Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2010-2011

I. Trắc nghiệm. (3 điểm)

 Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau.

 Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật là:

 A. Có khả năng thụ tinh trong. B. Có khả năng bắt mồi.

 C. Sự vận động và di chuyển D. Có khả năng phản ứng với môi trường.

 Câu 2: Các hình thức sinh sản ở động vật là:

 A. Hữu tính, phân đôi. B. Nảy chồi, phân đôi.

 C. Vô tính, nảy chồi D. Vô tính và hữu tính.

 Câu 3: Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ:

 A. Cá vây chân cổ. B. Bò sát cổ.

 C. Chim cổ D. Thú cổ.

 Câu 4: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:

 A. Nhiệt độ. B. Nguồn thức ăn

 C. Sự sinh sản của loài. D. Môi trường sống.

 Câu 5: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng:

 A. Thấp B. Trung bình C. Cao D. Rất thấp.

 Câu 6: Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là:

 A. Không gây ô nhiễm môi trường.

 B. Hiệu quả cao, tiêu diệt được sâu hại.

 C. Đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện.

 D. Cả A, B và C.

II. Tự luận. (7 điểm)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II
Môn: Sinh học
Lớp 7
Năm học 2010 - 2011
I. Trắc nghiệm. (3 điểm)
 Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau. 
 Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật là:
 A. Có khả năng thụ tinh trong. B. Có khả năng bắt mồi.
 C. Sự vận động và di chuyển D. Có khả năng phản ứng với môi trường.
 Câu 2: Các hình thức sinh sản ở động vật là:
 A. Hữu tính, phân đôi. B. Nảy chồi, phân đôi.
 C. Vô tính, nảy chồi D. Vô tính và hữu tính.
 Câu 3: Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ:
 A. Cá vây chân cổ. B. Bò sát cổ.
 C. Chim cổ D. Thú cổ.
 Câu 4: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:
 A. Nhiệt độ. B. Nguồn thức ăn
 C. Sự sinh sản của loài. D. Môi trường sống.
 Câu 5: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng:
 A. Thấp B. Trung bình C. Cao D. Rất thấp.
 Câu 6: Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là:
 A. Không gây ô nhiễm môi trường.
 B. Hiệu quả cao, tiêu diệt được sâu hại.
 C. Đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện.
 D. Cả A, B và C.
II. Tự luận. (7 điểm)
 Câu 1: Cho tập hợp các sinh vật sau: vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươi, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy xếp thành từng nhóm sinh vật có một hình thức di chuyển, có hai hình thức di chuyển, có ba hình thức di chuyển.
 Câu 2: Tại sao động vật lại có sự đa dạng về loài? Sự đa dạng đó biểu hiện ở những đặc điểm nào?
 Câu 3: Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ minh họa cho mỗi biện pháp đó?
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kì II
Môn: Sinh học
Lớp 7
Năm học 2010 - 2011
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
I.Trắc nghiệm
Câu 1
1. c
2. d
3. a
4. d
5. c
6. d
3 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 
II. Tự luận
Câu 1
- Những đại diện có một hình thức di chuyển: hươi (đi - chạy); cá chép (bơi); giun đất (bò); dơi (bay); kanguru (nhảy).
- Những đại diện có hai hình thức di chuyển: gà lôi (đi-chạy, bay); vượn (leo trèo, đi).
- Những đại diện có ba hình thức di chuyển: vịt trời (đi-chạy, bơi, bay); châu châu (đi, nhảy, bay).
7 điểm
3 điểm
1
1
1
Câu 2
- Động vật có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau ở các môi trường địa lí của Trái Đất.
- Sự đa dạng được thể hiện bằng sự đa dạng về số lượng, đặc điểm hình thái, sinh lí của loài.
1 điểm
0,5
0,5
Câu 3
Các biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại như dùng gia cầm, cóc, chim sẻ để tiêu diệt sâu bọ 
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại như dùng ong mắt đỏ tiêu diệt trứng sâu xám
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại như vi khuẩn myôma và vi khuẩn calixi.
3 điểm
1
1
1

File đính kèm:

  • docDe dap an HKII.doc