Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

 a. Đoạn văn trên nằm ở văn bản nào? của ai?

 b. Đoạn Văn bản miêu tả cảnh gì? Qua cách miêu tả đó giúp em hình dung về cảnh sắc của khúc sông nơi đây như thế nào?

Câu 2 (3 điểm)

 a. So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?

 b. Phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây là gì? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ ấy?

 “ Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

 Tình cờ chú cháu

 Gặp nhau Hàng Bè”

 ( Tố Hữu, Lượm)

Câu 3 (5 điểm)

 Hãy tả lại hình ảnh một người bạn của em đang lao động vệ sinh, chăm sóc cây trên sân trường (quét sân, nhặt rác, nhổ cỏ, tưới cây )

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012– 2013 
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6
 Thời gian làm bài 90 phút
Đề bài gồm 01 trang 
Câu 1 (2 điểm)
	 Cho đoạn văn sau:
	“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
 	a. Đoạn văn trên nằm ở văn bản nào? của ai? 
 	b. Đoạn Văn bản miêu tả cảnh gì? Qua cách miêu tả đó giúp em hình dung về cảnh sắc của khúc sông nơi đây như thế nào?
Câu 2 (3 điểm)
	a. So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
	b. Phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây là gì? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ ấy?
 “ Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
 Tình cờ chú cháu
 Gặp nhau Hàng Bè”
 ( Tố Hữu, Lượm)
Câu 3 (5 điểm)
	Hãy tả lại hình ảnh một người bạn của em đang lao động vệ sinh, chăm sóc cây trên sân trường (quét sân, nhặt rác, nhổ cỏ, tưới cây) 
________________Hết_________________
Họ tên thí sinh:Số báo danh:......
Chữ kí giám thị 1: ............Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
NĂM HOC: 2012 - 2013
Đáp án gồm 02 trang
Câu 1: (2 điểm)
- HS viết được các ý sau:
+ Đoạn văn nằm trong văn bản: Vượt thác (0,5điểm)
+ Tác giả: Võ Quảng (0,5điểm)
+ Đoạn văn bản miêu tả cảnh Dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác đầy khó khăn, thử thách.(0,5điểm) 
+ Qua cách miêu tả đó giúp em hình dung về cảnh sắc của khúc sông nơi đây có nhiều thác dữ, thử thách sức mạnh của con người.(0,5điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a. HS chỉ ra sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ: (1,0 điểm)
- Giống nhau: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Khác nhau: (1,0 điểm)
+ Ẩn dụ: mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, khái niệm dùng để gọi tên cho nhau có nét tương đồng.
+ Hoán dụ: mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, khái niệm dùng để gọi tên cho nhau có nét gần gũi.
b. (1,0 điểm)
- Phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: Hoán dụ 
- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau thương mà chiến tranh gây ra cho con người, mà cụ thể ở đây là nhân dân xứ Huế.
Câu 3:(5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức
- Kiểu bài : tả người trong hoạt động. 
- Bố cục bài viết: đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- Vận dụng limh hoạt, hợp lý các phương pháp miêu tả.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
- Trình bày sạch đẹp.
2. Yêu cầu về nội dung: 
HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau, song bài viết cần tả được theo trình tự sau:
- Giới thiệu được buổi lao động và hình ảnh người bạn, tả được hình ảnh người bạn trong công việc lao động theo trình tự hợp lí.
+ Bài phải tả được trang phục, hình dáng, hành động, cử chỉ, thái độ đối với công việc khi lao động
+ Hình ảnh bạn lúc quét dọn sân trường.
+ Hình ảnh bạn nhổ cỏ, bắt sâu cho cây, cho hoa...
+ Hình ảnh bạn tuới cây
- Bộc lộ tình cảm yêu mến bạn...
3.Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 5: đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên, văn viết sâu sắc, sáng tạo trong cách viết câu, trong cách diễn đạt, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm 4: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá trôi chảy, còn mắc một vài lỗi.
- Điểm 3: nội dung bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên song ý tứ chưa sâu, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2: nội dung bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1: Bài viết thiếu ý hoặc thiếu bố cục, nội dung bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, không đúng kiểu bài.
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt thang điểm trên để cho các điểm khác, có thể cho điểm lẻ đến 0,5 điểm.
Hết

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2012_2013_ph.doc