Đề kiểm tra Học kỳ II môn Sinh học - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Câu 1: (1,0 điểm)
Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của Lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu vai trò của lớp Chim ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy tóm tắt đặc điểm một số đại diện của bộ Linh trưởng?
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌCNĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Lớp Lưỡng cư Lấy được ví dụ về sự thích nghi của Lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau. Số câu 1 1 Số điểm 1,0 1,0 Tỉ lệ% 100% 10% Lớp Chim Nêu được vai trò của lớp Chim. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 Tỉ lệ% 100% 20% Lớp Thú Trình bày được đặc điểm một số đại diện của bộ Linh trưởng. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 Tỉ lệ% 100% 20% Sự tiến hoá của động vật Nêu được khái niệm cây phát sinh giới động vật. Trình bày ý nghĩa cây phát sinh giới động vật. Giải thích được sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh. Số câu 1/2 1/2 1 2 Số điểm 1,0 1,0 1,5 4,5 Tỉ lệ% 28,6% 28,6 42,8% 45% Động vật và đời sống con người Trình bày khái niệm động vật quý hiếm. Đề xuất biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào. Số câu 1/2 1/2 1 Số điểm 0,5 1,0 1,5 Tỉ lệ% 33,3% 66,7% 15% Tổng số câu 3/2 2 3/2 1 6 Tổng số điểm 3,0 3,5 2,0 1,5 10 Tổng tỉ lệ% 30% 35 % 20 % 15 % 100 2. ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC Câu 1: (1,0 điểm) Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của Lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau ? Câu 2: (2,0 điểm) Nêu vai trò của lớp Chim ? Câu 3: (2,0 điểm) Hãy tóm tắt đặc điểm một số đại diện của bộ Linh trưởng? Câu 4: (1,5 điểm) Những động vật sống ở môi trường đới lạnh đã có những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính như thế nào? Giải thích? Câu 5: (2,0 điểm) Thế nào là cây phát sinh giới động vật? cho biết ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật? Câu 6: (1,5 điểm) Thế nào là động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào? -------------------------Hết---------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017 Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1,0 điểm) - Cá cóc Tam Đảo thích nghi chủ yếu môi trường nước. 0,25đ - Ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn. 0,25đ - Cóc nhà chủ yếu sống trên cạn. 0,25đ - Ếch giun sống chui luồn trong các hang đất, chỉ xuống nước để sinh sản. 0,25đ Câu 2 (2,0 điểm) Có ích: - Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: chim sâu,.... 0,25đ - Cung cấp thực phẩm: Chim bồ câu, gà, vịt... 0,25đ - Làm cảnh: vẹt, yểng... 0,25đ - Làm chăn đệm, đồ trang trí: lông vịt, ngan, ngỗng, lông đà điểu.... 0,25đ - Phục vụ du lịch, săn bắt: vịt trời, ngỗng trời, gà gô... 0,25đ - Huấn luyện để săn mồi: cốc đế, chim ưng, đại bàng... 0,25đ - Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây. 0,25đ Có hại: - Có hại cho kinh tế nông nghiệp: chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá... 0,25đ Câu 3 (2,0 điểm) - Khỉ: có chai mông lớn, túi má lớn và đuôi dài. 0,5đ - Vượn: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi. 0,5đ - Đười ươi: Không có chai mông, túi má và đuôi, sống đơn độc. 0,5đ - Tinh tinh, Gorila: Không có chai mông, túi má và đuôi, sống theo đàn 0,5đ Câu 4 (1,5 điểm) Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh - Bộ lông dày → giữ nhiệt cho cơ thể. 0,25đ - Mỡ dưới da dày → giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét 0,25đ - Mùa đông: lông màu trắng → lẫn màu tuyết che mắt kẻ thù 0,25đ - Ngủ trong mùa đông → tiết kiệm năng lượng 0,25đ - Di cư trong mùa đông → tránh rét, tìm nơi ấm áp 0,25đ - Mùa hè: hoạt động ban ngày → thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt. 0,25đ Câu 5 (2,0 điểm) * Khái niệm: Là một sơ đồ hình cây phát ra những từ một gốc chung, các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng là một nhóm động vật 1,0 đ * Ý nghĩa: + Nhìn vào kích thước các nhánh cho biết số loài của nhánh đó nhiều hay ít. 0,5đ + Cho biết các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn. 0,5đ Câu 6 (1,5 điểm) * Khái niệm: Là những động vật sống trong thiên nhiên, có giá trị về nhiều mặt(thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,...) và có số lượng giảm sút trong vòng 10 năm trở lại đây. 0,5đ * Biện pháp bảo vệ: - Bảo vệ môi trường sống của chúng. 