Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Phạm Bích Liên (Có ma trận)

 A. Lời của con nói với cha mẹ. C. Lời của cha mẹ nói với con cái.

 B. Lời của ông nói với cháu. D. Lời của cha nói với con.

Câu 2. Bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt được làm theo thể thơ nào?

 A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt.

 C. Ngũ ngôn. D. Song thất lục bát.

Câu 3. Bài thơ Phò giá về kinh là của tác giả nào?

 A. Phạm Ngũ Lão. B. Trần Quốc Tuấn.

 C. Trần Quang Khải. C. Lí Thường Kiệt.

Câu 4. Dòng nào thể hiện rõ nhất điểm giống nhau của hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?

 A. Thơ bốn câu, viết bằng chữ Hán, ngầm thể hiện lòng yêu nươc sâu sắc và niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.

 B. Là bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyết tâm bảo về chủ quyền đó.

 C. Thể hiện niểm tự hào về khí thế chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước muôn thuở thái bình.

 D. Là bài thơ có giọng điệu đanh thép thiên về biểu ý.

Câu 5. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương nói gì về người phụ nữ?

 A. Vẻ đẹp hình thể B. Vẻ đẹp tâm hồn.

 C. Số phận bất hạnh D. Vẻ đẹp và số phận long đong.

Câu 6. Em có nhận xét gì về cảnh Đèo Ngang?

 A. Cảnh buồn, vắng, hoang sơ, bao la. B. Cảnh hùng vĩ, tráng lệ.

 C. Cảnh tươi tắn, đáng yêu. D. Cảnh lặng lẽ, buồn.

Câu 7. Nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì?

 A. Thể hiện tình bạn chân thành, thân thiết mà Nguyễn Khuyến dành cho bạn.

 B. Bài thơ tập trung thể hiện sự nghèo khổ của tác giả.

 C. Bài thơ thể hiện tình yêu và sự gắn bó thiên nhiên của tác giả.

 D. Bài thơ thể hiện khát vọng được đem lại cho nhân dân cuộc sống no ấm.

Câu 8. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê cùng tập trung thể hiện tình cảm nào?

