Đề kiểm tra Tiếng việt học kỳ II môn Ngữ văn 8
Đề bài 1 : * Lớp 8A
Câu 1(4đ)
a, Hành động nói là gì? Nêu các kiểu hành động nói, các cách dùng hành động nói?
b, Xác định và phân biệt kiểu câu, mục đích hành động nói, cách thực hiện trong câu sau:
c, Nêu nhận xét của em về nhân vật cái Tí qua những hành động được thể hiện trong đoạn văn?
MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II Thời gian: 45p Năm học: 2013-2014 ĐỀ BÀI * Đề bài 1 : * Lớp 8A Câu 1(4đ) a, Hành động nói là gì? Nêu các kiểu hành động nói, các cách dùng hành động nói? b, Xác định và phân biệt kiểu câu, mục đích hành động nói, cách thực hiện trong câu sau: c, Nêu nhận xét của em về nhân vật cái Tí qua những hành động được thể hiện trong đoạn văn? Câu Kiểu câu Mđ hành động nói Cách thực hiện b1. Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ. b2. Này u ăn đi! b3. U có ăn thì con mới ăn. b4. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. b5.Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. b6. Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hỏi mẹ một cách thiết tha: b7. Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Câu 2. (2 đ) Xác định hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu sau: a, Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập. b, Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Câu 3 (2 điểm) : Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau. Sửa các lỗi đó. a, Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b, Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em. c, Em hứa sẽ học tốt các môn Toán, Lí , Hóa và các môn khoa học xã hội khác. d, Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn. Câu 4(2điểm) Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5-7 câu-chủ đề tự chọn) trong đó có vận dụng các kiểu câu đã học(đánh dấu số câu và chỉ rõ các kiểu câu đó). Đáp án - Biểu điểm Đề 1, lớp 8A Câu 1(4đ) a, Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói. Các kiểu hành động nói thường gặp: hành động trình bày, hỏi, nhận xét, cầu khiến, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc... Có hai cách dùng hành động nói: trực tiếp, gián tiếp. b, Xác định và phân biệt kiểu câu, mục đích hành động nói, cách thực hiện trong câu sau: Câu Kiểu câu Mđ hành động nói Cách thực hiện b1. Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ. Trần thuật kể Trực tiếp b2. Này u ăn đi! Cầu khiến đề nghị Trực tiếp b3. U có ăn thì con mới ăn. Trần thuật kể Trực tiếp b4. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. Khẳng định Nhận định TT b5.Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. Trần thuật kể TT b6. Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hỏi mẹ một cách thiết tha: Trần thuật kể TT b7. Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Nghi vấn hỏi TT c, Nhân vật cái Tí: ngoan ngoãn, đảm đang tháo vát, yêu thương mẹ. Câu 2. (2 đ) Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu sau: a, Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập -> sắp xếp theo thứ tự thời gian thể hiện sự xuất hiện trước sau của các triều đại phong kiến xưa. b, Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng-> Đảo trật tự cú pháp nhấn mạnh đặc điểm của mầm măng tre. Câu 3 ( 2 điểm ) : Các câu đã cho đều mắc lỗi lô-gic , sửa lại a, Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác. b, Vì không tin bạn nên em cố tình không nói những bí mật của em. c, Em hứa sẽ học tốt các môn Toán, Lí , Hóa và các môn khoa học xã hội. d, Vì nhà rất xa trường nên hôm nào nó cũng đi học muộn. Câu 4(2điểm) Hs viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu chỉ ra được các kiểu câu đã sử dụng. * Đề bài 2: * Lớp 8B Câu 1: (4đ ) a, Thế nào là câu phủ định? Có những loại câu phủ định nào? b, Phân loại câu phủ định trong đoạn văn sau: Câu Phân loại câu b1, Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ qúa rồi. b2, Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng cho ông đốc. b3, Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. b4, Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra. b5, Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả. c, Chuyển câu sau thành câu phủ định mà ý nghĩa vẫn giữ nguyên: “Nhiều bạn học sinh vẫn còn vi phạm luật lệ giao thông”. Câu 2 (2 điểm): Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong các từ in đậm sau: a, Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc. b, Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được. Câu 3 (2 điểm) : Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau. Sửa các lỗi đó. a, Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b, Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em. c, Em hứa sẽ học tốt các môn Toán, Lí , Hóa và các môn khoa học xã hội khác. d, Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn. Câu 4(2điểm) Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5-7 câu -chủ đề tự chọn) trong đó có vận dụng các kiểu câu đã học(đánh dấu số câu và chỉ rõ các kiểu câu đó). ĐÁP ÁN Đề 2, Lớp 8B Câu 1: (4đ ) a, Câu phủ định là câu có chứa các từ ngữ phủ định như; không, chưa, chẳng, đâu có, chẳng phải... Câu phủ định dùng để các nhận không có sự vật sự việc, tính chất, quân hệ nào đó (phủ định miêu tả) Câu phủ định dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định(phủ định bác bỏ) b, Phân loại câu phủ định trong đoạn văn sau: Câu Phân loại câu PĐ miêu tả PĐ bác bỏ b1, Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ qúa rồi. x b2, Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng cho ông đốc. x b3, Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. x b4, Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra. x b5, Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả. x c, Chuyển câu thành câu phủ định mà ý vẫn giữ nguyên: “Nhiều bạn học sinh vẫn còn vi phạm luật lệ giao thông”. - Không còn hiện tượng nhiều bạn hs vi phạm luật lệ giao thông. - Nhiều bạn hs không còn vi phạm luật lệ giao thông. Câu 2 (2 điểm): Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong các từ in đậm sau: a, Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc.-> Sắp xếp theo thứ tự sự vật từ nhỏ đến lớn, cái gần gũi nhất nói trước. b, Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được -> Sắp xếp theo thứ tự diễn ra của hoạt động và tăng dần mức độ. Câu 3 (2 điểm) đáp án giống lớp 8A Câu 4(2điểm) Hs viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu chỉ ra được các kiểu câu đã sử dụng.
File đính kèm:
- kiem tra tieng viet hk 2.doc