Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9

Câu 1/ Điểm xa nhất và gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ gọi là những điểm gì? Điều kiện để mắt nhìn rõ vật là gì?

Câu 2/ Làm thế nào để trộn ba ánh sáng màu khác nhau? Sau khi trộn ánh sáng thu được có màu gì?

Câu 3/ Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Kể tên những dụng cụ hay thiết bị điện mà ở đó điện năng chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng.

Câu 4/ Một vật cao 80 cm đặt cách máy ảnh 1,2 m thì thấy ảnh của vật hiện rõ trên phim ảnh nằm cách vật kính 6cm. Tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến vật.

Câu 5/ Dùng một ấm điện có khối lượng 0,5 kg để đun sôi 2,5 lít nước ở 200C . Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho ấm và nước? Biết ấm làm bằng nhôm , nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880 J/kg.K và 4200 J/kg.K.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 9
 (Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1/ Điểm xa nhất và gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ gọi là những điểm gì? Điều kiện để mắt nhìn rõ vật là gì?
Câu 2/ Làm thế nào để trộn ba ánh sáng màu khác nhau? Sau khi trộn ánh sáng thu được có màu gì?
Câu 3/ Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Kể tên những dụng cụ hay thiết bị điện mà ở đó điện năng chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng.
Câu 4/ Một vật cao 80 cm đặt cách máy ảnh 1,2 m thì thấy ảnh của vật hiện rõ trên phim ảnh nằm cách vật kính 6cm. Tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến vật.
Câu 5/ Dùng một ấm điện có khối lượng 0,5 kg để đun sôi 2,5 lít nước ở 200C . Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho ấm và nước? Biết ấm làm bằng nhôm , nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880 J/kg.K và 4200 J/kg.K.
ĐÁP ÁN CHẤM
Câu 1: (2đ)
Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy là điểm cực viễn. Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy là điểm cực cận.
Điều kiện để mắt nhìn rõ vật là vật phải nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.( Tức là nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt).
Câu 2: ( 1đ)
 Để trộn ba ánh sáng màu khác nhau ta chiếu đồng thời ba ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên màn chắn màu trắng. Sau khi trộn ánh sáng thu được có màu trắng.
Câu 3: (2đ)
Định luật bảo toàn năng lượng : Năng lượng không tự sinh ra và cũng không bị mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Điện năng nhiệt năng ( Bàn là,bếp điện)
 Điện năng Cơ năng ( Quạt điện, máy giặt,)
 Điện năng Quang năng ( Đèn huỳnh quang, đèn đi ốt phát quang,)
 Điện năng Hóa năng ( Nạp điện cho bình ắc quy)
Câu 4: ( 3 đ)
Tóm tắt Giải
h =80 cm * Dựng ảnh:( 1đ)
d = 1,2 m = 120 cm * Chiều cao của ảnh: Tam giác vuông ABO đồng dạng với tam d’ = 6 cm giác vuông A’B’O = = 
h’ = ? (1đ)
S = ? h’ = = = 4 cm
 * Khoảng cách từ ảnh đến vật
 S = d + d’ = 120 + 6 = 126 cm (1đ)
Câu 5: 2 (đ)
Tóm tắt: m1 = 0,5 kg Giải
 V = 2,5l m2 = 2,5 kg Điện năng của dòng điện = Nhiệt lượng mà ấm và nước thuvào
 C1 = 880 J/kg.K ( 0,5đ ) A = Q = ( m1.c1 + m2.c2).( t2 –t1)
 C2 = 4200 J/kg.K = (0,5.880 + 2,5. 4200).( 100 – 20) (1,5đ)
 A = ? = 875200 J
 Đ/S: 675200 J
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 7
ĐỀ BÀI
Câu 1/ Đơn vị cường độ dòng điện là gì? Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì?
Câu 2/ Trong đoạn mạch điện mắc song song cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểmgì?
