Đề kiểm tra truyện trung đại môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1 : Tác phẩm văn học nào thời trung đại được coi là “áng thiên cổ kỳ bút” ?

A. Truyện Kiều C. Hoàng Lê nhất thống chí

B. Chuyện người con gái Nam Xương D. Truyện Lục Vân Tiên

Câu 2: Nghệ thuật đặc sác nhất trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Điều đó đúng hay sai ?

A. Đúng B. Sai

Câu 3: Thái độ của tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ?

A. Khâm phục ngợi ca, coi Quang Trung là người anh hùng.

B. Căm giận và phê phán, coi Quang Trung là kẻ phản nghịch.

C. Coi thường vua Quang Trung.

D. Không bày tỏ thái độ gì.

Câu 4: Điền tên tác phẩm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau:

 . là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.

Câu 5: Nối tên văn bản ở cột A sao cho phù hợp với nội dung tương ứng ở cột B

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra truyện trung đại môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Năm học: 2018-2019
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 45phút
( Ma trận gồm 02 chủ đề 01 trang)
Mức độ / Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Truyện văn xuôi
Khoanh tròn đáp án tác phẩm được coi là “thiên cổ kỳ bút”;Nối tên văn bản với nội dung tương ứng
Hiểu được thái độ của nvăn đối với nhân vật trong VB
Nêu tên tác phẩm, tác giả, lời thoại và ý nghĩa lời thoại của nhân vật trong một đoạn văn 
Số câu 
Số điểm
 Tỉ lệ %
1,5
0,75
7,5%
1
0,25
2.5%
1
3,0
30%
2,5
4,0
40 %
2. Truyện thơ
Điền tên tác phẩm; Nối tên văn bản với nội dung tương ứng
Nhận biết nghệ thuật đặc sắc trong một đoạn trích học
Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật TK trong “Chị em Thúy Kiều”
Số câu 
Số điểm
 Tỉ lệ %:
1,5
0.75
7,5%
1
0,25
2,5%
1
5,0
50%
3,5
 6,0
60%)
Số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3
1,5
15%
2
0,5
5%
1
3
30%
1
5
50%
7
10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 2 phần, 07 câu 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1 : Tác phẩm văn học nào thời trung đại được coi là “áng thiên cổ kỳ bút” ? 
A. Truyện Kiều 
C. Hoàng Lê nhất thống chí 
B. Chuyện người con gái Nam Xương
D. Truyện Lục Vân Tiên
Câu 2: Nghệ thuật đặc sác nhất trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Điều đó đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Thái độ của tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ?
A. Khâm phục ngợi ca, coi Quang Trung là người anh hùng.
B. Căm giận và phê phán, coi Quang Trung là kẻ phản nghịch. 
C. Coi thường vua Quang Trung. 
D. Không bày tỏ thái độ gì.
Câu 4: Điền tên tác phẩm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau:
. là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. 
Câu 5: Nối tên văn bản ở cột A sao cho phù hợp với nội dung tương ứng ở cột B 
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Cảnh ngày xuân
a. Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ có số phận oan nghiệt.
1 -
2. Chuyện người con gái Nam Xương.
b.Ca ngợi người anh hùng dân tộc Quang Trung trong chiến công đại phá quân Thanh.
2 -
3. Hoàng Lê nhất thống chí.
c.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong sáng, gợi lên tâm trạng nhân vật.
3 -
4. Kiều ở lầu Ngưng Bích
d. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bộc lộ tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều.
4 -
e. Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật.
II. Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0, điểm): Cho đoạn văn sau: 
“.Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? 
b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Ý nghĩ, tình cảm của nhân vật được bộc lộ trong lời thoại đó ? 
Câu 2 (5,0 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thuý Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Trích “Truyện Kiều")- Nguyễn Du. 
---------------------------Hết---------------------------
 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNGTHCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn gồm 07 câu 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm).
a, Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
Truyền kỳ mạn lục
C
A
1- c
2- d
3 - e
4- b
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b, Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh.
c, Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1: (3,0 điểm) 
a, Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (2,75 điểm): 
Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản sau
Phần
Nội dung
Điểm
a
(0,5 điểm)
Đoạn văn trích trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
0,5 đ
b
(2,25 điểm)
- Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Phan Lang khi ở dưới thuỷ cung.
1,0 đ
- Ý nghĩ, tình cảm của nhân vật: Vũ Nương bị oan khi sống dưới thủy cung nơi làng mây cung nước nhưng nàng vẫn quan tâm tới phần mộ tổ tiên quê nhà, luôn nhớ về chồng và con, mong ước có ngày trở về để phục hồi danh dự → Người vợ giàu lòng vị tha bao dung, người mẹ rất mực yêu thương con. 
1,25 đ
b, Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung trên.
c, Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
- Về phương diện hình thức (0,25 điểm).
a, Mức tối đa: Chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bàyPhần b học sinh viết dưới dạng một đoạn văn.
b, Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hình thức trên.
c, Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 (5,0 điểm).
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
(0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”.
- Giới thiệu nhân vật, nêu nhận xét đánh giá về Thúy Kiều: Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp, tài năng của Kiều.
0,5 đ
Thân bài
(3,0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 
- Tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người: Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, thủ pháp đòn bẩy, Thuý Vân trở thành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều nổi lên, trội hẳn 
- Phó từ “càng”: Kiều không chỉ sắc sảo mặn về trí tuệ mà “ mặn mà” trong tình cảm
- Nếu gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc đẹp thì gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều nhà thơ nhấn mạnh cả vẻ đẹp về Sắc- Tài - Tâm hồn. 
* Nhan sắc 
 - Đôi mắt như một bức tranh,long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng, lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Thuý Kiều khiến thiên nhiên, tạo hoá ghen ghét, đố kị.
* Tài năng 
- Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa.
- Hội đủ tài: cầm, kì, thi,họa theo quan niệm phong kiến.
- Tài năng nổi trội: tài đàn
* Tâm hồn 
- Bản nhạc” Bạc mệnh” là tiếng lòng của Kiều với cuộc đời
→ Vẻ đẹp của Kiều kết hợp giữa sắc- tài- tình
→ Dự cảm cuộc đời éo le, đau khổ, sóng gió 
- Thái độ của tác giả: Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ; dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh. Đó cũng là cảm hứng nhân văn sâu sắc của văn bản.
( 0,25đ)
(0.25đ)
(0,5đ) 
(1đ)
(0,5đ) 
(0,25đ) 
(0,25đ
Kết bài
(0,5 điểm)
- Khái quát thành công về nghệ thuật và nội dung của nhà thơ Nguyễn Du trong việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Liên hệ bản thân
0,5 đ
b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
	*Về hình thức và các tiêu chí khác ( 1,0 điểm)
+ HS viết được bài văn đủ bố cục ba phần ( MB, TB, KB), trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( 0.5 điểm).
+ Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn và các đoạn văn trong văn bản, sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, sáng tạo; lập luận logic (0.5 điểm ).
b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 4.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_truyen_trung_dai_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018.doc
Giáo án liên quan