Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm).

 "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm).

 Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động:

a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.

b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.

c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.

d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.

Câu 3 (5,0 điểm).

 Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau:

 "Thương người như thể thương thân"

 Em hiểu lời khuyên trên như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm). 
	"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có..."
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào? 
Câu 2 (2,0 điểm). 
	Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động:
a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.
b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.
c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
Câu 3 (5,0 điểm).
 Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau:
	"Thương người như thể thương thân"
	Em hiểu lời khuyên trên như thế nào?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:...
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (3điểm):
a. Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh.	1,0 điểm
b. Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau: 2,0 điểm
	- Phép điệp ngữ, liệt kê. (0,5)
	- Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. (0,5)
	+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...(0,5)
	+ Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ...(0,5)
Câu 2 (2điểm): Chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm:
	a. Năm 1951, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.
	b. Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898.
	c. Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ.
	d. Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố.
Câu 3 (5điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ.
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:
* Giải thích từ ngữ, nghệ thuật:
- Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ...
- Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác...
- Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính bản thân mình.
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng. Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh.
- Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội.
- Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác.
* Những hành động cụ thể:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước.
 Liên hệ, giáo dục bản thân...
C. Biểu điểm chấm:
- Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả.
- Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá.
- Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
----------------Hết-----------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2012_2013_ph.doc
Giáo án liên quan