Câu 3/ Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Câu 4/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 khóa K, 1 am pe kế, 3 bóng đèn Đ1, Đ2,Đ3 mắc nối tiếp và 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Câu 5/ Người ta mắc ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 nối tiếp vào hai cực của nguồn điện. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 24V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1, Đ2 lần lượt là 6V, 12V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ3.
Câu 6/ Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là 9V và 12V. Nếu mắc hai đèn song song vào nguồn điện có hiệu điện thế là 9V thì độ sáng của mỗi đèn như thế nào? Mắc như thế có hại gì? ĐÁP ÁN CHẤM
Câu 1: ( 1đ)
Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe ( kí hiệu: A)
Đo cường độ dòng điện bằng am pe kế.
Câu 2: ( 2đ)
Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song thì:
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong các đoạn mạch rẽ:
 I = I1 + I2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:
 U1 = U2 = U
Câu 3: ( 2đ)
Quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế nhỏ hơn 40V.
Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Không được tự mình chạm vào mạch điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Câu 4: ( 2đ) 
 Vẽ sơ đồ mạch điện 
	 K + _
V
 + _
AAAaaAaAa
 +
 A
 _ 
 Đ1 Đ2 Đ3 
X
X
X
 x 
Câu 5: ( 2 đ)
Tóm tắt: Giải
U = 24V Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ3 
U1 = 6V Từ công thức: U = U1 + U2 + U3 ( 1đ )
U2 = 12V U3 = U – U1 – U2 = 24 – 6 – 12 = 6 (V) ( 1đ)
U3 = ? Đ/S: 6V
 Câu 6: (1 đ)
Tóm tắt Giải
Uđm1 = 9V Khi mắc hai đèn song song vào hai cực của nguồn điện thì
Uđm2 = 6V U1 = U2 = U = 9V ( 0,5 đ)
Độ sáng của mỗi đèn? Vì: U1 = Uđm1 = 9V nên đèn Đ1 sáng bình thường
Mắc như thế có hại gì? U2 = 9V > Uđm2 = 6V Nên đèn Đ2 sáng quá mức bình thường ( 0,5đ)
 Mắc như vậy đèn Đ2 dễ bị cháy
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ 9
ĐỀ BÀI
Câu 1/Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì? Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao ở các địa phương trong cả nước.
Câu 2/ Nêu tác dụng của cây ăn quả đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Câu 3/ Nêu quy trình trồng cây xoài.
Câu 4/ Tại sao phải đốn tạo hình cây ăn quả?
ĐÁP ÁN CHẤM
Câu 1: ( 3đ)
Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích sau: (2đ)
 -Cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết như a xít hữu cơ, prôtein, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin cho mọi lứa tuổi.
 - Rễ, lá,vỏ cây, hoa, hạt,có khả năng chữa một số bệnh như: Suy nhược thần kinh, dạ dày, tim mạch, cao huyết áp,
 - Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến: Bánh kẹo, nước giải khát, rượu,
 - Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và làm đẹp cảnh quan thiên nhiên.
* Kể tên một số loại cây ăn quả ( 1đ)
Câu 2: (2đ)
Tác dụng của cây ăn quả đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên:
Làm sạch không khí 
Giảm tiếng ồn
Làm rừng phòng hộ
Làm hàng rào chắn gió
Tạo các khu miệt vườn thu hút khách tham quan du lịch.
Câu 3: Quy trình trồng cây xoài ( 3đ)
a/ Giống (1đ)
Lựa chọn một số giống xoài phổ biến như: Xoài cát, xoài tượng, xoài thanh ca,
Nhân giống: Gieo hạt hoặc ghép cành, ghép mắt
b/ Trồng: ( 2đ)
Thời vụ: Các tỉnh phía bắc: Tháng 2 tháng 4
 Các tỉnh phía nam: Tháng 4 tháng 5
Khoảng cách trồng: 10m x 10m hoặc 12m x 12m hoặc 14m x 14m
Đào hố: + Đường kính hố từ 80cm 90cm
 + Sâu: 50cm 60 cm
- Bón lót: + Phân hữu cơ: 20 30 kg/hố
 + Phân lân: 1 kg/hố
Câu 4: ( 2đ) 
Phải đốn tạo hình cây ăn quả để:
Tạo điều kiện thông thoáng, đủ ánh sáng cho cây.
Chống các loại sâu bệnh phá hại.
Tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai

File đính kèm:

  • docde thi kt hk2 mon vat ly 9.doc