Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn: Hóa học lớp 11 - Mã đề thi 11NC628

Câu 1: Có 2 chất hữu cơ: X có công thức CH4O và Y có công thức CH2O. Điều nói về X và Y nào sau đây là sai?

A. Y vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa còn X có thể tham gia phản ứng tráng bạc

B. X và Y đều là chất độc

C. ở điều kiện thường, X tan vô hạn trong nước, Y là chất khí

D. Từ X ta có thể điều chế Y và từ Y ta có thể điều chế X bằng 1 phản ứng

Câu 2: Chất khi thực hiện phản ứng thay thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH cho ancol là

A. Vinylclorua B. Phenylbromua C. 1,1-diclopropan D. 1,2- dicloetan

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Liên kết C-O ở phenol kém bền hơn C-O ở ancol

B. Phênol là hợp chất mà phân tử có nhóm OH liên kết tực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen

C. Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol khó hơn nitrobenzen

D. Phân tử ancol không được chứa vòng benzen

Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai axit no: A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2 lit khí CO2(đkc). Để trung hòa 0,3mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. A1 và A2 là:

A. HCOOH và HOOC - COOH B. CH3COOH và HOOC CH2COOH

C. HCOOH và C2H5-COOH D. CH3COOH và HCOOH

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn: Hóa học lớp 11 - Mã đề thi 11NC628, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ
TỔ HÓA HỌC
—¢–
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 
MÔN :HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
 Họ và tên: 
 Lớp:  Mã đề thi 11NC628
 Ghi chú : Học sinh không được sử dụng bảng HTTH
Câu 1: Có 2 chất hữu cơ: X có công thức CH4O và Y có công thức CH2O. Điều nói về X và Y nào sau đây là sai?
A. Y vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa còn X có thể tham gia phản ứng tráng bạc
B. X và Y đều là chất độc
C. ở điều kiện thường, X tan vô hạn trong nước, Y là chất khí
D. Từ X ta có thể điều chế Y và từ Y ta có thể điều chế X bằng 1 phản ứng
Câu 2: Chất khi thực hiện phản ứng thay thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH cho ancol là
A. Vinylclorua	B. Phenylbromua	C. 1,1-diclopropan	D. 1,2- dicloetan
Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng?
A. Liên kết C-O ở phenol kém bền hơn C-O ở ancol
B. Phênol là hợp chất mà phân tử có nhóm OH liên kết tực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
C. Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol khó hơn nitrobenzen
D. Phân tử ancol không được chứa vòng benzen
Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai axit no: A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2 lit khí CO2(đkc). Để trung hòa 0,3mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. A1 và A2 là:
A. HCOOH và HOOC - COOH	B. CH3COOH và HOOC CH2COOH
C. HCOOH và C2H5-COOH	D. CH3COOH và HCOOH
Câu 5: Polime nào sau đây tạo nên bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Polibutadien-stiren	B. Policloropren	C. Teflon	D. Polistyren
Câu 6: Cho các chất sau: (1): but-2-in; (2): prop -1-in; (3): 3-metylbut-1-in; (4): etanal; (5): dimetylxeton. Nhóm chỉ gồm các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 / NH3 là:
A. 1,2,3,4,5	B. 1,2,3	C. 2,3,4	D. 2,4,5
