và aabbDD thụ phấn với nhau được F1. Khối lượng hạt trên mỗi bông của F1 là bao nhiêu?
A. 7 gam	B.8 gam	C.9 gam	D.10 gam
Câu 43: Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống phân li độc lập trong trường hợp nào?
A. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 50 cM và tái tổ hợp gen 1 bên
B. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 25 cM
C. 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 50cM và tái tổ hợp gen cả 2 bên
D. 2 gen chối 2 tính trạng nằm cách nhau 40 cM
 Cho 1 cá thể F1 dị hợp 3 cặp gen; k

File đính kèm:

  • docthi thu dai hoc ( chuong QLDT).doc