Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thủy
* BƯỚC 1: Xác định chủ đề:
Truyện kí Việt Nam và Truyện nước ngoài - Ngữ văn 8
* BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản tác phẩm, thể loại văn học hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng một số nhân vật.
- Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản được học.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi trắc nghiệm, bài viết ngắn.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh niềm tự hào, trân trọng giá trị các tác phẩm.
- Thái độ nghiêm túc, tự giác, cẩn thận khi làm bài.
2.Năng lực hình thành sau khi học chủ đề:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học.
GV : Nguyễn Thị Thủy- Môn Ngữ văn 8 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA MÔN: Ngữ văn LỚP 8- Tiết 42 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề này gồm.6 .câu, 2.trang) * BƯỚC 1: Xác định chủ đề: Truyện kí Việt Nam và Truyện nước ngoài - Ngữ văn 8 * BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề: 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Nắm được kiến thức cơ bản tác phẩm, thể loại văn học hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng một số nhân vật. - Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản được học. b. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi trắc nghiệm, bài viết ngắn. c. Thái độ: - Giáo dục học sinh niềm tự hào, trân trọng giá trị các tác phẩm. - Thái độ nghiêm túc, tự giác, cẩn thận khi làm bài. 2.Năng lực hình thành sau khi học chủ đề: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học. Bước 3: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số 1. Văn bản truyện kí Việt Nam - Nhớ tên văn bản, tác giả. - Nhận biết được nội dung, chủ đề của tác phẩm. Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân về nv chị Dậu để viết bài văn ngắn.. Viết bài văn ngắn có sự sáng tạo, đánh giá, nhận xét, bày tỏ ý kiến cá nhân. Số câu Số điểm 3,5 1,5 1 5 4,5 6,5 2. Văn bản truyện kí nước ngoài Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp với tên tác phẩm và chủ đề của tác phẩm. Giải thích vì sao bức vẽ cuối cùng của cụ Bơ-men trong truyến ngắn “Chiếc lá cuối cùng” lại được xem là một kiệt tác Số câu Số điểm ½ 0,5 1 3 1,5 3,5 Tổng số Số câu Số điểm 4 2,0 1 3,0 1 5,0 6 10 Bước 4: ĐỀ KIỂM TRA và HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Phần trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1 : Nhân vật trung tâm trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là ai? Bà cô C. Bé Hồng B. Mẹ của bé Hồng D. Bé Hồng và cô Câu 2: Tác phẩm Tôi đi học được viết theo thể loại truyện ngắn. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Đoạn trích Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và .............................những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương .của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Câu 4: Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp với tên tác phẩm và chủ đề của tác phẩm. Cột A Cột B Nối 1. Hai cây phong a. Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 1 - 2. Cô bé bán diêm b. Biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku-ku-rêu. 2 - 3. Tức nước vỡ bờ c. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. 3 - 4. Trong lòng mẹ d. Hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hièn lành, chất phác. 4 - e. Nao nức những kỉ niệm mơn man . Phần II: Phần tự luận (8 điểm) Câu 1: Vì sao bức vẽ cuối cùng của cụ Bơ-men trong truyến ngắn “Chiếc lá cuối cùng” lại được xem là một kiệt tác ? (2 điểm) Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.(6 điểm) UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS CHÍ MINH HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM MÔN:Ngữ văn LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Phần I : Trắc nghiệm : (2 điểm) Câu 1 (0,25 điểm): Mức tối đa: Đáp án C Mức không đạt: Trả lời sai, hoặc không có câu trả lời. Câu 2 (0,25 điểm): Mức tối đa: Đáp án A Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời. Câu 3 (0,5 điểm): Mức tối đa: Điền đúng đáp án, được 0,5 điểm. Điền đúng thứ tự: cảm động, cháy bỏng - Mức chưa tối đa: Chỉ điền đúng 1 đáp án, được 0,25 điểm. - Mức không đạt: Điền sai hoặc không điền. Câu 4 (1,0 điểm): Mức tối đa: Kết nối đúng các đáp án, được 1,0 điểm. 1- c 2- d 3 - a 4- b Mức chưa tối đa: Chỉ kết nối đúng 1,2 đến 3 đáp án, được 0,25 đến 0,75 điểm. Mức không đạt: Kết nối sai hoặc không có đáp án. Phần II: Tự luận ( 8 điểm): Câu 1 : ( 3 điểm) Mức tối đa: Học sinh đạt các yêu cầu : - Cụ Bơ-men đã mơ ước cả đời là vẽ được một kiệt tác nhưng vẫn chưa thành hiện thực. (0,5đ) - Khi biết Giôn-xi gắn số phận mình với chiếc lá thường xuân, cụ Bơ-men đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, tuổi già, bệnh tật, thậm chí phải đánh đổi cả mạng sống của mình để vẽ chiếc lá cho Giôn-xi. (1,0đ) - Bức vẽ giống như chiếc lá thật trụ vững trên cành trong đêm mưa gió khiến hai học sĩ trẻ cũng không nhận ra đó là chiếc lá được vẽ. (0,5đ) - Bức vẽ chiếc lá cuối cùng không chỉ được vẽ bằng bút lông, bảng mầu mà được vẽ với tất cả tấm lòng yêu thương của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi, bức vẽ vì mục đích của sự sống con người. (0,75đ) - Bức vẽ đã đem lại sự sống, niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi. (0,25đ) Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các ý. Mức chưa đạt: Trả lời sai, hoặc không có câu trả lời. Câu 2 (5,0 điểm): Mức tối đa: Học sinh đạt các yêu cầu: + Hình thức (1.0 điểm): Viết bài văn ngắn đảm bảo bố cục ba phần. Lập luận theo trình tự. Dựng đoạn, viết câu chuẩn ngữ pháp, đảm bảo liên kết. Lời văn mạch lạc. + Nội dung (4.0 điểm): Bài viết tập trung làm rõ các nội dung sau: - Giới thiệu về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và cảm xúc của mình về nhân vật chị Dậu. (0,5đ) - CD là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả: chị lo lắng, chăm sóc chồng, múc cháo cho chồng ăn... . (0,5đ) - Chị đã phải vùng lên đánh nhau với người nhà lí trưởng và tên cai lệ để bảo vệ chồng của mình. (2,0đ) + Ban đầu chị cố van xin tha thiết nhưng chúng không nghe tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu,chỉ đến khi đó chị mới liều mạng cự lại. (0,5đ) + Lúc đầu chị cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không đư.ợc phép hành hạ” Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông nữa mà lúc này là “ông- tôi”. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng thẳng lên vị thế ngang hàng nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ. (0,5đ) + Khi tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậyvới niềm căm giận ngùn ngụt “Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại : mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ đồng thời thể hiện tư thế của người đứng trên kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu. ((0,5đ) => CD tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một thái độ bất khuất. (0,5đ) - Là người nông dân mộc mạc hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả, nhưng không hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng. (0,5đ) * Nêu ấn tượng của bản thân về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu. (0,5đ) - Mức chưa tối đa: bài viết đã đảm bảo được một số nội dung, chấm theo các mức 4,5;4,0;3,5; 3,0;2,5 2,0; 1,5; 1,0 cho từng mức độ đạt được.) - Mức chưa đạt: Không đáp ứng được yêu cầu nào của đề, hoặc làm lạc đề.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_thi_thuy.doc