Đề kiểm tra tiếng việt học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Câu 2: - Có ý kiến cho rằng câu văn: . “ Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.” thuộc kiểu so sánh không ngang bằng. Theo em điều đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

Câu trần thuật đơn là câu chỉ có., dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc việc, một sự vật hay để nêu một ý kiến.

Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

 “Trâu ơi ta bảo trâu này

 Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. (Ca dao)

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

D. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tiếng việt học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 6 câu, 1 trang)
A. MA TRẬN
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Các biện pháp tu từ
Nhận diện cấu tạo của phép so sánh
- Nhận diện được hình ảnh thơ có phép tu từ ẩn dụ
- Nắm được các khái niệm phép tu từ
- Hs viết được đoạn văn có phép so sánh, nhân hóa
Đoạn văn viết có sáng tạo
Câu 
Số điểm
 Tỉ lệ %
 2,3
 0,5
5 %
 4
1.0
10%
2
3.0
30%
2
2
20%
4
6.5
65%
Chủ đề 2
Câu trần thuật đơn, Các thành phần chính của câu
-Nhận biết được từ còn thiếu trong khái niệm 
Nắm được thành phần chủ ngữ
Đặt được câu
Câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
1,0
10%
1
2.0
20%
2
3,5
35%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
 3
 2 
20 %
2
 3
 30%
1
 5
 50%
6
10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 06 câu,01trang)
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
 Câu 1: Nối tên khái niệm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Nối
Cột B
1. Ẩn dụ 
1-
a.Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. So sánh
2-
b. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậ,t... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người.
3.Nhân hóa
3-
c. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ
4-
d. Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ...) mà từ biểu thị.
e. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Câu 2: - Có ý kiến cho rằng câu văn: ... “ Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng...” thuộc kiểu so sánh không ngang bằng. Theo em điều đó đúng hay sai? A. Đúng. 	B. Sai.
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:
Câu trần thuật đơn là câu chỉ có............................................, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc việc, một sự vật hay để nêu một ý kiến.
Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
 “Trâu ơi ta bảo trâu này 
 Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. (Ca dao) 
Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm):
a.Thế nào là thành phần chủ ngữ?
b. Đặt một câu trần thuật đơn có chủ ngữ trả lời câu hỏi “Ai”?
Câu 2: (5 điểm): Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em trong đó có sử dụng phép nhân hoá và phép so sánh (Gạch chân các phép tu từ nhân hóa và so sánh mà em đã sử dụng).
 ---------------------- Hết ---------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
(Hướng dẫn gồm 6 câu, 2 trang)
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm).
a. Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các đáp án sau:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
1- c
2 - a
3- b
4- e
A
“một cụm chủ vị”
C
Biểu điểm
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,5
0,25
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa:
 	 * Về nội dung: (2,75 điểm)
* Về phương diện nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
(1,25 đ)
a. Trình bày đúng khái niệm: 
+ Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động , đặc điểm, trạng thái ,...được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
1,25
b
(1,5 đ)
b. Đặt được câu trần thuật đơn , có chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? 
1,5
 * Về phương diện hình thức: (0,25 điểm).
HS trả lời rõ ràng, hành văn lưu loát, mạch lạc, chữ viết và trình bày sạch đẹp; không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày.
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (5,0 điểm). 
a. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung (4,0 điểm). 
Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở đoạn
(0,5 đ)
- Giới thiệu chung cảnh mặt trời mọc trên quê hương em
0,5 đ
Thân đoạn
(1,0 đ)
 Tả cảnh mặt trời mọc với các ý cụ thể:
 + Thời gian mọc
 + Màu sắc.
 + Chuyển động
 + Hình dáng
- Sử dụng phép nhân hoá và phép so sánh thích hợp.
4,0 đ
Kết đoạn
(0,5 đ)
- Khẳng định tình cảm của bản thân với cảnh mặt trời mọc.
0,5đ
* Lưu ý: Trong nội dung (4,0 điểm). 
- Viết được đoạn văn đúng nội dung, đảm bảo yêu cầu: (2,0 điểm).
- Có sử dụng phép nhân hóa và so sánh thích hợp, gạch chân các phép tu từ nhân hóa và so sánh mà em đã sử dụng. (2,0 điểm). 
 * Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm).
	- Viết đúng một đoạn văn theo yêu cầu.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
	- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
(Lưu ý: GV cần linh động khi cho điểm)
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tieng_viet_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2.doc