Câu 7: Cho các chất sau: C2H6, C2H5OH, C2H5Cl, CH3COOH, CH3CHO, chất tạo được liên kết hidro giữa các phân tử của chúng là:
A. C2H5OH. CH3COOH	B. C2H5OH
C. CH3CHO, C2H5Cl, C2H6	D. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH
Câu 8: Anken X có tỷ khối hơi so với nitơ bằng 2,5. Kết luận nào sau đây sai ?
A. Ứng với công thức phân tử của X có 5 đồng phân cấu tạo mạch vòng
B. Có một đồng phân anken ứng với công thức phân tử của X khi tác dụng với HBr cho 1 sản phẩm duy nhất
C. X có thể có đồng phân hình học
D. có 5 anken đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X
Câu 9: Etanol tan vô hạn trong nước, trong khi đó dimetyl ete thì hầu như không tan. Giải thích nào sau đây đúng nhất?
A. Phân tử etanol phân cực.
B. Etanol có khối lượng phân tử nhỏ hơn.
C. Giữa những phân tử Etanol có tạo liên kết hidro, còn giữa các phân tử dimetylete thì không
D. Phân tử etanol tạo liên kết hidro với nước, còn dimetylete thì không
Câu 10: Dẫn hỗn hợp xiclopropan và propan vào dung dịch brom dư hiện tượng quan sát được là
A. Màu dung dịch mất hẳn và còn khí thoát ra	B. Màu dung dịch không đổi
C. Màu dung dịch nhạt đi và còn khí thoát ra	D. Màu dung dịch nhạt đi, không có khí thoát ra
Câu 11: Chất không tác dụng với KMnO4 ở điều kiện thường là
A. axetylen	B. Toluen	C. Styren	D. propylen
Câu 12: Chất không thể điều chế ancol etylic bằng 1 phản ứng là
A. etanal	B. Etylen	C. Etylbromua	D. axetylen
Câu 13: Teflon là sản phẩm trùng hợp của
A. tetrafloeten	B. 1,2 difloeten	C. 1-clo-2-floeten	D. 1,1,2,2- tetrafloetan
Câu 14: Trộn 0,02mol ancol metylic và 0,01mol ancol X ( có công thức CxH10O) với 0,1mol oxi rồi đốt cháy hoàn toàn 2ancol. Sau phản ứng thấy có oxi dư. Nhận định nào về X là đúng?
A. X là ancol no mạch vòng có công thức C5H10O
B. X là ancol no mạch hở có công thức C4H10O
C. X là ancol không no mạch hở có công thức C5H10O
D. X là ancol không no có công thức C6H10O
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dẫn xuất halogen phần lớn không tan trong nước
B. Khi tách HCl ra khỏi 2-clobutan ta chỉ được 1 sản phẩm là but -2-en
C. Dẫn xuất halogen của hidrocacbon có công thức dạng CxHyXz (X là F,Cl,Br,I và x,y,z là số nguyên dương)
D. Anlylbromua dễ thay thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH hơn so với propylbromua
Câu 16: Một ancol X có số nhóm OH bằng số cacbon trong phân tử. Phần trăm về khối lượng hidro trong X là 9,677. Đun nóng X với xúc tác thích hợp để tách nước ta được chất hữu cơ Y. Với Mx = MY + 18 Kết luận nào sau đây về X là không đúng?
A. tỷ khối hơi của Y đối với X bằng 0,8	B. X có công thức đơn giản là CH3O
C. Y là etanal	D. X là ancol no đa chức
Câu 17: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H6Br2 là
A. 3	B. 5	C. 4	D. 6
Câu 18: Đun nóng một ancol đơn chức A với H2SO4 đăc t0, ta được một sản phẩm chất hữu cơ X có tỷ khối hơi đối với A bằng 1,7. X là
A. ancol có công thức C4H10O	B. metanol
C. ancol có công thức C3H8O	D. etanol
Câu 19: Một ancol đơn chức A tác dụng với HBr cho hợp chất B chứa C, H, Br và có 58,4% Brom về khối lượng. Đun nóng A với H2SO4 đặc ở 1700C ta được 3 anken. A là
A. 2- metylpentan -2-ol	B. 2- metylhexan -2-ol	C. butan -1-ol	D. Butan -2-ol
Câu 20: Khi thay thế nguyên tử Brom trong các hợp chất có công thức C3H5Br3 bằng nhóm - OH ta được bao nhiêu hợp chất chỉ chứa nhóm -OH
A. 3	B. 7	C. 6	D. 1
Câu 21: Cho chuổi phản ứng sau: A B C cao su buna. Cấu tạo chính xác của A là:
