Đề kiểm tra về thơ và truyện hiện đại học kì I môn Ngữ văn 9 (Tiết 74) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)
Phần II:Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1(3,0 điểm). “.Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
(Theo SGK Ngữ văn 9- Tập 1- tr 185- NXBGD- 2006)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b.Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Qua những lời tâm sự trên em hãy cho biết lí do nào khiến nhân vật trong đoạn trích cảm thấy hạnh phúc?
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 (tiết 74) (Ma trận gồm 2 chủ đề, 01 trang) Mức độ / Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Cấp thấp Cấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. - Tác giả, tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học - Nhớ tên tác phẩm, năm sáng tác của các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1 10% 1 1 10% 2. Thơ hiện đại Khoanh tròn đúng hoàn cảnh xuất thân của người lính trong bài Đồng chí Xác định đúng hoàn cảnh sáng tác bài “Bếp lửa” Xác định tên tác phẩm, tác giả, xác định lời nói và tâm trạng của nhân vật trong một đoạn truyện đã học Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1 0,25 5% 1 3 30% 3 3,5 35% 3. Truyện hiện đại Điền đúng tên tác phẩm, tác giả để hoàn thiện ghi nhớ 1 văn bản đã học Viết một văn bản ngắn trình bày cảm nhận về một khổ thơ trong bài “Đồng chí” Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 5 50% 2 5,5 55% TS câu TS điểm Tỉ lệ % 3 1,75 17,5% 2 3,25 32,5% 1 5 50% 6 10 100% UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC ĐỀ KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI-HKI NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 (tiết 74) Thời gian làm bài: 45phút (Đề này gồm 06 câu 01 trang) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Hoàn cảnh xuất thân của những người lính trong bài thơ “Đồng chí” là: A.Công nhân B. Trí thức C. Nông dân D. Nghệ sĩ Câu 2: Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nhà thơ xa bà đi bộ đội. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 3: Điền tên tác phẩm, tác giả vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung đã cho: Truyện ngắn....................................... của................................... đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. Câu 4: Nối tên tác phẩm ở cột A và năm sáng tác ở cột B cho phù hợp: Cột A Cột B Đáp án 1. Ánh trăng a. 1948 1 - 2. Đoàn thuyền đánh cá b. 1963 2 - 3. Làng c. 1978 3 - 4. Bếp lửa d. 1971 4 - e. 1958 Phần II:Tự luận (8,0 điểm). Câu 1(3,0 điểm). “...Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” (Theo SGK Ngữ văn 9- Tập 1- tr 185- NXBGD- 2006) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? b.Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Qua những lời tâm sự trên em hãy cho biết lí do nào khiến nhân vật trong đoạn trích cảm thấy hạnh phúc? Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận về đoạn thơ sau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không để mặc gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” ( Trích “Đồng chí” của Chính Hữu- Ngữ văn 9 tập 1). ----------------------Hết------------------------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI - HỌC KÌ I (tiết 74) NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm 06 câu 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý : Điểm bài kiểm tra có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). a, Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau: Câu 1 2 3 4 Đáp án C A Lần lượt điền các từ Làng, Kim Lân 1 - c 2 - e 3 - a 4 - b Điểm 0,25 0,25 0.5 (Điền đúng mỗi vị trí được 0.25 điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 b, Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh. c, Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài. Phần II: Tự luận (8,0 điểm). Câu 1 (3,0 điểm). a, Mức tối đa: - Về phương diện nội dung (2,75 điểm): Phần Nội dung Điểm a (0,5 điểm) - Tác phẩm: "Lặng lẽ Sa Pa” , Tác giả: Nguyễn Thành Long. 0,5 đ b (2,25 điểm) - Đoạn văn là lời của anh thanh nhiên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, tâm sự với bác họa sĩ 0,5 đ Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc vì: - Anh lập được thành tích, góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. 0,25 đ - Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước. - Anh tự hào vì có ông bố “tuyệt lắm”, hai bố con cùng thi đua lập chiến công góp phần của mình cho đất nước 0,5 đ - Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 0,5 đ - Về phương diện hình thức (0,25 điểm). Chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bàyPhần b học sinh viết dưới dạng một đoạn văn. b, Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo được yêu cầu về hình thức trên. c, Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2: (5,0 điểm) 1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phần Nội dung Điểm Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu bài thơ“ Đồng chí“- Chính Hữu - Giới thiệu và nhận xét khái quát về đoạn thơ: biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, trích dẫn đoạn thơ. 0,5 đ Thân bài (3,o điểm) * Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... - Họ ra với tư thế ra đi dứt khoát để lại cả cơ nghiệp của mình đó là sự hi sinh to lớn, mang dáng dấp trượng phu nhưng những người lính nông dân vẫn nặng lòng với quê hương - Hình ảnh “giếng nước gốc đa” với nghệ thuật nhân hóa và lối nói hoán dụ là cách nói tế nhị và giàu sức gợi, nhà thơ tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà. 1,5 đ * Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính : "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Rét run người vừng trán ướt mồ hôi. Aó anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay." Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau góp phần diễn tả sự sẻ chia của những người lính, thiếu thuốc men, lại thêm trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá. - Từ “biết” : sự đồng cảm họ luôn cảm nhận được nỗi đau bệnh tật của nhau và nhận ra hình ảnh mình trong bạn. - Hình ảnh tương phản "Miệng cười buốt giá" : là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong gian khổ, khó khăn, nụ cười của những con người xem thường cực nhọc, nguy hiểm - Trong cái giá rét ấy họ nắm lấy bàn tay để sưởi ấm đôi bàn chân, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét biểu hiện cho sự yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào tương lai độc lập, tự do để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Họ gắn bó với nhau để có thêm sức mạnh, niềm tin , hướng tới lí tưởng cao đẹp. 1,5 đ Kết bài (0,5 điểm) - Đánh giá lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của mười câu thơ giữa trong toàn bài thơ” Đồng chí”. - Liên hệ bản thân. 0,5đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý. c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. 2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm) a. Mức tối đa: + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học ngắn. + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh. b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên. c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. ----------------Hết---------------- CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG .
File đính kèm:
- de_kiem_tra_ve_tho_va_truyen_hien_dai_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9.doc