Đề kiểm tra văn bản học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: (1,0 điểm): Nối tên văn bản với tác giả tương ứng.

Tên băn bản Tác giả Phương án lựa chọn

 1. Trong lòng mẹ a. Ngô Tất Tố 1-

 2. Tức nước vỡ bờ b. Nguyên Hồng 2-

 3. Tôi đi học c. Nam Cao 3-

 4. Lão Hạc d. Nguyễn Công Hoan 4-

 e. Thanh Tịnh

Câu 2: (0,25 điểm): Văn bản:“Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được kể theo ngôi thứ ba. Điều đó đúng hay sai ?

 A. Đúng B. Sai

 Câu 3 (0,5 điểm): Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn thiện giá trị nội dung văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen–ri.

 Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen–ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước . cao cả giữa . nghèo khổ.

Câu 4: (0,25 điểm): Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Xéc-van-téc trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là gì ?

A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.

B. Sử dụng các chi tiết cụ thể để khắc hoạ nhân vật.

C. Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động.

D. Phép tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn bản học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Ma trận gồm 2 chủ đề, 01 trang)
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
1.Truyện và ký Việt Nam giai đoạn 1930-1945
- Nối tên văn bản với tên tác giả tương ứng.
- Xác định đúng ngôi kể trong văn bản:“Tức nước vỡ bờ” 
Viết một văn bản ngắn trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Số câu Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,25
12,5%
1
5,0
50%
3
6,25
62,5%
2
Truyện nước ngoài
 - Lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện giá trị ND văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen–ri. 
- Khoanh tròn đúng đặc sắc nghệ thuật văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-téc.
Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả, nội dung và ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An – đéc – xen
Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
2
0.75
7,5%
1
3,0
30%
3
3,75
37,5%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
4
2,0
20%
1
3,0
30%
1
5,0
50%
6
10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN - HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 02 phần 06 câu, 01 trang)
Người ra đề: Ngô Thị Mây. Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Trường THCS: Đồng Lạc. Điện thoại: 0976701208. Email: ngomay71@gmail.com
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: (1,0 điểm): Nối tên văn bản với tác giả tương ứng. 
Tên băn bản
Tác giả
Phương án lựa chọn
 1. Trong lòng mẹ
a. Ngô Tất Tố 
1- 
 2. Tức nước vỡ bờ
b. Nguyên Hồng
2-
 3. Tôi đi học
c. Nam Cao
3- 
 4. Lão Hạc
d. Nguyễn Công Hoan
4- 
e. Thanh Tịnh 
Câu 2: (0,25 điểm): Văn bản:“Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được kể theo ngôi thứ ba. Điều đó đúng hay sai ? 
 A. Đúng	B. Sai
 Câu 3 (0,5 điểm): Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn thiện giá trị nội dung văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen–ri. 
 Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen–ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước .....cao cả giữa.nghèo khổ.
Câu 4: (0,25 điểm): Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Xéc-van-téc trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là gì ?
A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
B. Sử dụng các chi tiết cụ thể để khắc hoạ nhân vật.
C. Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
D. Phép tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
Phần II: Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
“ Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.” 
 (Theo SGK Ngữ văn 8, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Cho biết nội dung chính và ý nghĩa của chi tiết được nhà văn miêu tả trong đoạn văn?
Câu 2 (5,0 điểm):
Tạo lập một văn bản ngắn trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
----------------------- Hết -----------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HKI
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Hướng dẫn gồm 2 phần, 06 câu, 02 trang)
                   A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài kiểm tra có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
           Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
a. Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các đáp án sau:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
1- d
2 - c
3- b
4- a
A
tình yêu thương, những con người
D
Biểu điểm
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,5
0,25
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
(0,5đ)
- Văn bản: “Cô bé bán diêm”, tác giả An - đéc - xen.
0,5
b
(2,25đ)
- Nội dung: Đoạn văn đã miêu tả cái chết thương tâm của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
0,5
- Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm: 
+ Thể hiện lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ.
+ Cái chết là sự giải thoát cho em bé khỏi cảnh đói rét, cô độc.
+ Tố cáo sự ác độc của người cha, lên án sự thờ ơ, lạnh lùng của người đời trước một em bé khốn khổ.
0,75
0,5
0,5
 * Về hình thức: (0,25 điểm)
HS viết dưới dạng một đoạn văn, chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (5,0 điểm) 
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
(0,5đ)
- Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao, tác phẩm“Lão Hạc”, và cảm xúc chung của bản thân về nhân vật lão Hạc.
0,5 đ
Thân bài
(3,0đ)
- Trình bày cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 
+ Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ: vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền lấy vợ cho con nên con trai duy nhất phải bỏ đi làm đồn điền cao su.
0,5 đ
+ Là người cha yêu thương con sâu sắc: lão cố tích cóp dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu Vàng để không phải tiêu phạm vào số tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọn vẹn cho con trai, chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn ấy.
0,5đ
+ Là người nhân hậu, sống tình nghĩa, thủy chung: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”. Lão vô cùng đau đớn, xót xa khi phải bán cậu Vàng.
0,5 đ
- Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng: không muốn phiền hà người khác kể cả lúc sống cũng như khi chết. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình
0,5đ
* Cảm nghĩ chung: Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng và đức hi sinh. Cảm thông, chia sẻ trước hoàn cảnh khốn khó, tội nghiệp của họ.
1,0 đ
Kết bài
(0,5đ)
 - Khẳng định tình cảm của mình với nhân vật
 - Liên hệ bản thân: Bài học rút ra từ nhân vật.
0,5đ
b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
a. Mức tối đa: 
	- Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
	- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phù hợp, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------Hết----------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_ban_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016.doc
Giáo án liên quan