A. HO CH2 – CH2 – CH2 – CH2 OH	B. CH2 = CH – CH = CH2
C. O=CH – CH2 – CH2 – CH=O	D. CH3 – CH2 – CH2 – CHO
Câu 22: Trung hòa 10,00gam dung dịch axit hữu cơ đơn chức X nồng độ 3,6% cần dùng 50,00ml dung dịch KOH 0,10M. Công thức của X là
A. CH2 = CH- COOH	B. CH3CH2COOH	C. HCOOH	D. CH3COOH
Câu 23: Nhóm chất nào sau đây gồm những chất không chứa liên kết pi trong cấu tạo phân tử?
A. butan; xiclopropan; hexen, benzen	B. propen; but-1-en; 2- metyl but-1-en
C. styren; ancol anlylic, hex-2-en, benzen	D. butan; xiclopropan; 1,2- diclobutan; 6.6.6
Câu 24: Điều nhận định nào sau đây là sai?
A. Lực axit của axit cacboxylic lớn hơn của phênol và ancol
B. Axit cacbonic trong cấu tạo có chứa nhóm cacboxyl
C. Axit no trong phân tử không chứa liên kết bội
D. Axit cacboxylic không no là axit trong phân tử có chứa liên kết C=C hoặc C≡C
Câu 25: Cho phương trình hóa học:
 Propilen X YZ
X, Y là
A. Propan -1-ol và metyletylxeton	B. Propan-1-ol và axeton
C. Propan-2-ol và axeton	D. propan-2- ol và propanal
Câu 26: Các cặp chất nào sau đây khi tác dụng với H2 dư / Ni, t0 không cho cùng 1 sản phẩm
A. But-1-en và but -2-en	B. propanal và ancol anlylic
C. 2-metylbut-2-en và 3-metylbut-1-in	D. 2-metylpropanal và butanal
Câu 27: Đốt 11,7g aren A thu được 8,1g nước.Biết A có khối lượng phân tử <117 và có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4. A là
A. Toluen	B. Styren	C. Etylbenzen	D. Naphtalen
Câu 28: Cho các hợp chất: (1): etylen glicol; (2): axit axetic; (3):butan-1-ol; (4):propan -1,3-diol; (5):butan -1,2-diol. Các chất hòa tan được kết tủa Cu(OH)2 là:
A. 1,2,3,4,5	B. 1,4,5	C. 1,2,5	D. 1,5
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư được 3,36 lit H2 (đkc). Nếu cho một nửa hỗn hợp trên tác dụng với brom vừa đủ ta được 9,93gam kết tủa. Phần trăm khối lượng etanol và phênol trong hỗn hợp đầu là:
A. 79,7 và 20,3	B. 66,2 và 33,8	C. 32,1 và 67,9	D. 33,8 và 66,2
Câu 30: Đun nóng 5,75g ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C . Dẫn sản phẩm khí và hơi lần lượt qua các bình riêng rẽ: CuSO4 khan, NaOH đặc,dung dịch Br2 (dư) trong CCl4. Sau thí nghiệm khối lượng bình Brôm tăng thêm 2,1g.Hiệu suất chung của quá trình tách nước ancol etylic là:
A. 70%.	B. 75%.	C. 65%.	D. 60%.
Cho biết: C: 12; H:1; O:16; N: 14; Cl:35,5; Br: 80; Na: 23; K: 39; Ag: 108
 SỐ CÂU ĐÚNG
 ĐIỂM
- Họ, tên học sinh:................................................................
 Lớp:.11/............................................Mã đề:..................
 PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH Bôi đen vào ô đúng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
B
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
C
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
D
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
B
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
C
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
D
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
š
MD
STT
DA
628
1
A
628
2
D
628
3
B
628
4
A
628
5
A
628
6
C
628
7
A
628
8
B
628
9
D
628
10
C
628
11
B
628
12
B
628
13
A
628
14
B
628
15
B
628
16
A
628
17
C
628
18
C
628
19
D
628
20
D
628
21
C
628
22
A
628
23
D
628
24
C
628
25
C
628
26
D
628
27
B
628
28
C
628
29
B
628
30
D

File đính kèm:

  • docDe KT HK II 2010 Hoa11 so 2.doc
Giáo án liên quan