 A. Tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương. B. Nỗi buồn xa xứ.

 C. Tình cảm yêu mến thiên nhiên. D. Nỗi nhớ người thân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Phạm Bích Liên (Có ma trận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người ra đề : Phạm Bích Liên
KIỂM TRA VĂN 7
TIẾT 41
DỰ KIẾN: Ktra: 3/11/2014
I. MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I, Phần Trắc nghiệm
1/ Văn học dân gian:
- Ca dao
Nêu được bài ca dao Công cha... là lời của ai
số câu : 1
số điểm:0,25
Số câu: 1
Số điểm:0,25 
2/ Thơ Trung đại:
-Sông núi nước Nam
-Phò giá về kinh
-Qua đèo Ngang
-Bạn đến chơi nhà
-Bánh trôi nước
Thể thơ
Tác giả
-Điểm giống nhau của 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
-H/ả người p/nữ
- Cảnh t/nhiên đèo Ngang
-Nội dung chính của Bạn đến chơi nhà
Số câu : 1
Số điểm: 2
số câu: 2
Điểm: 0,5
số câu: 4
Điểm: 1
Số câu : 6
Số điểm: 1,5
3/ Thơ Đường
-Cảm nghĩ trong ...
- Ngẫu nhiên viết ...
- t/cảm thể hiện trong 2 bài thơ
số câu: 1
Điểm: 0,25
Số câu : 1
Sốđiểm:0,25
 II, Phần Tự luận
1/ Bánh trôi nước:
-Qua đèo Ngang
-Bạn đến chơi nhà
HS chép được bài thơ theo yêu cầu 
-Nêu được nxét về h/ả người p/nữ được nói đến trong bài thơ 
 So sánh về hình thức và nội dung biểu đạt của cụm từ “ta với ta”.
Viết được đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình bạn t/hiện trong bài Qua đèo ngang
Số câu : 0,5
Số điểm: 0,5
số câu: 0,5
Điểm: 1,5
Số câu : 1
Số điểm: 2
Số câu : 1
Số điểm: 4
Số câu : 3,
Số điểm: 8
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 
Tỉ lệ:
Số câu : 3
Số điểm:1,25
 Tỉ lệ: 12,5%
Số câu : 5
Số điểm: 2,75 
Tỉ lệ: 27,5 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 4 
Tỉ lệ: 40%
Số câu:11 
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm(2điểm) Đọc các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất?
Câu 1. Bài ca dao Công cha như núi ngất trời... là lời của ai nói với ai ?
 A. Lời của con nói với cha mẹ. C. Lời của cha mẹ nói với con cái.
 B. Lời của ông nói với cháu. D. Lời của cha nói với con.
Câu 2. Bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt được làm theo thể thơ nào?
	A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt.
	C. Ngũ ngôn. D. Song thất lục bát.	
Câu 3. Bài thơ Phò giá về kinh là của tác giả nào?
 A. Phạm Ngũ Lão. B. Trần Quốc Tuấn.
 C. Trần Quang Khải. C. Lí Thường Kiệt.
Câu 4. Dòng nào thể hiện rõ nhất điểm giống nhau của hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
 A. Thơ bốn câu, viết bằng chữ Hán, ngầm thể hiện lòng yêu nươc sâu sắc và niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
 B. Là bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyết tâm bảo về chủ quyền đó.
 C. Thể hiện niểm tự hào về khí thế chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước muôn thuở thái bình.
 D. Là bài thơ có giọng điệu đanh thép thiên về biểu ý.	
Câu 5. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương nói gì về người phụ nữ?
 A. Vẻ đẹp hình thể B. Vẻ đẹp tâm hồn.
 C. Số phận bất hạnh D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
Câu 6. Em có nhận xét gì về cảnh Đèo Ngang? 
 A. Cảnh buồn, vắng, hoang sơ, bao la. B. Cảnh hùng vĩ, tráng lệ.
 C. Cảnh tươi tắn, đáng yêu. D. Cảnh lặng lẽ, buồn.
Câu 7. Nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì?
 A. Thể hiện tình bạn chân thành, thân thiết mà Nguyễn Khuyến dành cho bạn.
 B. Bài thơ tập trung thể hiện sự nghèo khổ của tác giả.
 C. Bài thơ thể hiện tình yêu và sự gắn bó thiên nhiên của tác giả.
 D. Bài thơ thể hiện khát vọng được đem lại cho nhân dân cuộc sống no ấm.
Câu 8. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê cùng tập trung thể hiện tình cảm nào?
 A. Tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương. B. Nỗi buồn xa xứ.
 C. Tình cảm yêu mến thiên nhiên. D. Nỗi nhớ người thân.	
II. Phần tự luận: 8 điểm
 Câu 1. Chép lại bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và nêu nhận xét về hình ảnh người phụ nữ được nói đến trong bài thơ? (2đ)
 Câu 2. So sánh cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang? (2đ)
 Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn (5-6 câu) nêu cảm nhận của em về tình bạn được thể hiện trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến? (4đ)
Đáp án- Biểu điểm
A.Trắc nghiệm
Câu 1
I. Mức tối đa:
 Chän ®óng theo thø tù, mçi ý ®­îc 0,25 ®
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu 1
C
Câu 5
D
Câu 2
B
Câu 6
A
Câu 3
C
Câu 7
A
Câu 4
A
Câu 8
A
II.Mức chưa tối đa:
Khoanh chưa đủ hoặc chưa đúng các ý, sai mét ý trõ 0,25® .
III.Mức không đạt:
 Khoanh sai hoàn toàn hoặc không làm
B. Tự luận
Câu 1: ( 2đ) 
I. Mức tối đa:
- Chép lại chính xác bài Bánh trôi nước của HXH
-Nêu được nhận xét về h/ả người phụ nữ trong xã hội xưa được nói đến trong bài
thơ của bài thơ: đẹp về hình thể và tâm hồn nhưng có số phận long đong, vất vả
0,5 đ
1,5 đ
II.Mức chưa tối đa:
- Chép chưa chính xác, thiếu từ, câu, dấu câu trừ 0,25đ
- Nhận xét về h/ả người phụ nữ được nói đến trong bài thơ của bài thơ còn sơ sài, chưa phát hiện rõ nét yếu tố nghệ thuật và nội dung, chưa làm nổi bật vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn nhưng có số phận long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội xưa
- Trình bày còn chưa khoa học,diễn đạt lủng củng, sai lỗi chính tả
GV căn cứ từng bài cụ thể trừ từ 0,5-1,5đ
III.Mức không đạt:
- Không làm bài hoặc lạc đề
Câu 2: ( 2đ) 
I. Mức tối đa:
HS trình bày đươc các ý cơ bản sau:
+ Giống: Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, cách phát âm. (0,5đ)
+ Khác: khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt: (1,5đ) 
- Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. 
- Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể xẻ chia của nhân vật trữ tình.
 II.Mức chưa tối đa:
- Chưa nêu được điểm giống nhau của 2 cụm từ “ta với ta”về hình thức, cách phát âm. hoặc nêu còn còn sơ sài, chưa làm nổi bật sự khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt
- Trình bày còn chưa khoa học,diễn đạt lủng củng, sai lỗi chính tả
GV căn cứ từng bài cụ thể trừ từ 0,5-1,5đ
III.Mức không đạt:
- Không làm bài hoặc lạc đề
Câu 3: ( 4đ) 
I. Mức tối đa:
- Yêu cầu cần đạt:
 + Hình thức: Bài văn ngắn, bố cục 3 phần.
 Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
 + Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ.
 + Nội dung: Viết một đoạn văn ngắn (5-6 câu) nêu cảm nhận của em về tình bạn được thể hiện trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến? 
 - Giới thiệu ngắn gọn tác giả và bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến? (1đ)
 - Cảm xúc của em về nội dung và nghệ thuật mà tác giả đã thể hiện trong bài.(2,5đ)
 - Bài thơ đã để lại trong em bài học gì.(0,5đ)
- Biểu điểm:
 + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung.
II.Mức chưa tối đa:
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt.
 + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc. Bài còn sơ sài, mắc một vài lỗi về diễn đạt và lỗi chính tả.
 + Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
 GV căn cứ từng bài cụ thể trừ từ 0,5- 3,5đ
III.Mức không đạt:
- Không làm bài hoặc lạc đề

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_pham_bich_lien_co_ma_tran.doc
Giáo án liên quan