0,25đ - Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép động vật đặc biệt là động vật quý hiếm. 0,25đ - Đẩy mạnh việc chăn nuôi, chăm sóc. 0,25đ - Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên. 0,25đ -------------------------Hết---------------------- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ DỰ PHÒNG Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Lớp lưỡng cư Chỉ rõ được chức năng của bộ xương ếch Vận dụng kiến thức giải thích được kết quả thí nghiệm của ếch Số câu 1 1 2 Số điểm 1,5 1,0 2,5 Tỉ lệ % 60% 40% 25% Lớp thú Nhận biết các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống. Số câu 1 1 Số điểm 3,0 3,0 Tỉ lệ % 100% 30% Động vật và đời sống con người Chỉ ra được các biện pháp duy trì đa dạng sinh học động vật Liên hệ thực tế chỉ ra được các động vật có hại cho mùa màng. Đề ra biện pháp tiêu diệt chúng Số câu 1 1 2 Số điểm 3,0 1,5 4,5 Tỉ lệ % 66,7% 33,3% 45% Tổng số Số câu 1 2 2 5 số điểm 3,0 4,5 2,5 10 Tỉ lệ % 30% 45% 25% 100% 2. ĐỀ KIỂM TRA DỰ PHÒNG Câu 1: ( 1,5 điểm):Nêu chức năng bộ xương của ếch? Câu 2: ( 1,0 điểm):Khi ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không? Giải thích vì sao ? Câu 3: ( 3,0 điểm): Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Câu 4: ( 3,0 điểm):Nêu các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học động vật ? Câu 5: ( 1,5 điểm):Những động vật nào thường có hại cho mùa màng ở địa phương em? Cần làm gì để tiêu diệt những động vật đó có hiệu quả và hợp lí? 3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1: ( 1,5 điểm) Chức năng: + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể. 0.5đ + Là nơi bám của cơ giúp cơ thể vận động và di chuyển 0.5đ + Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và các nội quan 0.5đ Câu 2: ( 1,0 điểm) Ếch không bị chết ngạt vì khi ở trong nước ếch hô hấp bằng da nên ếch đồng vẫn được cung cấp đủ ôxi khi ngâm mình lâu trong nước 1,0đ Câu 3: ( 3,0 điểm) Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống: Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù Bộ lông Bộ lông Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm Chi ( có vuốt) Chi trước Đào hang Chi sau Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh khi gặp kẻ thù Giác quan Mũi, lông xúc giác Thăm dò thức ăn và môi trường Tai có vành tai Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù Mắt có mí cử động Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 4: ( 3,0 điểm) Biện pháp để duy trì đa dạng sinh học : Giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật Trồng rừng để tạo môi trường sống cho động vật Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi Nghiêm cấm săn bắt buôn bán động vật hoang dã, bắt giữ động vật quý hiếm. Thuần hoá lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học Xây dựng khu bảo tồn động vật. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 5: ( 1,5 điểm) * Động vật có hại cho mùa màng: sâu bọ, ốc bươu vàng, chuột, chim, sóc .... * Để tiêu diệt những động vật đó cần làm như sau: sử dụng thiên địch, bắt, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. 0,5đ 0,5đ * Sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật cần chú ý đúng liều lượng, chủng loại để hạn chế ô nhiễm môi trường . 0,5đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2016_2017_co_dap.doc