Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)
Bài 3 - Tiết 105 - 106 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
(Văn nghị luận)
- Mức tối đa:
1. Về phương diện nội dung (8,0 điểm)
+ Đảm bảo hệ thống ý trong bài văn nghị luận
+ Vận dụng tốt các phép lập luận.
+ Bài văn nghị luận cần sáng tạo có sức thuyết phục người đọc.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
a. Mở bài (1 điểm):
Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đè cần nghị luận:
- Học tập là công việc quan trọng nên cần có phương pháp học hiệu quả.
- Trong bài Bàn luận về phép học, cách chúng ta hơn 2 thế kỉ, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan niệm về phương pháp: học đi đôi với hành.
- Vậy, mối quan hệ giữa học và hành là gì? Vì sao học phải đi đôi với hành.
b. Thân bài: (6 điểm): Học sinh nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”ở các phương diện sau
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN 8 Bài 3 - Tiết 105 +106 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn nghị luận) Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017 – 2018 Bài 3 - Tiết 105 - 106 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn nghị luận) - Mức tối đa: 1. Về phương diện nội dung (8,0 điểm) + Đảm bảo hệ thống ý trong bài văn nghị luận + Vận dụng tốt các phép lập luận. + Bài văn nghị luận cần sáng tạo có sức thuyết phục người đọc. + Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau: a. Mở bài (1 điểm): Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đè cần nghị luận: - Học tập là công việc quan trọng nên cần có phương pháp học hiệu quả. - Trong bài Bàn luận về phép học, cách chúng ta hơn 2 thế kỉ, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan niệm về phương pháp: học đi đôi với hành. - Vậy, mối quan hệ giữa học và hành là gì? Vì sao học phải đi đôi với hành. b. Thân bài: (6 điểm): Học sinh nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”ở các phương diện sau * Giải thích: + Học: là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại: - Có thể học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô hoặc tự học. - Nội dung học là các kiến thức của nhân loại đã được chọn lọc. - Việc học hướng đến mục đích làm phong phú hiểu biết, giúp phát triển nhân cách, rèn kĩ năng kĩ xảo., trở thành người có ích cho xã hội. ® Việc học thường gắn với lí thuyết. + Hành: là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống: - Hành có nhiều cấp độ: bắt chước, tự làm lại, sáng tạo cái mới. - Hiệu quả của việc thực hành phụ thuộc vào những tri thức cá nhân tích luỹ được: người nông dân khác với người kĩ sư, người công nhân khác với người kĩ sư. * Mối quan hệ giữa học và hành: Học và hành luôn đi đôi với nhau không thể tách rời. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. Học là để hiểu biết còn hành là để lam quen tay. Chủ tịch Hồ chí minh đã từng nói "Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy" - Hành là mục đích của việc học là phương pháp đúng đắn có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Học mà không hành thì thật uổng phí (Dẫn chứng: sinh viên học giỏi nhưng không có kĩ năng sống và làm việcHay trường hợp học sinh Việt Nam tham gia những kì thi quốc tế (thường gặp khó khăn khi giải quyết yêu cầu liên quan đến vận dụng lí thuyết). - Đã có kiến thức nhưng việc thực hành chúng cũng rất khó khăn -> Cần thực hành nhiều lần để có kĩ năng, kĩ xảo nghĩa là cần biết học đi đôi với hành. - Ngược lại hành mà không học sẽ dẫn tới tình trạng mò mẫm, lúng túng sẽ gặp khó khăn trở ngại thậm trí cả sai lầm trong công việc. => Như vậy học và hành có quan hệ mật thiết cả hai đều quan trọng không thể xem nhẹ việc nào. * Tác dụng của việc học đi đôi với hành: - Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn; - Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. * Bài học- liên hệ: - Mỗi người cần xác định cho mình phương pháp học tập đúng đắn " học đi đôi với hành" và "theo điều học mà làm" - Đối với học sinh cần kết hợp học giữa lí thuyết và thực hành làm bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế c. Kết bài: (1 điểm): - Học đi đôi với hành là quan niệm học hết sức đúng đắn đã được cha ông thừa nhận (qua văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp). - Trong một xã hội học tập của thời đại ngày nay, chúng ta cần học tập phương pháp học này một cách hiệu quả hơn. 2. Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (2,0 điểm): + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. + Lời văn mạch lạc, dùng từ chuẩn xác, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.(Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm) - Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc