Đề kiểm tra học kỳ II môn: hóa khối: 9
1/Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch H2SO4 vào một ống nghiệm chứa dung dịch NaHCO3:
A/ Không có hiện tượng gì.
B/ Tạo kết tủa trắng trong ống nghiệm.
C/ Có khí không màu thoát ra.
D/ Có khí không màu đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.
Trường THCS TAÂN PHUÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II GV: ÑOÃ THÒ THU THUÛY Môn: Hóa Khối: 9 ĐỀ: I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm ) Hãy khoanh tròn vào một trong chữ cái A,B,C,D đứng trước câu chọn đúng: 1/Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch H2SO4 vào một ống nghiệm chứa dung dịch NaHCO3: A/ Không có hiện tượng gì. B/ Tạo kết tủa trắng trong ống nghiệm. C/ Có khí không màu thoát ra. D/ Có khí không màu đồng thời xuất hiện kết tủa trắng. 2/ Những hidro cacbon nào sau đây trong phân tử vừa có liên kết đơn, vừa có liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon: A/ Etylen B/ Ben zen C/ Me tan D/ Axetylen 3/ Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử của etylen so với axetylen là về: A/ Hóa trị của nguyên tố cacbon. B/ Liên kết giữa nguyên tố cacbon với hidro. C/ Hóa trị của nguyên tố hidro. D/ Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon. 4/ Phương pháp hóa nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etylen lẫn trong khí metan: A/ Dẫn hỗn khí đi qua dung dịch brom dư. B/ Đốt cháy hỗn hợp trong không khí. C/ Dẫn hỗn hơp khí đi qua nước vôi trong dư. D/ Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước. 5/ Chất nào sau đây vừa tham gia được phản ứng thế, vừa tham gia được phản ứng cộng: A/ Me tan B/ Ben zen C/ Etylen D/ Axetylen 6/ Số công thức cấu tạo có thể ứng với công thức phân tử C4H10 là: A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 7/ Có thể phân biệt rượu etylic và ben zen bằng cách nào sau đây: A/ Dùng nước. B/ Dùng Natri. C/ Đốt cháy mỗi chất D/ Tất cả đều đúng. 8/ Một chai rượu ghi 25o có nghĩa là: A/ Cứ 100 gam dung dịch rượu có 25 gam rượu nguyên chất. B/ Cứ 100 gam dung dịch rượu có 25 ml rượu nguyên chất. C/ Cứ 100 ml dung dịch rượu có 25 ml rượu nguyên chất. D/ Cứ 100 ml nước có 25 ml rượu nguyên chất. 9/ Với lượng Natri như nhau, tiến hành hai thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1: Cho Natri vào rượu Etylic nguyên chất. Thí nghiệm 2: Cho Natri vào rượu Etylic 45o. ( Lượng rượu lấy sao cho Natri phản ứng hết. ) A/ Luợng H2 thoát ra ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 bằng nhau. B/ Luợng H2 thoát ra ở thí nghiệm 1 nhiều hơn thí nghiệm 2 bằng nhau. C/ Luợng H2 thoát ra ở thí nghiệm 1 ít hơn thí nghiệm 2 bằng nhau. D/ Không xác định được vì không biết thể tích của mỗi loại rượu. 10/ Giấm ăn là dung dịch Axit Axetic có nồng độ : A/ 10 – 20% B/ 20 – 25% C/ 2 – 5% D/ Kết quả khác. 11/ Có ba chứa các dung dịch sau : Rượu etylic, glucozơ, axit axetic. Có thể dùng các thuốc thử nào sau đây để phân biệt : A/ Giấy quỳ tím và natri. B/ Natri và dung dịch AgNO3/NH3. C/ Giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3. D/ Tất cả đều được. 12/ Để tẩy sạch vết dầu mỡ hoặc chất béo dính vào quần áo, ta có thể dùng chất nào sau đây : A/ Nước. B/ Dầu hỏa. C/ Dung dịch nước clo. D/ Rượu etylic. II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm ) 1/ Trình bày tính chất hóa học của rượu etylic. Viết các phương trình hóa học minh họa. (1,5 đ). 2/ Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etylen đi qua nước brom dư thấy có 4 gam brôm tham gia phản ứng. a/ Viết phương trình hóa học. b/ Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. ******************************************* ĐÁP ÁN HÓA 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm ) Mỗi câu 0,5 điểm. 1.C ; 2.B ; 3.D ; 4.A ; 5.B ; 6.B ; 7.D ; 8.C ; 9.A ; 10.C ; 11.C ; 12.B II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm ) 1/ Nêu đúng mỗi tính chất và viết phương trình hóa học minh họa. ( 0,5 điểm ) 2/ a/ Viết đúng PTHH: 0,5điểm. b/ Tính nBr: 0,25 điểm. Tính nCH: 0,25 điểm. Tính V CH: 0,5điểm. Tính % V CH: 0,75điểm. Tính %VCH: 0,25 điểm.
File đính kèm:
- HO-9-KD.doc